1 .3Mở rộng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng huy động vốn
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
* Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp.Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn đƣợc Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ bằng các
văn bản pháp quy. Mỗi văn bản đều có ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động của Ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn.
Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụ đắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nƣớc có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó ngân hàng thƣơng mại huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích đầu tƣ, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốn hơn vì ngƣời có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàng.
Các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại luôn phải tuân thủ. Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không đƣợc lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tuỳ theo định hƣớng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu tƣ, ƣu đãi, ƣu tiên phát triển mũi nhọn... cũng ảnh hƣởng sâu sắc tới việc huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại. Nói chung bất cứ ngân hàng thƣơng mại nào khi cần huy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.
* Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước
Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế, không riêng gì ngân hàng. Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nƣớc có tác động rất rõ. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi ngƣời dân không còn tin tƣởng. Ngƣợc lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các ngân hàng thƣơng mại huy động vốn đƣợc dễ dàng. Nhƣ Achentina năm 2002, sau khi có những vấn đề về chính trị, ngƣời dân kéo đến ngân hàng rút tiền ồ ạt làm cho cả hệ thống ngân hàng chao đảo. Và cuộc chiến Irac gần đây cũng ảnh hƣởng đến nền kinh tế thế giới trong đó có sự khó khăn về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại.
Nền kinh tế ở vào trạng thái tăng trƣởng hay suy thoái đã tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. ở tình trạng tăng trƣởng, ngƣời dân cần nhiều vốn để đầu tƣ mở rộng quy mô, trang thiết bị. Các ngân hàng phải huy động nhiều vốn và
càng có điều kiện để huy động do tích luỹ đƣợc nhiều hơn. Ngƣợc lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tƣ bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn.
* Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền
Tập quán tiêu dùng của ngƣời dân có tầm ảnh hƣởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn của ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, ngƣời dân thƣờng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động đƣợc dễ dàng hơn nhiều ở những vùng ngƣời dân thƣờng hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản... Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hoá cũng góp phần làm tăng hay giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng. ở nhiều nƣớc phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt là phổ biến, hầu nhƣ ngƣời dân nào cũng có tài khoản trong ngân hàng và ngân hàng là cái gì đó không thể thiêú trong cuộc sống. Ngƣợc lại, ở một số nƣớc, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Các tập quán tiêu dùng này khó có thể đƣợc thay đổi ngay một sớm một chiều. Do đó để mở rộng nguồn huy động, các ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách khách hàng...
Một trong những đặc tính của cộng đồng dân cƣ đó là tính lan truyền nhanh chóng. Vì vậy khi xảy ra các biểu hiện tiêu cực về chính sách hoạc về hình ảnh của ngân hàng làm suy giảm uy tín của các ngân hàng trong con mắt của ngƣời gửi tiền thì có thể dẫn tới tình trạng rút tiền hàng loạt.
Một trong những lý do nữa là ngƣời dân chƣa hiểu biết nhiều về các hoạt động của ngân hàng, các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cƣờng tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạt động của mình, các lợi ích của ngƣời gửi tiền cũng nhƣ các thủ tục cần thiết.
* Nhu cầu về vốn của nền kinh tế
Cũng là nhân tố khách quan khá quan trọng. Bởi lẽ NHTM là trung gian tài chính tập trung vốn của nền kinh tế và phân phối vốn cho nền kinh tế. Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thì khả năng huy động vốn của ngân hàng cũng giảm.
Ngoài những nhân tố trên đây thì những nhân tố nhƣ thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng hay cơ cấu dân cƣ, vị trí địa lý cũng phần nào tác động đến khả năng huy động vốn của NHTM.
Nhƣ vậy qua những vấn đề trên cho thấy, công tác huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các nhà quản lý kinh doanh ngân hàng thì việc mở rộng, tăng cƣòng nguồn vốn huy động là vấn đề cần quan tâm hàng đầu vì mức vốn tự có của ngân hàng so với tổng vốn huy động là rất nhỏ. Để cân đối đƣợc vốn trong kinh doanh đảm bảo đƣợc cho sự tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh ngân hàng luôn phải nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng, những nhân tố ảnh hƣởng đến nghiệp vụ huy động vốn để đƣa ra các biện pháp, các hình thức huy động vốn phù hợp vừa phát triển vừa đảm bảo mục đích kinh doanh có lợi nhuận.
Đây là các yếu tố mà khi tác động đến ngân hàng sẽ không thể chống đƣợc, đó là các rủi ro không thể tránh. Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra.
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan
Đứng ở góc độ bản thân ngân hàng thì những nhân tố chủ quan luôn là những nhân tố đóng vai trò quyết định. Có thể kể ra sau:
* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lƣợc kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm .
Chiến lƣợc kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Đây là các yếu tố quan trọng. Với việc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào ngân hàng tăng, rất lớn. Nhƣng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng. Do đó số lƣợng nguồn vốn huy động đƣợc sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lƣợc kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng.
* Đặc trưng của các ngân hàng
Các đặc trƣng riêng của các ngân hàng nhƣ thời gian hoạt động, phạm vi, địa bàn hoạt động cũng ảnh hƣởng đến qui mô huy động vốn cũng nhƣ tiềm năng mở rộng hoạt động huy động vốn. Đối với các ngân hàng nhà nƣớc thƣờng có các lợi thế về các chi nhánh bao phủ khắp các địa phƣơng sẽ có lợi thế hơn trong tiếp cận khách
hàng.Đặc biệt đối với Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam tiền thân là quỹ tín dụng trung ƣơng vì vậy đã kế thừa đƣợc hệ thống các quỹ cơ sở tại các xã, thị trấn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn nhàn rỗi của cƣ dân khu vực nông thôn.
* Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng
Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tố con ngƣời cũng phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Các cán bộ nhân viên ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống sẽ làm cho các hoạt động huy động vốn đƣợc thực hiện một cách tốt đẹp. Trình độ của cán bộ ngân hàng cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ đƣợc thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Thái độ trong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng. Nó có thể lôi kéo khách hàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rơì bỏ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng, trƣớc hết là trong khâu huy động vốn. Các nhân viên ngân hàng là những ngƣời mang hình ảnh cho cả ngân hàng. Do đó, để tăng cƣờng huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, hiểu biết nghiệp vụ, hiểu biết quy trình, hoàn thiện phong cách phục vụ.
* Trình độ công nghệ ngân hàng
Có thể nói công nghệ ngân hàng hiện đại khác xa so với trƣớc đây. Việc áp dụng máy tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng. Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thị trƣờng tốt. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động, hình thức trả lãi... Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt khiến cho ngân hàng có thể nâng cao mở rộng huy động vốn.
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, đó là một xu thế tất yếu. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các ngân hàng ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội.
Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hƣởng đến kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu. Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: có thể có tác động tích cực đồng thời có thể tác động tiêu cực tới ngân hàng. Ngân hàng nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động đƣợc vốn lớn với chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
* Uy tín của ngân hàng
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng đƣợc xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Ngƣời gửi tiền khi gửi thƣờng lựa chọn những ngân hàng lâu đời chứ không phải là những ngân hàng mới thành lập. Ngân hàng lớn thƣờng đƣợc ƣu tiên lựa chọn so với các ngân hàng nhỏ. Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín của ngân hàng. Một điều quan trọng ở nƣớc ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hƣởng quan trọng tới huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn cho ngƣời gửi tiền, uy tín của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh cao hơn so với các ngân hàng khác. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động đƣợc những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm đƣợc thời gian.