Bầu lọc không khí

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ EFI TRÊN ĐỘNG CƠ 1TRFE (Trang 44 - 45)

3.2 Bảo dưỡng và sửa chữa

3.2.1 Bầu lọc không khí

Bầu lọc không khí là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nạp của một động cơ nó có nhiệm vụ ngăn không cho bụi bẩn và các hạt có trong không khí xâm nhập vào đường nạp gây nên các hư hại cho động cơ.

Hình 32 Bầu lọc không khí (Như, 2013)

1-Phần tử lọc 2-Vỏ lọc không khí

Vị trí: Lọc gó thường được lắp trên đường ống nạp của động cơ.

Hình 33 Vị trí lắp lọc không khí trên động cơ (Như, 2013)

a) Hiện tượng sai hỏng của bầu lọc không khí - Động cơ bị mất công suất

- Tiêu hao nhiên liệu hơn bình thường

- Khí thải của động cơ không đảm bảo tiêu chuẩn - Động cơ làm việc không ổn định

b) Nguyên nhân sai hỏng của bầu lọc không khí

- Do không thường xuyên chăm sóc bảo dưỡng bộ lọc không khí - Do không thay lọc không khí đúng quy định của nhà sản xuất

- Do động cơ hay chiếc xe của bạn làm việc trong khu vực có nhiều bụi bẩn trong không khí.

- Do lọc bộ lọc không khí bị ngấm nước dẫn đến hư hỏng.

- Nếu trên phần tử lọc của bộ lọc không khí có màu đen, các bụi bẩn làm hạn chế sự di chuyển của không khí khi đó cẩn phải tiến hành bảo dưỡng hoặc thay thế bộ lọc không khí. Đối với Toyota Innova cần thay thế ở 40000km và 80000km.

b) Quy trình kiểm tra bảo dưỡng lọc không khí: + Mở nắp bộ lọc gió

+ Tháo phần tử lọc gió ra khỏi bộ lọc gió.

+ Kiểm tra xem phẩn tử lọc có bị bẩn, bị hư hỏng hay không nếu bẩn có thể dùng khí nén thổi ngược từ phía sạch ra để làm sạch phẩn tử lọc. Nếu thấy quá bẩn hoặc hư hỏng nên thay phần tử lọc mới.

+ Lắp vào theo thứ tự ngược lại khi tháo ra.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ EFI TRÊN ĐỘNG CƠ 1TRFE (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)