Định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng số tại VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

4.2. Định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng số tại VPBank

Từ các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với chủ trƣơng và đề án không dùng tiền mặt của Chính phủ, nhiều chuyên gia dự đoán xu thế không thể đảo ngƣợc của ngân hàng số trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, tự bản thân các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng, cũng đã nhận thức đƣợc rằng cần phải có sự thay đổi toàn diện trong cách thức hoạt động, cung cấp sản ph m, dịch vụ nếu không muốn trở thành một mắt xích rỗng trong hệ thống tài chính. Và sự thay đổi đó phải bắt đầu từ việc xây dựng chiến lƣợc số cho mô hình hoạt động của mình. Bởi vì chỉ có công nghệ số mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tích hợp của khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn nhất - đó chính là sự khác biệt so với các hoạt động trong mô hình kinh doanh truyền thống.

4.2.1. Thêm đối tác trong tương lai

Mặc dù nội tại VPBank có thể không thiếu tiềm lực để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng ban đầu nhƣng thực tế triển khai luôn có độ trễ nhất định trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động so với các ngành khác.

Thực tế đó nếu không đƣợc nhanh chóng khắc phục thì chính nó sẽ trở thành lực cản vô hình đối với VPBank trong việc tham gia sân chơi của hệ sinh thái hoạt động ngân hàng số - digital banking ecosysterm. Để giải quyết vấn đề này, VPBank

đã hợp tác với Timo, Moca, Momo đều là các công ty Fintech tiềm năng tại Việt Nam. Và việc tiếp tục tìm kiếm thêm các đối tác khác đƣợc xem là một chiến lƣợc phù hợp.

Trên thực tế, con số tăng trƣởng về quy mô và số lƣợng của các Fintech trên thị trƣờng tài chính toàn cầu từ năm 2015 đến nay (hiện tại có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech so với con số 800 doanh nghiệp của năm 2015) đã buộc các ngân hàng phải thay đổi sự nhìn nhận của mình đối với các đối thủ cạnh tranh để có những thay đổi hợp lý trong phƣơng thức kinh doanh, chiến lƣợc phát triển.

Hiện tại các ngân hàng đang có khuynh hƣớng chuyển từ phƣơng thức cạnh tranh sang hợp tác với vai tr là đối tác. Về cơ bản mối quan hệ đối tác ở đây đƣợc tiến hành theo phƣơng thức win - win, trong đó, các ngân hàng sẽ có thể ứng dụng, cập nhật ngay các công nghệ hiện đại, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ ban đầu và có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu cao hơn của khách hàng cả về chất lƣợng, giá cả và độ tin cậy.

Và các Fintech có thể khai thác đƣợc mạng lƣới khách hàng, dữ liệu và nguồn vốn của ngân hàng. Các nghiên cứu khảo sát của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy sự hợp tác giữa khu vực ngân hàng và các Fintech là rất quan trọng, là cách duy nhất để các công ty truyền thống có thể áp dụng các giải pháp công nghệ trong việc cung cấp sản ph m, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.

Cụ thể, theo báo cáo khảo sát về hoạt động Fintech của các công ty tài chính trên toàn cầu trong năm 2017 của KPMG, khi phỏng vấn về chiến lƣợc phát triển Fintech của khu vực ngân hàng, có thể nhận thấy rõ xu hƣớng hợp tác ngày càng trở nên quan trọng khi 81% số lƣợng ngân hàng đƣợc phỏng vấn thiên về mô hình hợp tác, tăng 20% so với trong quá khứ, trong khi đó các hình thức phát triển khác đều có chiều hƣớng giảm đi.

Ngoài ra, theo báo cáo Fintech toàn cầu 2017 của Capgemini, việc các ngân hàng coi các công ty Fintech nhƣ là những đối tác hợp tác thay vì là đối thủ cạnh tranh đã trở thành một xu hƣớng rõ ràng. Cụ thể, theo khảo sát, phần lớn các nhà

quản lý ngân hàng (chiếm khoảng 77% số ngƣời đƣợc hỏi) coi Fintech là một đối tác hợp tác trong tƣơng lai.

Việc hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech cũng đƣợc mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, 84% số ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng hợp tác sẽ tập trung vào mảng thanh toán, tiếp đến là các lĩnh vực chuyển tiền, tài chính cá nhân, cho vay…

4.2.2. Tận dụng cuộc cách mạng 4.0

Cuộc cách mạng (CCM) lần thứ 4 là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nh a ranh giới giữa ba lĩnh vực chính: Kỹ thuật số bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối Internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); Công nghệ sinh học với những ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dƣợc, chế biến thực ph m, bảo vệ môi trƣờng, năng lƣợng tái tạo, hóa học và vật liệu; và lĩnh vực Vật lý với sự phát triển về robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các loại vật liệu mới, công nghệ nano… Tƣơng ứng, VPBank có thể tiếp cận với một số định hƣớng sau:

Một là đ y mạnh việc số hóa các dịch vụ của mình nhƣ triển khai bảo mật sinh

trắc học cho hoạt động thanh toán hay gửi tiết kiệm. Đồng thời tích hợp các công nghệ mới vào hoạt động thanh toán nhƣ sử dụng công nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC (Near Field Communications) trên điện thoại để thay thế thẻ ngân hàng nhƣ National Australia Bank, Commonwealth Bank of Australia, Westpac Banking Corp, ICICI Bank, Lloyds Bank đã triển khai. Hay sử dụng công nghệ thẻ thanh toán không tiếp xúc (contactless card) giúp giảm thời gian giao dịch nhƣ Barclays, Lloyds Bank, Halifax, HSBC đã triển khai.

Hai là xu hƣớng sử dụng dữ liệu lớn (Big data): Trong những năm gần đây, không chỉ áp dụng công nghệ vào việc cung cấp dịch vụ sản ph m cho khách hàng, mà các ngân hàng cũng sử dụng nhiều hơn các công nghệ lƣu trữ dữ liệu về khách hàng, phân tích hành vi khách hàng để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ, phân tích rủi ro và tối đa hóa hoạt động… Việc phân tích dữ liệu lớn đang đƣợc nhiều ngân hàng đƣa vào chiến lƣợc lõi trong chiến lƣợc phát triển của mình. Theo báo cáo của Capgemini Consulting, 60% định chế tài chính ở Bắc Mỹ đƣợc hỏi cho rằng Phân

tích dữ liệu lớn tạo ra lợi thế cạnh tranh và hơn 90% cho rằng sáng kiến dữ liệu lớn sẽ xác định ngƣời chiến thắng trong tƣơng lai. Hiện nay rất nhiều ngân hàng đã áp dụng dữ liệu lớn trong hoạt động phân tích của mình nhƣ Barclays, HSBC, Deutsche Bank, Bank of America, OCBC, MayBank.

Trong thời gian tới, dữ liệu lớn sẽ tiếp tục là mảng đƣợc các ngân hàng đầu tƣ và khai thác nhiều với việc áp dụng các công nghệ nhƣ trữ liệu đám mây, thu thập phân tích dữ liệu theo thời gian thực (real time) cho phép các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, thu đƣợc lợi nhuận lớn hơn.

Ba là xu hƣớng sử dụng Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT): Nhận thấy việc sử dụng IoT vào phƣơng thức thanh toán, giúp giảm chi phí, tăng tốc độ, số lần giao dịch và tiện ích cho khách hàng, các công ty phát hành thẻ thanh toán lớn nhƣ Visa hay MasterCard đã nghiên cứu triển khai chức năng thanh toán thông qua một loạt các thiết bị thông minh, để bất kỳ một thiết bị nào có kết nối Internet cũng sẽ có thể kích hoạt các hoạt động thƣơng mại điện tử.

Một ví dụ thực tế vào tháng 4/2016, MasterCard đã cho ra đời ứng dụng Groceries sử dụng trên tủ lạnh thông minh Samsung, cho phép ngƣời dùng sau khi cài ứng dụng Groceries của Mastercard trên tủ lạnh Samsung có thể lựa chọn các thực ph m mình cần tại FreshDirect và ShopRite và thanh toán ngay tại chiếc tủ lạnh của mình. Các thức giao dịch và thanh toán mới này sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận đƣợc với nhu cầu thanh toán của khách hàng một khách nhanh chóng theo thời gian thực.

Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc mô hình thanh toán này đ i hỏi các ngân hàng và công ty tài chính phải có đủ công nghệ hỗ trợ hiện đại để thực hiện đƣợc lệnh thanh toán từ bất kỳ một thiết bị nào, từ bất kỳ một địa điểm nào một cách nhanh chóng, dù thanh toán có giá trị thấp hay cao. Ngoài ra, việc khai thác IoT trong dịch vụ tài chính ngân hàng không chỉ đơn giản là sử dụng các thiết bị kết nối Internet cung cấp các sản ph m dịch vụ mà c n là một cách thức để thu thập dữ liệu lớn với khối lƣợng dữ liệu khổng lồ thu về đƣợc khi khách hàng sử dụng một loạt các thiết bị kết nối Internet với nhau.

Bốn là xu hƣớng sử dụng Trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligent - AI): Theo Báo cáo Tầm nhìn Công nghệ Ngân hàng 2017 của Accenture4, trong v ng 5 năm tới, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành cách thức chính mà các ngân hàng tƣơng tác với khách hàng. Thực hiện khảo sát với hơn 600 chuyên gia và ngƣời làm trong lĩnh vực ngân hàng, đa số cho biết AI có thể giúp cho các ngân hàng tạo cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ giống nhƣ đƣợc cung cấp bởi con ngƣời hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của AI trong công nghệ xe tự lái, máy bay không ngƣời lái, các trợ lý ảo trong điện thoại thông minh nhƣ Siri của Iphone, Bixby của Samsung, tƣơng lai các ngân hàng với phần mềm nhận diện giọng nói sử dụng AI cùng với những sáng tạo fintech sẽ giúp thay đổi bộ mặt của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Cũng theo báo cáo của Accenture, thực tế hiện nay một số ngân hàng của Anh cũng đang xem xét để cho phép khách hàng tƣơng tác với ngân hàng – nhận thông tin tài khoản và chuyển tiền – thông qua phần mềm trợ lý ảo thông minh Alexa của Amazon hay ở mức độ AI đơn giản hơn thì Ngân hàng Hoàng Gia Scotland (RBS) cũng đang đ y mạnh việc sử dụng hội thoại trả lời tự động (chatbot) để trả lời những yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)