.Tình hình nợ quáhạn tại MB chi nhánh thanh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thanh xuân (Trang 73 - 74)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu năm 2011 năm 2012 năm 2013 năm 2014 2015*

1.Tổng dƣ nợ chovay 1.239,93 1.614,46 1.793,04 2.109,71 2.474,53

2. Nợ quáhạn 53,32 104,93 57,37 99,15 93,25

-Tỷ lệ nợ quá hạn 4,3% 6,5% 3,2% 4,7% 4,1%

-Nợ quá hạn dƣới 90 ngày 41,66 89,43 14,70 30,17 40,03

-Nợ quá hạn 90-360 ngày 6,53 8,63 30,12 49,54 42,08

-Nợ quá hạn trên 360 ngày 5,13 6,87 12,55 19,44 11,14

-Tỷ lệ KH có nợ quá hạn/KH

có dƣ nợ 9,2% 10,6% 11,16% 11,84% 10,07%

3.Tỷ lệ nợ xấu 0,94% 0,96% 2,38% 3,27% 2,34%

Ngành xây dựng-xây lắp 67% 58% 42% 38% 36%

Ngành thƣơng mại-sản xuất 33% 42% 58% 62% 64%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng MB chi nhánh Thanh Xuân hàng năm. (*) Tính đến tháng 6 năm 2015

Tính theo các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày chiếm tỷ lệ khá cao so với các khoản nợ xấu (quá hạn từ 90 ngày trở lên), trung bình hơn 70% hàng năm cho thấy các khoản nợ quá hạn vẫn đang đƣợc ngân hàng kiểm soát tốt.

- Về nợ xấu

Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hƣớng tăng: năm 2011 tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,94% nhƣng năm 2013 đã lên 2,38%, năm 2014 là 3,27%tuy nhiên đã đƣợc khống chế và có xu hƣớng giảm nhẹ vào thời điểm tháng 6 năm 2015 tỷ lệ là 2,34%. Về cơ cấu cho thấy giai đoạn 2011-2012 nợ xấu tập trung nhiều ở lĩnh vực xây dựng- xây lắp chiếm hơn 60% nhƣng từ 2013 đến nay nợ xấu ở lĩnh vực này đã giảm, năm 2014 chỉ còn 38%, thời điểm 6/2015 là 36%

Trong thời gian từ 2011 đến 30/06/2015, Chi nhánh đã nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát nợ xấu, tránh phát sinh nợ xấu mới, tích cực thu hồi nợ xấu cũng nhƣ áp dụng các biện pháp khác nhƣ bán nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh….

- Về hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 3.3 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn (H1) = tổng dƣ nợ cho vay/tổng vốn huy động qua các năm từ 2011 -2015 lần lƣợt là: 70%;66,86%; 61,53%; 67,18%; 68,79%

huy động vốn. Số dƣ huy động vốn có sự tăng trƣởng qua các năm (nhƣ đã đƣợc phân tích ở trên). Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn cũng ở mức trung bình xấp xỉ 70% (thƣờng thì con số này dao động khoảng 70-80%)

3.2.2.3. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

-Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động. Định kỳ hàng quý, chi nhánh thực hiện việc phân loại tài sản có và dự kiến số tiền phải trích lập dự phòng, trình những khoản rủi ro đủ điều kiện xử lý và lập phƣơng án thu hồi nợ.

Do tình hình nợ xấu gia tăng qua các năm nên số xử dụng dự phòng tín dụng cũng có xu hƣớng tăng theo. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng nhận thức rõ việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bằng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng đƣợc trích từ lợi nhuận hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chƣa thanh toán đƣợc để ổn định tình hình tài chính, trong khi các khoản nợ không thu hồi vẫn còn tồn tại và đƣợc theo dõi ngoài bảng. Chính vì vậy, Chi nhánh đã quy định rõ các đơn vị phải tiếp tục theo dõi đôn đốc thu nợ, phải có trách nhiệm kiên trì thu hồi nợ để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thanh xuân (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)