Cơ sở lý luận về quản lý Ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)

1.4.1. Khái niệm về quản lý Ngân sách xã

Nhƣ chúng ta đã biết, Ngân sách xã là một cấp Ngân sách, là một bộ phận của chính quyền cơ sở trong hệ thống Nhà nƣớc pháp quyền. Ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trực tiếp quản lý, thực hiện và Hội đồng nhân dân xã quyết định, giám sát thực hiện.

Ngân sách xã là một cấp của hệ thống NSNN, chính vì vậy, việc quản lý NSX chính là quản lý NSNN, nó tuân thủ đầy đủ chu trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NS.

Ngân sách xã đƣợc xây dựng bằng các nguồn thu đƣợc phân cấp và các khoản chi đƣợc giao để thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã theo quy định của luật pháp.

Quản lý NSX là một hoạt động quản lý kinh tế, đó là việc quản lý toàn bộ các hoạt động về thu, chi Ngân sách của chính quyền xã. Vấn đề đặt ra là việc quản lý thực hiện nhƣ thế nào cho phù hợp và đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

1.4.2. Mục tiêu của quản l‎ý ngân sách xã

Thứ nhất: Đó là phải khai thác triệt để, huy động, tập hợp đƣợc toàn bộ các nguồn thu theo quy định vào Ngân sách; Phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu các khoản phát sinh kịp thời vào Ngân sách.

Thứ hai: Các khoản chi phải chi đúng đối tƣợng, đúng mục đích, đúng định mức tiêu chuẩn quy định, phải đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc, phải đƣợc kiểm tra kiểm soát một cách chặt chẽ.

Thứ ba: Các hoạt động, nghiệp vụ phát sinh phải đƣợc hạch toán, ghi chép theo đúng chế độ kế toán quy định, và phải đảm bảo cân đối NS. Từ đó đƣa hệ thống Tài chính NSX ổn định, vững chắc, đảm bảo thực hiện đƣợc các chức năng nhiệm vụ của chính quyền Nhà nƣớc cấp xã.

1.4.3. Nguyên tắc trong quản lý Ngân sách xã

Thứ nhất - Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là một nguyên tắc quan trọng trong quá trình quản lý NSX. NSX là một cấp NSNN hoạt động độc lập, tự chủ nhƣng chịu sự chi phối của Ngân sách cấp trên và trên cơ sở quản lý thống nhất trong hệ thống NSNN bằng luật pháp. Quyền lực Nhà nƣớc đƣợc thể hiện thông qua việc quyết định NSNN của Quốc hội, HĐND các cấp.

Thứ hai - NSX đƣợc quản lý bằng hệ thống hành chính Nhà nƣớc: Thông qua công cụ hành chính áp đặt việc thực hiện một cách đơn thƣơng đến các đối tƣợng điều chỉnh, việc quản lý đƣợc cụ thể bằng các văn bản, bằng Luật pháp.

Thứ ba - NSX phải đƣợc quản lý công khai, minh bạch: Mọi hoạt động thu, chi của NSX phải đƣợc thông qua HĐND xã quyết định, giám sát thực hiện; NSX phải đƣợc công khai trong quần chúng nhân dân, phải đƣợc nhân dân kiểm tra, giám sát.

1.4.4. Bộ máy quản lý Ngân sách xã

NSX đƣợc quản lý trực tiếp bởi một Ban Tài chính xã, có thể khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kế toán và tài chính cấp xã thể hiện trên sơ đồ sau:

UBND xã

Sơ đồ1.1: Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính - Kế toán ngân sách xã

Nguồn: Tài liệu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã của phòng Tài chính – Kế hoạch

Trong đó:

- Ban Tài chính là một bộ phận của UBND xã, đƣợc giao trách nhiệm quản lý toàn bộ vấn đề về tài chính và ngân sách của xã.

- Trƣởng ban: Là thành viên UBND xã phụ trách công tác tài chính (Có thể là chủ tịch UBND xã kiêm trƣởng ban) có nhiệm vụ giúp UBND quản lý về công tác Tài chính.

- Kế toán: Là ngƣời có chuyên môn nghiệp vụ về công tác Tài chính - Kế toán giúp trƣởng ban Tài chính quản lý hoạt động thu, chi tài chính của xã.

- Thủ quỹ: Là ngƣời trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)