Cảm biến vị trí bàn đạp ga

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ EFI TRÊN ĐỘNG CƠ 1TRFE (Trang 37 - 39)

2.2 Cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử

2.2.7 Cảm biến vị trí bàn đạp ga

Kết cấu và nguyên lý hoạt động:

Hình 26 Kết cấu cảm biến vị trí bàn đạp ga

Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga loại phần tử Hall: Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động về cơ bản giống như cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall. Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga loại phần tử Hall gồm có các mạch IC Hall làm bằng các phần tử Hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm được lắp trên trục của bàn đạp chân ga và quay cùng trục bàn đạp chân ga.

Mạch điện cảm biến vị trí bàn đạp ga:

Hình 27 Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí bàn đạp ga

1: Mạch IC Hall; 2: Nam châm

Khi đạp chân ga các nam châm quay cùng một lúc và các nam châm này thay đổi vị trí của chúng. Vào lúc đó IC Hall phát hiện thay đổi từ thông gây ra bỡi sự thay đổi vị trí nam châm và tạo ra điện áp của hiệu ứng Hall từ các cực VPA và VPA2 theo mức thay đổi này. Tín hiệu này được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu đạp chân ga.

Trong cảm biến vị trí bàn đạp ga, điện áp được cấp đến cực VPA và VPA2 của ECU, thay đổi từ 0-5V tỷ lệ với góc của bàn đạp ga. VPA là tín hiệu chỉ ra góc mở bàn đạp thực tế và dùng để điều khiển động cơ. VPA2 thường được dùng để phát hiện các hư hỏng của cảm biến.

ECU kiểm soát góc bàn đạp ga từ tín hiệu VPA và VPA2 phát ra và điều khiển môtơ bướm ga theo các tín hiệu này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ EFI TRÊN ĐỘNG CƠ 1TRFE (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)