Mở rộng danh mục sản phẩm huy động vốn của Coop-bank –CN Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 58 - 68)

3.1 .5Kết quả kinh doanh của Chi nhánh

3.2 Thực trạng mở rộng hoạt động huy động vốn của Coop-bank –CN Thanh Hóa

3.2.1 Mở rộng danh mục sản phẩm huy động vốn của Coop-bank –CN Thanh Hóa

Để tạo lập nguồn vốn, Coop-bank cũng nhƣ các NHTM khác sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau nhƣ nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn uỷ thác đầu tƣ... Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Coop-bank và các NHTM là huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng Coop- bank đang cung cấp cho khách hàng nhƣ sau:

3.2.1.1. Tiền gửi thanh toán

Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đƣợc thiết kế dành cho đối tƣợng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Coop-bank để thực hiện nhu cầu thanh toán, chi tiêu.Khách hàng chỉ có thể mở tài khoản thanh toán bằng VNĐ.Khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất không kỳ hạn và không có thời hạn cho tiền gửi thanh toán.TGTT giúp tiền của KH an toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữ bằng tiền mặt.

Tuy nhiên tại Coop-bank việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua các dịch vụ hiện đại nhƣ tra cứu trên điện thoại và mạng internet là chƣa có. Chƣa có phần mềm hạch toán hiện đại, các cây ATM nên khách hàng chƣa thể gửi, rút tiền nhiều nơi trên toàn hệ thống Coop-bank.

Hiện tại Coop-bank đã phát hành thẻ ghi nợ nội địa có tên là “Bông lúa vàng”tuy nhiên hiện tại thẻ này chỉ dùng cho 2 đối tƣợng sau (chƣa áp dụng rộng rãi với các khách hàng):

+Một là các nhân viên của Coop-bank để trả lƣơng vào tài khoản và rút tiền lƣơng từ POS tại Coop bank .

+Hai là các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở dùng để chuyển tiền và rút tiền tại các POS tại Coop-bank.

Đây cũng là hạn chế trong công tác huy động tiền nhàn rỗi của các đối tƣợng

3.2.1.2 Huy động qua tiền gửi tiết kiệm của KH là cá nhân, tổ chức:

Đây là hình thức huy động chủ yếu của Coop-bank, gồm TGTK không kỳ hạn và có kỳ hạn.

TGTK không kỳ hạn: Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục. Ngƣời gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho ngƣời thứ ba.Do đó lãi suất của loại TGTK này rất thấp.

Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng nhận lãi định kỳ vào cuối kỳ tùy theo thời hạn ghi trên sổ tiết kiệm loại 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 tháng, KH chỉ đƣợc tất toán tại điểm giao dịch mà KH lập sổ tiết kiệm,chứ không đƣợc tất toán tại các điểm giao dịch của Coop-bank trong toàn tỉnh. Khi đến hạn mà khách hàng không tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển lãi nhập gốc sang một kỳ hạn tiết kiệm mới bằng kỳ hạn ban đầu.

Ngoài ra, tuỳ vào từng thời kỳ của thị trƣờng hoặc nhân dịp lễ, Tết nguyên đán Coop-bank đã khởi động những chƣơng trình tiết kiệm khác nhau nhƣ: Gửi tiết kiệm trúng thƣởng ... với những loại lãi suất khác nhau.

*Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư

Tiền gửi của dân cƣ là khối lƣợng tiền nhàn rỗi của ngƣời dân gửi vào ngân hàng để hƣởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tƣơng lai. Tiền gửi của dân cƣ chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn

chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tƣ. Khác với doanh nghiệp, sự tăng giảm của thị trƣờng huy động vốn đối với dân cƣ bị chi phối chủ yếu bởi hai yếu tố: thu nhập và tâm lý. Yếu tố thu nhập quyết định khối lƣợng vốn tiềm năng mà ngân hàng có thể thu hút đƣợc. Yếu tố này chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi chính sách lãi suất. Thời gian qua Ngân hàng Hợp tác- Chi nhánh Thanh Hoá đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hút nguồn vốn tiềm năng này bằng cách liên tục điều chỉnh lãi suất và thực hiện các đợt huy động tiết kiệm đặc biệt, khuyến mại, tặng quà cho khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố thu nhập không phải lúc nào cũng có tác động hoàn toàn đến quyết định gửi tiền của khách hàng nhất là khi mà hiện nay ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng lãi suất trần 14%. Ví dụ minh họa cho giả thiết này là trong nhiều thời điểm, lãi suất của Ngân hàng Hợp tác- Chi nhánh Thanh Hoá thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nhƣng vẫn đƣợc khách hàng lựa chọn. Nhƣ vậy, bên cạnh yếu tố lãi suất còn có yếu tố tâm lý, thị hiếu của dân cƣ ảnh hƣởng đến biến động của nguồn vốn cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn. Liên quan đến yếu tố tâm lý của khách hàng là các vấn đề thuộc về bản thân ngân hàng nhƣ uy tín, cơ sở vật chất, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, chất lƣợng dịch vụ,…Nhƣ vậy, để thu hút đƣợc khối lƣợng vốn lớn từ khách hàng các nhân thì ngoài việc giữ đƣợc lãi suất cạnh tranh, Ngân hàng Hợp tác Thanh Hoá cần phải chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và xây dựng thƣơng hiệu Ngân hàng Hợp tác vững mạnh. Đó chính là giá trị vô hình mà hầu hết tất cả các ngân hàng đang hƣớng đến, và dần sẽ trở thành yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng khi mà cuộc đua lãi suất nào rồi cũng có điểm dừng.

*Tiền gửi thanh toán của cá nhân và các tổ chức kinh tế

Đây là hình thức huy động vốn bắt nguồn từ chức năng thanh toán của Ngân hàng Hợp tác- Chi nhánh Thanh Hóa. Các hình thức tiền gửi thanh toán mà Ngân hàng Hợp tác- CN Thanh Hóa đang thực hiện hiện nay bao gồm:

- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn). - Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế.

Ngân hàng Hợp tác CN Thanh Hóa rất coi trọng nguồn tiền gửi thanh toán của cá nhân và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là tiền gửi thanh toán của các doanh

nghiệp lớn. Bởi vì các doanh nghiệp lớn thƣờng phát sinh các khoản thanh toán lớn nhƣ: thanh toán tiền mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu; thanh toán lƣơng cho cán bộ công nhân viên; thanh toán tiền thuế, điện nƣớc hàng tháng…Do vậy các doanh nghiệp này thƣờng có số dƣ lớn trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Và ngân hàng sẽ thu hút đƣợc số tiền gửi này. Mặt khác, các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp làm ăn có lãi, có hiệu quả, lợi nhuận cao. Do vậy họ thƣờng trích một phần lợi nhuận để thành lập ra các quỹ, nhƣ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi,…Thông thƣờng họ sẽ gửi tại ngân hàng dƣới hình thức sổ tiết kiệm có kỳ hạn do cá nhân đứng tên hoặc Hợp đồng tiền gửi của tổ chức kinh tế. Điều này làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.Hơn nữa, nguồn chi phí mà ngân hàng bỏ ra để thu hút lƣợng tiền gửi thanh toán này lại rất thấp, chỉ có khoảng 1-2%/năm. Do đó, càng thu hút đƣợc số lƣợng lớn các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thì ngân hàng càng tăng đƣợc số vốn huy động với chi phí bỏ ra thấp. Và từ hoạt động thu hút tiền gửi này thì ngân hàng có vốn để mở rộng hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác.

3.2.1.3.Tiền gửi điều hòa của các Quỹ cơ sở

Một trong những chức năng rất quan trọng của Ngân hàng Hợp tác xã nhằm giữ cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, vững chắc đó là thực hiện điều hòa vốn trong hệ thống. Để thực hiện chức năng này, Ngân hàng Hợp tác xã nhận tiền gửi từ các QTDND thành viên thừa vốn và cho vay các QTDND thành viên thiếu vốn với cơ chế điều hòa vốn linh hoạt, lãi suất điều hòa phù hợp, hợp lý; qua đó tạo thành một vòng tuần hoàn vốn khép kín trong hệ thống, phát huy đƣợc sức mạnh của toàn thành viên cũng nhƣ của cả hệ thống QTDND. Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Thanh Hóa nhận tiền gửi điều hòa từ 69 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành. Theo quy chế này, vốn nhàn rỗi của QTDND phải gửi vào tài khoản tiền gửi điều hòa vốn tại Ngân hàng Hợp tác và đƣợc duy trì ở một mức tối thiểu theo tỷ lệ so với số tiền gửi huy động do Đại hội thành viên Ngân hàng Hợp tác quy định. Cụ thể: Đối với QTDND cơ sở mới thành lập dƣới 2 năm thì tổng số vốn điều hòa

và các khoản vay khác đảm bảo không vƣợt quá 70% tổng dƣ nợ hữu hiệu của QTDND cơ sở. Đối với những QTDND cơ sở đã có thời gian hoạt động trên 2 năm mức vốn điều hòa và cho vay không vƣợt quá 50%/ tổng dƣ nợ hữu hiệu của QTDND cơ sở.

Các hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng Hợp tác- Chi nhánh Thanh Hóa đối với các Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi duy trì tối thiểu và các hình thức nhận tiền gửi khác. Để thực hiện đƣợc chức năng gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác- Chi nhánh Thanh Hóa, các QTDND trên địa bàn phải mở tài khoản giao dịch, cụ thể nhƣ sau:

- Tài khoản tiền gửi thanh toán: là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của QTDND mở tại Ngân hàng Hợp tác để sử dụng các dịch vụ thanh toán do Ngân hàng Hợp tác cung ứng.

- Tài khoản tiền gửi điều hòa có kỳ hạn: là tài khoản do Ngân hàng Hợp tác mở cho QTDND để hạch toán các khoản tiền gửi theo các kỳ hạn của Ngân hàng Hợp tác. Lãi suất tiền gửi điều hòa do Ngân hàng Hợp tác ấn định nhƣng không thấp hơn mức lãi suất Ngân hàng Hợp tác huy động của dân cƣ cùng loại trong cùng một thời kỳ.

- Tài khoản tiền gửi duy trì tối thiểu: QTDND phải duy trì số dƣ trên tài khoản tiền gửi duy trì tối thiểu tại Ngân hàng Hợp tác tính theo công thức sau:

G = H * k

Trong đó: G: là số tiền phải duy trì tối thiểu của quý kế hoạch

H: là số dƣ tiền gửi huy động (bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn) bình quân của quý trƣớc quý kế hoạch tại QTDND.

k: là tỷ lệ phần trăm do Đại hội thành viên Ngân hàng Hợp tác quy định. (Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, 2013)

Tiền gửi điều hòa từ các QTDND chủ yếu là tiền gửi điều hòa có kỳ hạn. Nguồn tiền gửi này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động tuy nhiên đó là nguồn vốn hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Thanh Hóa.

3.2.1.4.Các hình thức huy động vốn khác

Hiện nay, cũng nhƣ nhiều ngân hàng khác Coop-bank CN TH cũng thực hiện huy động qua vốn vay từ NHNN, các TCTD khác. Tuy nhiên, các hình thức này có chi phí huy động khá cao nên nguồn này đƣợc huy động rất hạn chế và không thƣờng xuyên.Coop-bank CN TH chủ yếu huy động vốn tiền gửi của KH và nhận các nguồn vốn tài trợ của Chính phủ nhƣ RDF,JIBIC,JICA...với lãi suất thấp,ƣu đãi.

3.2.2.Mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Coop-bank CN Thanh Hóa

Trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn từ đầunăm 2013 đến nay cùng với sự xuất hiện của nhiều NHTMCP ngoài quốc doanh với lãi suất huy động cao và các dịch vụ rất phong phú.Tuy nhiên kết quả huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân TW CN Thanh Hóa,nay là Coop-bank chi nhánh Thanh Hóa qua những năm qua đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu và vị trí của mình trong lòng ngƣời dân địa phƣơng. Kết quả cụ thể qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016 so của Coop – bank CN Thanh Hóa nhƣ sau:

*Qui mô huy động vốn

Đối với công tác huy động vốn, Coop-bank chi nhánh Thanh Hóa xác định công tác nguồn vốn có tầm quan trọng đặc biệt; việc tăng trƣởng nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc mở rộng quy mô, khả năng phát triển và sự an toàn của hệ thống. Vì vậy, thời gian qua Chi nhánh đã chủ động điều hành lãi suất linh hoạt trong giới hạn cho phép; đa dạng các loại kỳ hạn, tăng cƣờng tuyên truyền quảng cáo để khơi tăng nguồn vốn phục vụ cho vay trong và ngoài hệ thống. Qui mô huy động vốn của chi nhánh năm 2014 là 1.574 tỷ đồng đến năm 2016 là 2113 tỷ đồng. Nhƣ vậy quy mô huy động vốn của Coop-bank chi nhánh Thanh Hóa liên tục tăng lên trong giai đoạn 2013-2016.

Bảng 3.4 Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của Co-opBank CN Thanh Hóa (Đơn vị tính: tỷ VNĐđồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng trƣởng 2014/ 2013 (%) Tăng trƣởng 2015/ 2014 (%) Tăng trƣởng 2016/ 2015 (%)

I. Phân theo đối tƣợng 1.574 1.894 1.994 2.113 20,33 5,28 5,97

A Huy động tại chỗ 837 841 815 874 0,48 -3,09 7,24

1. Tiền gửi điều hoà 54 218 307 410 303,70 40,83 33,55 2. Tiền gửi tiết kiệm 677 567 482 429 -16,25 -14,99 -11,00 3. Tiền gửi TCKT, CN 106 56 26 35 -47,17 -53,57 34,62

B. Nguồn dự án và

điều chuyển 737 1.053 1.179 1.239 42.88 11,97 5,09

II. Phân theo kỳ hạn 1.574 1.894 1.994 2.113 20.33 5,28 5,97 1. Ngắn hạn (<=12 tháng) 993 1.261 1.361 1.529 26,99 7,93 12,34 2. Dài hạn (>12 tháng) 581 633 633 584 8,95 0,00 -7,74

(Nguồn:Báo cáo tăng trưởng vốn- Phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân) *Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Tổng vốn huy động của Chi nhánh trong giai đoạn qua tăng trƣởng qua các năm. Năm 2014 tổng vốn huy động là 1.196 tỷ tăng 25% so với năm 2013. Năm 2013 lên mức 1.574 tỷ tƣơng đƣơng 32%so với năm trƣớc, năm 2014 tăng 20% lên mức 1.894 tỷ đồng. Mặc dù tổng vốn huy động của Ngân hàng tăng nhƣng tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm.

Hình 3.2 : Biểu đồ tăng trƣởng vốn huy động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2016

.000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

*Thị phần huy động vốn

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tính tới năm 2016 có gần 30 ngân hàng lớn nhỏ hoạt động, trong đó mạnh nhất là các ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV và các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác. Năm 2016, thị phần vốn lớn nhất là ngân hàng Agribank chiếm gần 40%, Vietinbank chiếm gần 10% thị phần vốn. Trong khi NH hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá là một ngân hàng nhỏ, vốn huy động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên Coo.bank Thanh Hóa không ngừng phát triển và mở rộng quy mô điều này đƣợc thể hiện qua việc tôc độ huy động vốn luôn dƣơng và đạt trên 20% trong giai đoạn 2013-2016.

Bảng 3.5: Thị phần huy động vốn của một số ngân hàng trên địa bàn Thanh Hoá 2013– 2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

NH hợp tác - CN tỉnh Thanh Hoá 2,6% 2,7% 2,5% 1,8% Vietcombank - CN Tỉnh Thanh Hoá 1,8% 1,3% 2,5% 1,6% Vietinbank- CN Tỉnh Thanh Hoá 9,2% 9,4% 7,5% 8,5%

BIDV Thanh Hoá 5,0% 5,5% 4,4% 4,8%

Agribank- CN Tỉnh Thanh Hoá 36,5% 38,5% 38,8% 36,6%

MB- CN Tỉnh Thanh Hoá 2,4% 2,4% 4,6% 2,2%

Ngân hàng khác 41,5% 40,2% 39,7% 44,5%

(Nguồn: Phòng Thanh tra giám sát NHNN Tỉnh Thanh Hoá)) *Tăng trưởng huy động vốn theo từng nguồn vốn

Qua các chỉ số huy động nhƣ trên có thể thấy quy mô và tốc độ huy động vốn của Coop-bank CNTH tăng dần đều qua các năm. Điều này một phần khẳng định khả năng huy động vốn của Coop-bank CNTH thông qua chính sách đúng đắn của ngân hàng trong những năm vừa qua.

Với quy mô nguồn vốn huy động nhƣ trên, chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn của Coop- bank CNTH . Tuy nhiên, mỗi nguồn vốn có một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 58 - 68)