Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 48 - 50)

3.1.2 .Chức năng nhiệm vụ

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc cùng các phòng chức năng, và phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, góp phần tăng trƣởng về nguồn vốn, dƣ nợ và quỹ thu nhập của toàn chi nhánh. Cơ cấu bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong hoạt động huy động vốn.

Ban Giám Đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc

Giám đốc : Là ngƣời lãnh đạo cao nhất của Co.op bank Thanh Hóa, thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh theo quy định quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh và chiụ trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc và trƣớc pháp luật về hoạt động kinh doanh và các mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của chi nhánh. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ của chi nhánh để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

Tuyển dụng ký kết Hợp đồng lao động,bố trí sắp xếp đánh giá, quy hoạch, nâng lƣơng, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ Chi nhánh theo thẩm quyền.

Là chủ tịch các Hội đồng: Hội đồng thi đua khen thƣởng, Hội đồng nâng bậc lƣơng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý nợ…

Hình3.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

(Nguồn: Báo cáo Nhân sự- Phòng Hành Chính Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá)

Giúp việc cho giám đốc (GĐ) có 2 phó giám đốc (PGĐ):

Các phó giám đốc là ngƣời giúp việc cho giám đốc với nhiệm vụ là: + Chủ động tổ chức chỉ đạo những nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Tham gia ý kiến về chủ trƣơng, cơ chế chính sách định hƣớng phát triển, kế hoạch kinh doanh, những vấn đề chung thuộc lĩnh vực phụ trách và lĩnh vực khác.

+ Đề xuất những điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế quản lý, đào tạo nghiệp vụ. Tham gia về việc bố trí, sắp xếp, đánh giá, đào tạo cán bộ trong Chi nhánh.

+ Toàn quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi đƣợc ủy quyền và trong kế hoạch đã đƣợc duyệt. Có quyền bảo lƣu trƣớc Giám đốc Chi nhánh. Cụ thể tại Coopbank-CN Thanh Hóa:

Phòng Kế toán- Ngân quỹ : Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội bộ trong, ngoài bảng cân đối kế toán. Thu – chi tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, quản lý kho tiền và quỹ, tài sản thế chấp và các chứng từ có giá.

(cá nhân,DN ,Công ty,các hộ SXKD khác). Đây là phòng tập trung hoạt động chính của Ngân hàng, quyết định phần lớn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Phòng Tín dụng thành viên: là phòng tƣ vấn, cho vay trong hệ thống và chăm sóc các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Là đầu mối trung gian điều hoà vốn cho 69 Quỹ tín dụng nhân dân trong địa bàn Tỉnh đƣợc tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi để phát triển kinh tế vùng nông nghiệp, nông thôn. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc giải ngân, cho vay và mục đích sử dụng vốn đúng mục đích.

- Phòng kiểm tra nội bộ: Lập kế hoạch định kỳ và đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nộ bộ; trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn kinh doanh theo đúng quy định

Phòng Tổ chức hành chính: Là đầu mối tham mƣu, đề xuất, giúp việc giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh: phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự.

- Phòng giao dịch: Là đơn vị kinh doanh trực thuộc chi nhánh, hoạch toán báo sổ, thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhƣ: Cho vay, thu nợ, huy động vốn, chuyển tiền, bảo lãnh ... theo uỷ quyền của Giám đốc. Đƣợc sử dụng con dấu riêng trong hoạt động nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 48 - 50)