3.2 Bảo dưỡng và sửa chữa
3.2.4 Bộ điều áp
Duy trì ổn định áp suất nhiên liệu trong hệ thống phun xăng điện tử (từ 2, bars đến 3 bars) tùy vào từng hệ thống nhiên liệu cụ thể của từng xe mà áp suất này là khác nhau. Nhờ vậy lượng xăng cung cấp bởi vòi phun điện từ chỉ phụ thuộc vào thời gian mở của kim phun. Ngoài ra bộ điều áp còn duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu giống như van một chiều lắp trên bơm nhiên liệu.
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của bộ điều áp
Trong quá trình hoạt động bộ điều áp nhiên liệu thường gặp phải những hư hỏng như:
- Hệ thống nhiên liệu có áp suất quá cao nguyên nhân do bộ điều áp kẹt không làm việc nên không giảm được áp suất trong hệ thống.
- Hệ thống nhiên liệu bị tụt áp suất dẫn đến động cơ khó khởi động, không tải kém và tổn thất công suất. Nguyên nhân do vật thể lạ kẹt trong van làm cho van luôn luôn mở và nhiên liệu luôn luôn hồi về thùng ngay cả khi động cơ đang hoạt động.
- Thực tế trong quá trình họat động của động cơ sử dụng hệ thống phun xăng điện tử thì bộ điều áp rất ít bị hư hỏng giống như hiện tượng nêu trên vì: Áp suất của bơm không thể làm cho lò xo của bộ điều áp bị thay đổi đàn tính, và trong hệ thông cũng đã có lọc xăng để lọc bỏ cặn bẩn và tạp chất rồi nên không
có vật thể lạ kẹt vào van. Trừ trường hợp ngoại lệ khác. Chính vì vậy khi phát hiện hư hỏng của hệ thống chính xác ở bộ điều áp thì ta tiến hành thay thế bộ điều áp mới đúng chủng loại mà không tiến hành bảo dưỡng sửa chữa. Vì bộ điều áp không thể tháo rời ra được.
b) Tháo lắp thay mới bộ điều áp - Tháo ống mềm chân không. - Tháo ống mềm hồi xăng. - Tháo van điều chỉnh áp suất, - Lắp van điều chỉnh áp suất xăng: + Nơi lòng đai ốc.
+ Bởi lớp xăng mỏng lên vòng đêm mới và lắp vào van điều chỉnh áp suất xăng.
+ Dùng tay đẩy van vào ống cấp xăng.
+ Xoay van ngược chiều kim đồng hồ đến khi đầu ống xăng ra quay vềhướng ra ngoài.
+ Siết chặt đại ốc hãm (mômen xiết 250 kGem). - Nổi dường ống hồi xăng,
- Nối ống chân không vào.