CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU
2.2. Quy trình nghiên cứu đề tài
Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu - Xác định tên đề tài nghiên cứu.
- Lý do chọn đề tài nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu. - Câu hỏi nghiên cứu.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Kết cấu của luận văn.
Phần tổng quan nghiên cứu: nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo của các tác giả nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách xã, phƣờng, thị trấn từ thƣ viện quốc gia, thƣ viện các trƣờng đại học, mạng internet...
Phần cơ sở lý luận: Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết liên quan đến công tác quản lý ngân sách xã, phƣờng, thị trấn từ các giáo trình, bài báo, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, mạng internet....
Đọc các tài liệu để thu thập, ghi chép, lƣu trữ lại những thông tin có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu, sắp xếp các dữ liệu đã thu thâp đƣợc cho khoa học, theo từng nội dung cụ thể.
Bƣớc 3: Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu sơ bộ
Đề cƣơng nghiên cứu gồm những nội dung sau: - Đặt vấn đề.
- Trình bày khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu liên quan. - Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu.
- Trình bày cấu trúc dự kiến của luận văn bao gồm các chƣơng, mục.
- Kế hoạch thực hiện luận văn: Các bƣớc tiếp theo cần thực hiện và thời gian thực hiện.
- Tài liệu tham khảo: Là những tài liệu đã sử dụng để xây dựng đề cƣơng nghiên cứu và những tài liệu sử dụng tham khảo trực tiếp theo trong quá trình nghiên cứu. - Phụ lục (nếu có).
Sau khi đề cƣơng nghiên cứu sơ bộ đƣợc thông qua, tiến hành làm tiếp các bƣớc nghiên cứu theo kế hoạch đã vạch ra.
Bƣớc 4: Thu thập dữ liệu
Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp để thu thập thông tin, tài liệu cho đề tài nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Tự quan sát tình hình quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua và ghi chép lại. Đồng thời so sánh những gì quan sát đƣợc ở
thời điểm hiện tại và quá khứ, gắn với những thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, từ đó đƣa ra những phán đoán, suy luận của mình. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp giúp đem lại những hình ảnh cụ thể xác thực và những dấu hiệu cần thiết để tiến tới việc tiến hành kiểm tra lại những gì quan sát đƣợc nhằm thẩm định bản chất của sự việc.
- Dữ liệu thứ cấp: Đƣợc thu thập từ các nguồn nhƣ báo cáo hoạt động thu chi ngân sách của huyện các năm từ 2015-2017. Đây là nguồn thông tin có tính khả dụng cao, có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các thông tin thu thập từ các sách báo, tạp chí, truyền hình, internet, các công trình nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách xã. Sau đó tiến hành tập hợp và đánh giá kết quả thu thập thông tin, xem thông tin có thực sự liên quan, hữu ích và cần thiết cho quá trình nghiên cứu không để tiếp tục tiến hành phân tích, xử lý thông tin, đánh giá những mặt đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế, đề xuất giải pháp, kiến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả và ổn định công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Bƣớc 5: Phân tích dữ liệu
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh, thực hiện phân tích dữ liệu để thấy đƣợc thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Bƣớc 6: Giải thích kết quả và viết luận văn cuối cùng
Luận văn phải nêu bật đƣợc: - Vấn đề nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và lý thuyết của vấn đề. - Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Kết quả phân tích và giải thích số liệu. - Kết luận, đề xuất giải pháp.