Các phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tại Chƣơng 3, 4, trong phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu gồm có các phƣơng pháp sau:

2.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Trên cơ sở các nguồn số liệu, dữ liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả. Đây là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn và những hiện tƣợng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu đƣợc thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhân lực tại BIDV – Chi nhánh Tây Hồ. Để việc mô tả thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực có tính thuyết phục, cần có sự minh họa bằng các số liệu cụ thể, đƣợc trình bày một cách khoa học theo từng tiêu chí thể hiện quy mô cũng nhƣ chất lƣợng nhân lực hiện có. Vì vậy, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để hệ thống hóa, tổng hợp số liệu cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng nhân lực và các công tác quản lý nhân lực, nhằm mô tả chi tiết thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tại BIDV – Chi nhánh Tây Hồ theo từng

tiêu chí phù hợp. Trong đó, tác giả đã sử dụng các bảng, biểu mẫu để diễn đạt các số liệu thu thập đƣợc về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực nhƣ số lƣợng nhân lực chia theo độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ ….. Tác giả cũng đã diễn giải bằng lời các số liệu thể hiện các kết quả thực hiện các nội dung của quản lý nhân lực, từ đó giúp cho ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt đƣợc thực trạng nhân lực của Chi nhánh, giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc một cách tổng quát nhất tình hình thực tế về đội ngũ nhân lực ở BIDV – Chi nhánh Tây Hồ.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Phân tích trƣớc hết là phân chia toàn thể đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó, giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua các đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có đƣợc nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Tổng hợp và phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhân lực tại BIDV – Chi nhánh Tây Hồ. Để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề nhỏ để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý. Khi xem xét các hiện tƣợng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hƣởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý nhƣ các quy định của Pháp luật, của BIDV và BIDV – Chi nhánh Tây Hồ.

Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Cùng với phƣơng pháp thống kê mô tả, tác giả đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để thực hiện nội dung này.

Do nội dung thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tƣơng đối rộng, nên tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để chia nhỏ các nội dung trên thành từng mục nhỏ hơn. Từ đó, phân tích để thấy đƣợc một cách chi tiết tình hình thực tế về công tác quản lý nhân lực của BIDV – Chi nhánh Tây Hồ. Các nội dung về thực trạng nhân lực đƣợc thể hiện ở quy mô, cơ cấu và chất lƣợng nhân lực; trong đó, cơ cấu nhân lực đƣợc chia thành cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, theo giới tính; chất lƣợng nhân lực đƣợc thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ … Đồng thời, nội dung quản lý nhân lực trong chƣơng này cũng đƣợc tách thành nhiều bƣớc nhỏ hơn nhƣ xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng nhân lực, sử dụng nhân lực, đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực, đánh giá nhân lực.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong phần đánh giá chung về quản lý nhân lực tại BIDV – Chi nhánh Tây Hồ. Từ các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để phân tích, nhận định về thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực, những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhân lực, đó chính là cơ sở để tác giả đƣa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực ở Chƣơng 4.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BIDV - CHI NHÁNH TÂY HỒ 3.1. Khái quát về BIDV – Chi nhánh Tây Hồ

3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành BIDV – Chi nhánh Tây Hồ

BID hiện nay là một trong số các định chế tài chính hàng đầu của Việt Nam, là ngân hàng có sự đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tiền thân của BIDV là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ, thời gian đầu trực thuộc Bộ Tài Chính.

BIDV – Chi nhánh Tây Hồ đƣợc tách ra từ BIDV - Chi nhánh Hà Nội và đi vào hoạt động từ 10/10/2008. Bƣớc đầu khi mới hoạt động, BIDV - Chi nhánh Tây Hồ đã gặp không ít khó khăn với tổng tài sản nhỏ bé, lực lƣợng cán bộ mỏng, đồng thời đóng trên địa bàn Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều các ngân hàng, không những phải cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn phải cạnh tranh ngay chính tại ngôi nhà chung BIDV. Sau hơn 9 năm hoạt động, BIDV - Chi nhánh Tây Hồ đã cố gắng không ngừng phát triển theo định hƣớng mới: tập trung phục vụ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cƣ trên địa bàn với phƣơng châm chỉ đạo của Trụ sở chính BIDV “Kỷ cƣơng - Trách nhiệm - Hiệu quả”. Bằng sự nỗ lực bền bỉ không ngừng của các đơn vị và cá nhân trong toàn chi nhánh, đến nay chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, tạo tiền đề vững chắc cho việc triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 và các năm sau, góp phần vào thành tích chung của BIDV đối với cổ đông, ngân sách nhà nƣớc và không ngừng nâng cao, khẳng định thƣơng hiệu trong nƣớc và trên thế giới.

Trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng bạn, dƣới sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo BIDV – CN Tây Hồ cùng quyết tâm, nỗ lực của hơn 100 cán bộ tạo ra những kết quả rất đáng tự hào. Tổng tài sản đạt mốc 19.520 tỷ đồng, tăng trƣởng 109%. Cho vay khách hàng đạt 5.635 tỷ, tăng trƣởng 107%, tiền gửi của khách hàng đạt 16.534 tỷ, mức

tăng 107% trong năm qua. Ngoài ra, BIDV – Chi nhánh Tây Hồ cũng có những bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ và đặc biệt sự bứt phá về chỉ tiêu hiệu quả với chênh lệch thu chi đạt 407,9 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế tăng trƣởng 148% so với năm 2016 và là một trong những chi nhánh TOP 10 của hệ thống về chỉ tiêu. Trong 02 năm liên tiếp 2016, 2017 chi nhánh đƣợc công nhận xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

Hiện nay, Chi nhánh đang kinh doanh rất nhiều sản phẩm dịch vụ nhƣ: cho vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, thanh toán quốc tế, ….. Chi nhánh đang cố gắng hoàn thiện hệ thống tổ chức, phát triển có định hƣớng để tiếp tục trở thành một trong các chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV - Chi nhánh Tây Hồ

BIDV - Chi nhánh Tây Hồ đƣợc tổ chức theo cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh dựa vào việc thành lập các phòng riêng, quản lý các sản phẩm dịch vụ mà Chi nhánh đang cung cấp. Hiện nay, BIDV - Chi nhánh Tây Hồ có tất cả 14 phòng, hoạt động dƣới sự điều hành của Ban Giám đốc Chi nhánh. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh nhƣ sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của BIDV - Chi nhánh Tây Hồ

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, BIDV - Chi nhánh Tây Hồ)

Giám đốc

Các Phó Giám đốc

Khối quản lý khách hàng

Khổi quản lý

rủi ro nghiệp, hỗ trợ Khối tác Khối quản lý nội bộ

Khối trực thuộc P.KHDN1, P.KHDN2 P.KHCN P.QLRR P.QTTD P.GDKHDN P.GDKHCN P.QL&DV KQ P.TCHC P.KHTC PGD D2 Giảng Võ PGD Nhật Tân PGD Đội Cấn PGD Quán Thánh

Nhìn chung cơ cấu tổ chức hoạt động của BIDV - Chi nhánh Tây Hồ đƣợc phân chia tƣơng đối rõ ràng. Mỗi khối/phòng trong Chi nhánh đều có 01 Phó Giám đốc phụ trách (riêng khối quản lý rủi ro do Giám đốc phụ trách trực tiếp), hoạt động độc lập với nhau nhƣng vẫn thống nhất dƣới sự chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh.

BIDV - Chi nhánh Tây Hồ có trụ sở chính tại 47 đƣờng Phan Đình Phùng, Phƣờng Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

3.1.3. Kết quả hoạt động của BIDV - Chi nhánh Tây Hồ trong những năm gần đây gần đây

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Tây Hồ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Thực hiện 2013 Thực hiện 2014 Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Thực hiện 2017 1 Huy động vốn bình quân 1267 3.141 6.658 14.695 15.443 2 Huy động vốn cuối kỳ 1409 3.464 7.873 15.487 16.534 3 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 989 2.500 3.765 5.267 5.636 4 Thu dịch vụ ròng 6.5 14.2 18.6 26.5 27.8 5 Chênh lệch thu chi 123.8 217.5 256 343 407.90 6 Lợi nhuận trƣớc thuế 77.56 84.91 115.8 151.53 224.69 7 Định biên lao động 90 95 100 110 116

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, BIDV - Chi nhánh Tây Hồ)

Bảng 3.2. Số liệu định vị các chỉ tiêu chính của chi nhánh so với các Chi nhánh trên địa bàn và hệ thống Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thanh Xuân Tây Hà Nội Ba Đình Hai Bà Trƣng Tây Hồ Vị trí của CN trong 5 CN Vị trí trên địa bàn HN (34 CN) Vị trí trong hệ thống (190 CN) Chênh lệch thu chi 473.53 224.92 258.95 169.24 408.00 2 7 11

Chỉ tiêu Thanh Xuân Tây Hà Nội Ba Đình Hai Bà Trƣng Tây Hồ Vị trí của CN trong 5 CN Vị trí trên địa bàn HN (34 CN) Vị trí trong hệ thống (190 CN) Chênh lệch thu chi/người 3.09 1.94 1.95 1.32 3.52 1 1 1 LNTT 369.11 218.77 152.35 50.89 225.00 2 11 17 LNTT /người 2.41 1.94 1.15 0.40 1.94 2 7 10 Thu DVR 74.60 67.70 56.70 46.60 27.70 5 18 57 Thu DVR/người 0.49 0.58 0.43 0.36 0.24 5 HĐV 17.888 10.630 10.303 9.117 16.534 2 6 7 HĐVbq/người 116.92 91.64 77.47 71.23 142.53 1 Dƣ nợ 3.592 5.081 8.343 6.583 5.635 4 17 41 Dư nợ bq/cán bộ 88.84 43.80 62.73 51.43 48.58 4 Số cán bộ 153 116 133 128 116 5

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Chi nhánh Tây Hồ)

Qua bảng số liệu cho thấy, các chỉ tiêu quy mô hoạt động đều có sự tăng trƣởng phù hợp, trong đó huy động vốn giữ vững ổn định và có bƣớc tăng trƣởng bứt phá ấn tƣợng qua từng năm.

- Huy động vốn đạt 16,534 tỷ đồng đứng thứ 6/34 chi nhánh trên địa bàn; đứng thứ 7/190 chi nhánh trong hệ thống tăng trƣởng 107% so năm 2016, hoàn thành 100% kế hoạch tăng trƣởng đƣợc giao năm 2017. Trong năm chi nhánh đã kiên trì thực hiện các chiến lƣợc khách hàng mục tiêu, đeo bám khách hàng VIP/tiềm năng theo hƣớng chủ động, sáng tạo bền bỉ, cụ thể kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Huy động vốn có kỳ hạn đạt 10.154 tỷ, chiếm 61% tồng nguồn vốn huy động; huy động vốn không kỳ hạn đạt 6.154 tỷ đồng chiếm 39% tổng nguồn huy động.

- Nguồn vốn không kỳ hạn bình quân ở mức cao 6,381 tỷ đồng.

Tín dụng đƣợc tập trung cho các nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có hiệu quả cao, khách hàng bán lẻ là các hộ có nhu cầu kinh doanh. Công

tác mua nợ đã thực hiện có kết quả bƣớc đầu đã bù đắp đƣợc dƣ nợ đã bán cho VAMC và chuyển ngoại bảng. Công tác xử lý nợ xấu đƣợc thực hiện nghiêm túc theo nghị quyết số 42/NQ/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

Trong năm BIDV - Chi nhánh Tây Hồ đã thu đƣợc 12 tỷ nợ ngoại bảng, thu đƣợc gần 30 tỷ nợ bán VAMC, trích trƣớc dự phòng RR cho các khoản nợ bán VAMC là 63 tỷ đồng.

- Chênh lệch thu chi của chi nhánh có tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ

tạo đà cho việc thực hiện hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho TSC, mua nợ trái phiếu VAMC và thực hiện trích trƣớc DPRR cho trái phiếu VAMC năm 2018; nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động:

Chỉ tiêu hiệu quả năm 2017 thực hiện ở mức cao, cụ thể CLTC đạt 407.9 tỷ đồng; LNTT đạt 225 tỷ đồng, tăng trƣởng ở 148% so với năm 2016. BIDV - Chi nhánh Tây Hồ là chi nhánh thực hiện Đề án Tái cơ cấu từ năm 2013, hoàn thành Đề án tái cơ cấu sớm 6 tháng (hoàn thành Đề án Tái cơ cấu tháng 7/2015) và là chi nhánh duy nhất thuộc diện tái cơ cấu đến nay có chênh lệch thu chi đứng thứ 10/190 chi nhánh trong hệ thống.

- Năng suất lao động ở mức khá cao: đạt 407,9 tỷ đồng tƣơng ứng bình quân ngƣời là 3,5 tỷ đồng/ngƣời đứng thứ 1/190 chi nhánh toàn hệ thống, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 225 tỷ đồng tƣơng ứng bình quân ngƣời là 1.94 tỷ đồng/ngƣời đứng thứ 10/190 chi nhánh hệ thống.

So với 5 chi nhánh cùng thành lập năm 2008, BIDV - Chi nhánh Tây Hồ đạt chênh lệch thu chi /ngƣời 3,5 tỷ đồng đứng thứ nhất và lợi nhuận trƣớc thuế/ngƣời là 1,94 tỷ đồng đứng thứ 2 chỉ sau chi nhánh Thanh Xuân (chi nhánh trong Top 5 Chi nhánh xuất sắc đứng đầu hệ thống)

- Thu nhập cán bộ: Với kết quả kinh doanh năm 2017 LNTT đạt 225 tỷ đồng, thu nhập bình quân cán bộ chi nhánh xếp ở nhóm thứ 2/15 nhóm trong hệ thống tƣơng ứng thu nhập bình quân 27,5 triệu đồng/ngƣời/tháng (thu nhập này chỉ tính riêng quỹ thu nhập của chi nhánh, chƣa gồm các khoản thu nhập toàn ngành trụ sở chính chuyển về). Từ một chi nhánh thực hiện tái cơ cấu năm 2013 và đƣợc hƣởng lƣơng điều hòa trên địa bàn, chi nhánh đã nỗ lực hoàn thành tái cơ cấu trƣớc hạn và hoàn thành cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để cán bộ chi nhánh đƣợc

hƣởng mức thu nhập xếp ở nhóm cao trong hệ thống.

3.2. Đặc điểm nhân lực tại BIDV – Chi nhánh Tây Hồ hiện nay

3.2.1. Quy mô và cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, chức danh, giới tính

Thời điểm năm 2013, BIDV - Chi nhánh Tây Hồ có số lƣợng cán bộ là 90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)