Kinh nghiệm huy động vốn của các NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 37 - 42)

1 .3Mở rộng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại

1.4. Kinh nghiệm huy động vốn của các NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm

1.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng nước ngoài

1.4.1.1. Kinh nghiệm ở Cộng hoà liên bang Đức

Cộng hoà liên bang Đức là cái nôi của phong trào Hợp tác xã tín dụng (nay đƣợc gọi là Ngân hàng Hợp tác xã), năm 1854 các Hợp tác xã tín dụng đầu tiên đƣợc thành lập nhằm huy động vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống cho những ngƣời lao động, các Hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Quá trình phát triển cho đến năm 2002 toàn cộng hòa liên bang Đức có khoảng 1.700 Ngân hàng Hợp tác xã cơ sở, một Ngân hàng Hợp tác xã khu vực và một Ngân hàng Hợp tác xã Trung ƣơng. Tính chất hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã cơ sở ở cộng hoà liên bang Đức cũng nhƣ QTDND cơ sở Canada. Mục tiêu là huy động vốn, cho vay tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các khu vực. Hoạt

động của Ngân hàng Hợp tác xã ở Đức cũng bao gồm 2 bộ phận, đó là: bộ phận trực tiếp hoạt động kinh doanh phục vụ thành viên tức là huy động vốn và cho vay và bộ phận tổ chức liên kết phát triển hệ thống (Nguyễn Thế Phƣơng, 2013).

Kết quả hoạt động hơn 100 năm của 2 ngân hàng HTX đầu mối, 1.738 ngân hàng HTX cơ sở, 13.474 điểm giao dịch; với tổng số 186.900 cán bộ nhân viên làm việc, 17 triệu thành viên, phục vụ trên 30 triệu khách hàng... là những con số ấn tƣợng khi nói về Ngân hàng HTX tại CHLB Đức. Các Ngân hàng HTX tại các khu đô thị thƣờng lấy tên là Ngân hàng Nhân dân, còn tại các vùng nông thôn đều mang tên Ngân hàng Raiffeisen (Raiffeisen Bank), tên ngƣời Đức đầu tiên hình thành mô hình HTX tại nƣớc Đức (Nguyễn Thế Phƣơng, 2013).

Điển hình là ngân hàng HTX Bad Gogging (bang Bavaria) với tuổi đời 101 năm. Trong suốt quãng thời gian qua, cũng nhƣ các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, ngân hàng HTX Bad Gogging đã trải qua những cung bậc thăng, trầm theo dòng lịch sử, nhƣng vẫn đứng vững và cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng thƣơng mại khác và phát triển ngày càng lớn mạnh. Các Ngân hàng HTX Đức đƣợc coi nhƣ yếu tố tạo nên sự bền vững cho hệ thống ngân hàng, tài chính của nƣớc Đức.

Hiện nay, với quy mô hoạt động trên bán kính 30km với 102 cán bộ, có 13 chi nhánh, đƣợc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quản lý điều hành, Ngân hàng HTX Bad Gogging luôn khẳng định uy tín với khách hàng, cụ thể biểu thị qua các con số sau: dƣ nợ tín dụng 250 triệu euro, 1,5 triệu nợ quá hạn nhƣng đã có quỹ dự phòng, quản lý tài sản ủy thác 833 triệu euro, ngân hàng có 7 cửa hàng bán các sản phẩm dịch vụ phi ngân hàng và mang về doanh số 35 triệu euro, thị phần so với ngân hàng thƣơng mại tại khu vực Ngân hàng HTX đang hoạt động là 50%. Có làng chỉ có chi nhánh Ngân hàng HTX thì thị phần là 100% (Nguyễn Thế Phƣơng, 2013).

Sở dĩ ngân hàng HTX Bad Gogging có đƣợc những con số ấn tƣợng trên là do loại hình kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, tính đến năm 1965, ngân hàng HTX Bad Gogging chỉ kinh doanh tín dụng ngân hàng, sau đó ngân hàng kinh doanh thêm các dịch vụ phi ngân hàng khác để phân tán rủi ro. Năm 1995, Ngân hàng hợp

tác với Hiệp hội HTX bang Bavaria và 4 ngân hàng HTX khác để lập ra công ty con chuyên kinh doanh dịch vụ phi tín dụng.

Mặt khác, Ngân hàng luôn chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng với hệ thống chi nhánh dày đặc, khoảng cách 3 - 4km một chi nhánh để thực hiện mục tiêu gần dân, gần thành viên để phục vụ, nên luôn tạo cho khách hàng sự tin tƣởng tuyệt đối. Nhân viên thƣờng xuyên tiếp xúc khách hàng, thành viên trong những ngày làm việc, những ngày nghỉ phục vụ qua các cây rút tiền tự động. Nhƣ vậy, chi phí cho hệ thống là lớn sẽ ảnh hƣởng đến chênh lệch lãi suất, nhƣng ngân hàng chấp nhận để luôn khẳng định uy tín và thƣơng hiệu cho doanh nghiệp HTX của mình. Do có uy tín nhƣ vậy mà việc huy động vốn vẫn tăng mạnh trong những năm vừa qua mặc dù suy thoái kinh tế lan rộng trên toàn cầu.

Một nguyên nhân nữa là do Hiệp hội HTX có quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng HTX. Hiệp hội HTX bang, vùng luôn chú trọng đến việc đào tạo, tƣ vấn cán bộ công nhân viên về trình độ chuyên môn và các kỹ năng làm việc. Một điểm đáng chú ý là việc tƣ vấn của Hiệp hội HTX đƣợc tính phí, do vậy, HTX có quyền yêu cầu Hiệp hội làm theo nhu cầu.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ ngân hàng HTX Bad Gogging của Đức:

Đối với công tác quản lý, điều hành: sự năng động cũng nhƣ khả năng thích nghi của HTX với những điều kiện biến đổi của thị trƣờng là yếu tố quyết định; các thành viên phải hiểu đƣợc quy trình hoạt động của HTX và phải nắm rõ tại sao quy trình đó là cần thiết và phải triển khai nhƣ thế nào? (đòi hỏi về trình độ, kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt). Luôn luôn chú trọng việc học tập nâng cao trình độ cho bản thân ngƣời lãnh đạo và đội ngũ nhân viên.

Đối với các hoạt động dịch vụ cho thành viên và khách hàng: không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ thành viên, khách hàng; hoạt động của HTX trƣớc tiên là vì lợi ích của thành viên và hƣớng tới cộng đồng khách hàng bên ngoài HTX (chữ tín và phƣơng thức cung cấp dịch vụ chu đáo, thuận tiện nhất có thể).

Nhân tố dẫn đến thành công đó là: hành lang pháp lý phù hợp, ổn định; cán bộ chủ chốt đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng, công tác kiểm soát đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, bài

bản, trung thực, chất lƣợng, phát hiện kịp thời những thiếu sót, tồn tại để có hƣớng xử lý, giải quyết dứt điểm, kịp thời. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật; gắn bó với tổ chức đại diện và hỗ trợ cho mình đó là hệ thống Liên đoàn HTX (ở Việt Nam là Liên minh HTX các cấp) và vai trò quản lý của Nhà nƣớc theo pháp luật.

1.4.1.2. Kinh nghiệm từ Canada

Từ năm 1918 do khủng hoảng kinh tế ở Bắc Mỹ đã tác động mạnh đến toàn hệ thống Ngân hàng cũng nhƣ đối với các Quỹ tín dụng Canada, nhiều Quỹ tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, thậm chí mất khả năng thanh toán, đã gây mất lòng tin đối với khách hàng gửi tiền và thành viên. Trƣớc tình hình trên các Quỹ tín dụng Canada đã tập hợp thành liên đoàn theo từng vùng nhằm tăng cƣờng sự hợp tác tƣơng trợ, hỗ trợ nhau vƣợt qua những khó khăn tài chính. Đến năm 1932 khủng hoảng thị trƣờng chứng khoán ở Mỹ đã làm cho nền kinh tế Bắc Mỹ suy sụp, hoạt động của Quỹ tín dụng và liên đoàn đều bị ảnh hƣởng và đe dọa nên các liên đoàn tập hợp thành tổng liên đoàn với quy mô hoạt động lớn. Tới những năm 50 của thế kỷ 20 hệ thống Quỹ tín dụng Canada tiếp tục phát triển và lập ra các công ty dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ hoạt động của tổng liên đoàn. Những năm 60 tiếp tục thực hiện chuẩn định hóa hệ thống cơ chế hoạt động của Quỹ tín dụng, năm 1979 QTDTW Canada đƣợc thành lập, đến năm 2000 toàn hệ thống Quỹ tín dụng Canada có khoảng 1.400 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 14 liên đoàn, QTDTW, một tổng liên đoàn với hệ thống mạng lƣới hoàn chỉnh và công nghệ hiện đại, hệ thống Quỹ tín dụng Canada đƣợc đánh giá là tập đoàn tài chính mạnh đứng thứ 6 ở Canada và đứng thứ 150 trong số các tập đoàn tài chính hàng đầu trên thế giới năm 2000 (Lục Văn Trƣờng và Hà Thị Hƣơng Lan, 2014).

Thực chất QTDTW Canada thực hiện huy động và cho vay phục vụ thành viên của quỹ, ngoài ra còn thực hiện chức năng nhƣ một ngân hàng thƣơng mại. Do đó cũng có thể coi QTDTW của Canada tƣơng ứng nhƣ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ QTDTW Canada là:

- Cần có sự liên kết chặt chẽ, tƣơng trợ trong hệ thống và sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nƣớc.

- Mở rộng hệ thống quỹ bao phủ trên toàn quốc.

- Phát triển đa dạng các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Qua kinh nghiệm của Đức và Canada là những quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công mô hình ngân hàng Hợp tác xã, những bài học có thể vận dụng đối với hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất, không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ thành viên, khách hàng;

hoạt động của Ngân hàng HTX trƣớc tiên là vì lợi ích của thành viên, sau đó mới hƣớng tới cộng đồng khách hàng bên ngoài hệ thống.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng công nghệ: với ngân hàng, hệ thống công nghệ

góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống. Với số lƣợng khách hàng ngày càng nhiều và số lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ không thể phát triển đi lên đƣợc. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm đƣợc rất nhiều công việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ đƣợc giải phóng khỏi những công việc tỷ mỷ, máy móc để đầu tƣ thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng.

Thứ ba, xây dựng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống QTDND, việc hình thành

và duy trì một Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống cho QTDND cũng thể hiện tinh thần, nguyên tắc tự nguyện tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các QTDND. Chính nhờ sự hỗ trợ của Quỹ này nên một khi QTDND nào đó gặp khó khăn thì ngƣời dân và các thành viên gửi tiền vẫn hoàn toàn yên tâm, không gây tâm lý hoang mang đổ xô đến rút tiền làm cho QTDND đó càng đổ vỡ nhanh hơn và kéo theo các QTDND khác trong hệ thống.

Thứ tư, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ, nhất quán, thiết thực và

phải không ngừng bổ sung hoàn thiện cơ sở đó.

Thứ năm, không ngừng mở rộng các chi nhánh cũng nhƣ nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 37 - 42)