Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng – VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 36 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng – VPBank

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank) đƣợc thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lƣới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Tính đến hết năm 2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 15.706 tỷ đồng.

VPBank đang từng bƣớc kh ng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2017 đã khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đƣa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế.

Sự tăng trƣởng vƣợt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lƣới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.

Bên cạnh đó, theo định hƣớng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch đã đƣợc thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản ph m, dịch vụ của VPBank luôn đƣợc cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài l ng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng tập khách hàng của VPBank cả về độ lớn và thời gian gắn bó với tốc độ nhanh chóng.

Ngân hàng luôn đi đầu thị trƣờng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản ph m, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã đƣợc xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó,

Ngân hàng đã từng bƣớc phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chu n mực quốc tế và gắn kết với chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.

Với những nỗ lực không ngừng, thƣơng hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và đƣợc kh ng định qua nhiều giải thƣởng uy tín. Riêng trong năm 2017, VPBank đã liên tiếp nhận đƣợc 20 giải thƣởng trong nƣớc và quốc tế thể hiện sự ghi nhận của các tổ chức uy tín đối với kết quả tăng trƣởng ấn tƣợng của VPBank về mặt giá trị thƣơng hiệu.

VPBank đƣợc Brand Finance, công ty tƣ vấn định giá thƣơng hiệu hàng đầu thế giới, xếp hạng là một trong bốn ngân hàng có giá trị thƣơng hiệu cao nhất và là một trong 22 thƣơng hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017.

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế uy tín đã lựa chọn VPBank trong số ít các ngân hàng châu Á để trao tặng các giải thƣởng dành riêng cho tổ chức tín dụng, nhƣ “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017” do Asia Money trao, Asian Banking & Finance cùng lúc trao ba danh hiệu cho VPBank là “Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất năm 2017”, “Ngân hàng có dịch vụ quản lý d ng tiền tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Sản ph m tín dụng tốt nhất của năm”. Trong khi đó The Asian Banker cũng trao cho VPBank ba giải thƣởng, gồm “Giải pháp Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp sản ph m vay tín chấp ƣu việt nhất Việt Nam” và “Sản ph m vay tín chấp tốt nhất khu vực Châu Á”.

Những giải thƣởng quốc tế này một lần nữa kh ng định cho chất lƣợng sản ph m, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trƣờng tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời kh ng định định hƣớng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua. Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đổi mới sản ph m, số hóa dịch vụ, nhằm đem đến những lợi ích vƣợt trội cho Khách

hàng và đặc biệt tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm hƣớng tới một ngân hàng chu n quốc tế.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của VPBank

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

3.1.3. Các mốc phát triển của VPBank

Năm 1993:

- Đƣợc thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh, vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

Năm 2006:

- OCBC Singapore trở thành cổ đông chiến lƣợc;

- Thành lập 2 công ty con là Công ty Quản lý Tài sản VPBank AMC và Công ty TNHH Chứng khoán VPBS

Năm 2007:

- Là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ chip ở Việt Nam.

Năm 2009:

- Ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử.

Năm 2010:

- Đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, ra mắt logo và bộ nhận diện thƣơng hiệu mới;

- Thí điểm triển khai mô hình chi nhánh ngân hàng bán lẻ hiện đại với sự hỗ trợ của công ty tƣ vấn quốc tế McKinsey & Company;

- Thành lập bộ phận Tín dụng tiêu dùng dƣới thƣơng hiệu FE Credit.

Năm 2011:

- Triển khai 6 sáng kiến chiến lƣợc với sự hỗ trợ của McKinsey & Company để chuyển sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại;

- Ra mắt các điểm giao dịch chu n đầu tiên theo theo mô hình này; - Lần đầu tiên lợi nhuận trƣớc thuế vƣợt 1.000 tỷ đồng.

Năm 2012:

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2012-2017 với sự hỗ trợ của McKinsey & Company;

- Ra mắt không gian giao dịch mới;

- Lần đầu tiên tổng tài sản vƣợt 100 nghìn tỷ đồng; - Đƣợc công nhận là Thƣơng hiệu Quốc gia.

Năm 2013:

- Xây dựng và triển khai giai đoạn 1 của Chƣơng trình Chuyển đổi;

- Xây dựng lộ trình tổng thể cho lĩnh vực quản trị rủi ro và công nghệ thông tin;

- Tổ chức lại các đơn vị kinh doanh, hỗ trợ và mạng lƣới phân phối;

- Lần đầu tiên đƣợc Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức B3 với triển vọng “Ổn định”;

Năm 2014:

- Hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 của Chƣơng trình Chuyển đổi;

- Là 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam đƣợc lựa chọn thực hiện phƣơng pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chu n Basel II vào năm 2015;

- Đƣợc Moody’s nâng mức triển vọng từ “Ổn định” lên “Tích cực”; - Lần đầu tiên tổng tài sản vƣợt 160 nghìn tỷ đồng;

- Mua lại thành công Công ty Tài chính Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và đổi tên thành Công ty Tài chính VPBank (VPB FC);

- Đƣợc công nhận là Thƣơng hiệu Quốc gia lần thứ 2.

Năm 2015:

- Xếp hạng 21 trong số các đơn vị nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam;

- Thành lập và đ y mạnh các mảng kinh doanh mới nhƣ Dịch vụ Tín dụng Tiểu thƣơng (Household), Dịch vụ Công nghệ số (Digital);

- Tập trung hóa dịch vụ khách hàng; - Giành 6 giải thƣởng quốc tế;

- Chuyển đổi toàn bộ hoạt đông kinh doanh của FE Credit thành pháp nhân độc lập - Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng (thƣơng hiệu FE Credit).

Năm 2016:

- Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt gần 16.900 tỷ, riêng Ngân hàng đạt gần 9.300 tỷ, và dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tƣ nhân; - Nhận gói tài trợ thƣơng mại trị giá 133 triệu USD từ Tổ chức Tài chính

Quốc tế (IFC);

- Giành 13 giải thƣởng danh giá từ các tổ chức trong nƣớc và quốc tế; - Lần đầu tiên tổng tài sản vƣợt 200 nghìn tỷ đồng;

- Chuyển Trụ sở miền Bắc về VPBank Tower, 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội và chuyển Trụ sở miền Nam về VPBank Tower Saigon, 1-1A-2 Tôn Đức Thắng, Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2017:

- VPBank góp mặt trong danh sách Top 100 Thƣơng hiệu tuyển dụng hàng đầu Châu Á - Asia Best Employer Brand Award 2017.

- Forbes xếp VPBank đứng thứ 2 trong số NHTMCP về giá trị thƣơng hiệu - VPBank đƣợc Vietnam Report vinh danh nằm trong Top 3 Ngân hàng

TMCP và đứng thứ 6 trong Top 10 Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam uy tín năm 2017.

- VPBank đƣợc bình chọn là Nơi làm việc hạnh phúc nhất, TOP 26 Nơi làm việc tốt nhất và TOP 5 Nơi làm việc tốt nhất trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam.

- 1,33 Tỷ cổ phiếu VPBank (mã VPB) chính thức giao dịch trên sàn HOSE từ ngày 17/8/2017. VPBank tổ chức Roadshow “Cơ hội đầu tƣ vào cổ phiếu VPBank” vào ngày 15/8 với sự tham dự của 200 khách mời là những nhà đầu tƣ, các công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam và đông đảo báo giới.

- Tăng vốn điều lệ lên 15.706.230.150.000 đồng.

Những giải thƣởng quốc tế này một lần nữa kh ng định cho chất lƣợng sản ph m, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trƣờng tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời kh ng định định hƣớng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua.

3.1.4. Các dịch vụ kinh doanh chính của VPBank

VPBank tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính sau: - Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

- Dịch vụ tín dụng tiêu dùng

- Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

- Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp lớn - Hoạt động thị trƣờng tài chính

- Hoạt động đầu tƣ

- Hoạt động ngân hàng đầu tƣ

3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của VPBank

Một số các chỉ tiêu tài chính nổi bật:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh

Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 2014 (tỷ đồng) 2015 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) % 2016 so với 2015 Tổng tài sản 163.241 193.876 228.771 18% Vốn chủ sở hữu 8.980 13.389 17.178 16,2% Huy động khách hàng 108.354 152.131 172.438 13% Dƣ nợ cấp tín dụng 91.535 131.463 162.832 24%

Trong đó: cho vay khách hàng 78.379 116.804 144.673 24%

Thu nhập hoạt động thuần 6.269 12.066 16.864 39,8% Lợi nhuận trƣớc thuế 1.609 3.096 4.929 59,2%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm 2016

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả 2014 2015 2016 2016 so với 2015 ROE 15% 21% 26% 5% Hệ số an toàn CAR 11,3% 12,2% 13,2% 1% Số lƣợng nhân viên 9.501 12.927 17.387 4.460 Số lƣợng điểm giao dịch 209 208 215 7 Số lƣợng Khách hàng hoạt động (nghìn KH) 1.305 2.088 3.029 941

Hình 3.2: Phân tích tình hình lợi nhuận trƣớc thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm 2016

Hình 3.3: Phân tích tình hình tổng tài sản

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm 2016

Hình 3.4: Phân tích tình hình huy động khách hàng

Hình 3.5: Phân tích tình hình cho vay khách hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm 2016

VPBank trong giai đoạn 2014 - 2016 đang là ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại với tốc độ tăng trƣởng các chỉ số chính nhƣ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận với tốc độ trung bình 51% mỗi năm.

3.1.6. So sánh các chỉ tiêu tài chính của VPBank với các ngân hàng khác

So sánh về tổng tài sản của VPBank so với các ngân hàng cổ phần

Hình 3.6: So sánh về tổng tài sản của VPBank so với các ngân hàng cổ phần

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm 2016

Xét về quy mô tài sản của các ngân hàng cổ phần, tốp 5 có nhiều thay đổi với sự gia nhập của Ngân hàng Sài G n - Hà Nội (SHB) và VPBank ở các vị trí thứ 3 và 5, với hơn 200.000 tỷ đồng. Có tổng tài sản tăng gấp đôi nhờ nhận sáp nhập Ngân hàng Phƣơng Nam (Southern Bank), Ngân hàng Sài G n Thƣơng Tín (Sacombank) đã vƣơn từ vị trí thứ 5 lên dẫn đầu, thay thế Ngân hàng Kỹ Thƣơng (Techcombank).

So sánh về lợi nhuận của VPBank so với các ngân hàng cổ phần

Hình 3.7: So sánh về lợi nhuận của VPBank so với các ngân hàng cổ phần

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm 2016

VPBank đƣợc xem là một “hiện tƣợng” về lợi nhuận. Năm 2012, lãi trƣớc thuế chỉ khoảng trăm tỷ đồng. Nhƣng những năm gần đây VPbank liên tục báo lãi lớn. Năm 2015, lợi nhuận của VPBank vƣợt 3.000 tỷ đồng và đến năm 2016 là xấp xỉ 5.000 tỷ, vƣợt xa “quán quân” cũ là MB.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)