2.2 Cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử
2.2.4 Cảm biến vị trí trục khuỷu và trục cam
Hình 19 Cảm biến vị trí trục khuỷu và cảm biến vị trí trục cam (Dũ, 2018)
Cảm biến vị trí trục khuỷu được gắn gần puly trục khuỷu và có 36 răng, thiếu 2 răng (thiếu 2 răng vì ứng với từng tín hiệu được tạo ra do sự chuyển động quay của một răng ta sẽ xác định được 100 của góc quay trục khuỷu và xác định được góc đánh lửa sớm của động cơ). Khi bánh đà quay, kéo theo đĩa tạo tín hiệu quay, làm thay đổi các đường sức từ quanh cuộn dây tạo ra tín hiệu NE gửi về ECU. Từ đó, ECU sẽ xác định được điểm chết trên và điểm chết dưới của piston để tính toán khoảng thời gian đóng mở kim phun dựa trên tín hiệu này. Tại vị trí đối diện, khe hở nhỏ, nên từ trường mạnh, tức là có nhiều đường sức từ cắt, trong cuộn dây sẽ xuất hiện một dòng điện xoay chiều, đường sức qua nó càng nhiều, thì dòng điện phát sinh càng lớn. Tín hiệu sinh ra thay
đổi theo vị trí của răng, và nó được ECU đọc xung điện thế sinh ra, nhờ đó mà ECU nhận biết vị trí trục khuỷu và tốc động cơ.
Loại tín hiệu NE này có thể nhận biết được cả tốc độ động cơ và góc quay trục khuỷu tại vị trí răng thiếu của đĩa tạo tín hiệu, nhưng không xác định được điểm chết trên của kỳ nén hay kỳ thải.
Mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu:
Hình 20 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu
1: Rôto tín hiệu ; 2: Cuộn dây cảm biến vị trí trục cam
Mạch điện cảm biến vị trí trục cam:
Hình 21 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục cam
1: Rôto tín hiệu ; 2: Cuộn dây cảm biến vị trí trục cam