Các giải pháp đồng bộ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng (Trang 91 - 97)

4.2. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng

4.2.3. Các giải pháp đồng bộ khác

4.2.3.1. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay

Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của Chi nhánh, phát triển các sản phẩm mới (nhƣ cho vay du học, cho vay chữa bệnh, cho vay cƣới hỏi…) cải tiến các sản phẩm cho vay mua, xây sửa nhà, cho vay mua ô tô… có thể trọn gói hoặc theo yêu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần đa dạng hóa thời gian vay vốn không chỉ gói gọn trong cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, mà nên căn cứ vào đặc điểm

sản xuất kinh doanh của khách hàng để xây dựng thời gian cho vay phù hợp. Tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ trƣớc hạn và đƣợc hƣởng các chế độ về lãi vay theo thời gian tất toán hợp đồng. Riêng đối với các khách hàng có nợ quá hạn cần điều tra, xem xét để có quyết định xử lý phù hợp nhất. Nếu họ là khách hàng có chất lƣợng (luôn trả lãi đầy đủ, đúng hạn, có kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt) tránh gây áp lực về thời gian trả nợ. Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần cải tiến mở rộng hơn nữa các sản phẩm nhƣ cho vay cán bộ công nhân viên, ủy nhiệm trích lƣơng, cho vay chơi chứng khoán,… đối với khách hàng là công nhân viên chức.

- Hoàn thiện CVTD không có TSBĐ đối với cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp trên địa bàn. VietinBank Hải Phòng cần hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng hay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và các nhu cầu hợp lý, hợp pháp khác. Điều này sẽ giúp Chi nhánh tiếp cận đa dạng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, VietinBank Hải Phòng cho các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp đã là khách hàng, đối tác quen thuộc hoặc có kết quả kinh doanh tốt, uy tín trên thị trƣờng. Đồng thời, tăng cƣờng cho vay đối với khách hàng đƣợc trả lƣơng qua ngân hàng. Khi cho vay không có TSBĐ, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao. Do đó, Chi nhánh cần có quy trình thẩm định chặt chẽ hơn để giảm thiểu đƣợc rủi ro. Ngoài ra, không nên giới hạn mức cho vay mà dựa vào thu nhập thƣờng xuyên của ngƣời lao động, mức tối đa bằng 50% thu nhập ổn định thƣờng xuyên của thời hạn vay. Khách hàng không cần đến trả nợ ngân hàng, cơ quan sẽ thay ngƣời vay trích thu nhập tiền lƣơng hàng tháng để trả nợ. Thời hạn vay vốn tối thiểu là 12 tháng và tối đa là 36 tháng.

- Đƣa phƣơng thức cho vay thấu chi tiêu dùng vào hoạt động. Chi nhánh nên thực hiện chƣơng trình thấu chi tài khoản đối với các khách hàng là cá nhân. Nhóm sản phẩm này bao gồm: sản phẩm thấu chi có TSBĐ và thấu chi không có TSBĐ, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài chính bất chợt của khách hàng. Theo đó, khi đăng ký sử dụng sản phẩm vay thấu chi tiêu dùng, khách hàng có thể vƣợt quá số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán tại ngân hàng, với hạn mức thấu chi cao. Cho vay thấu chi tiêu dùng, khách hàng có thể giải quyết các vấn đề về tài chính khẩn cấp, bất chợt khi không có đủ thời gian làm các thủ tục vay tại ngân hàng. Cho vay thấu chi tiêu dùng

đem lại lợi ích tối đa và tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Sản phẩm thấu chi tiêu dùng cho phép khách hàng có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào.

4.2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho vay tiêu dùng

Con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc vào yếu tố con ngƣời và hiệu suất làm việc của họ. Mọi doanh nghiệp muốn thành công trên lĩnh vực mà mình đang theo đuổi kinh doanh thì phải dựa trên việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình và VietinBank Hải Phòng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu chủ chốt mà chi nhánh phải chú trọng phát triển trong thời gian tới. Đó là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ, trong đó tăng cƣờng đào tạo tại chỗ. Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, đánh giá sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực để phát huy tác dụng tốt. Xây dựng văn hoá kinh doanh công sở nhằm nâng cao uy tín và thƣơng hiệu của VietinBank.

Trên cơ sở xem xét các yếu tố trên, Chi nhánh nên có sự phân công lao động cho hợp lý, tận dụng đƣợc các khả năng và thế mạnh của cán bộ tín dụng, đồng thời Chi nhánh cũng cần có chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này một cách toàn diện hơn.VietinBank Hải Phòng cần tổ chức và phát triển hơn nữa công tác đào tạo, nhất là trong giao dịch đổi mới công nghệ ngân hàng, hiện đại hóa ngân hàng nhƣ hiện nay. Chi nhánh cần cử cán bộ, nhân viên tham dự các khóa học về ngân hàng do NHNN, các trƣờng Đại học, các Viện nghiên cứu tổ chức. Chi nhánh cũng nên cử cán bộ, nhân viên có trình độ, có năng lực tham gia các chƣơng trình đào tạo ở nƣớc ngoài cũng nhƣ tham khảo các sản phẩm dịch vụ, các hoạt động ngân hàng của các nƣớc phát triển sẽ tạo ra những nền tảng, điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động ngân hàng trong tƣơng lai.

Ngoài ra, cần phân công thực hiện bố trí công việc theo năng lực, kinh nghiệm của mỗi ngƣời, phân quyền đề nghị cấp tín dụng theo trình độ, kinh nghiệm. Để nâng cao chất lƣợng đánh giá của khách hàng, ngoài việc tăng cƣờng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng là yêu cầu cấp thiết, ngân hàng cần tìm hiểu năng lực,

sở trƣờng của từng cán bộ tín dụng để đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng cán bộ thực hiện nghiệp vụ này phù hợp, phát huy tốt nhất khả năng của mỗi cán bộ công nhân viên nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi ro xảy ra.

Một khía cạnh khác là, để tạo điều kiện, tiền đề cho công tác phát triển nguồn nhân lực, Chi nhánh cần tuyển dụng một cách công bằng, công khai để tìm kiếm đƣợc cán bộ giỏi, có tri thức, năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng đƣợc những yêu cầu của công việc trong tình hình hiện nay.

4.2.3.3. Hiện đại hóa cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng

Trong xu thế đổi mới hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một yêu cầu lớn và cấp thiết đối với bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Vì vậy, hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất là yêu cầu cấp thiết đối với Chi nhánh hiện nay. Điều đó không những giúp nhân viên ngân hàng làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn phát huy hết khả năng mà còn giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng. Đặc biệt khi trụ sở chính trang bị core banking mới sẽ hỗ trợ ngân hàng tăng tốc độ xử lí thông tin cũng nhƣ là khả năng hoạt động chung. Chi nhánh cần chú ý tới việc xây dựng một hệ thống kế hoạch đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ nhằm từng bƣớc đƣa vào sử dụng các dịch vụ xử lí trên hệ thống các phần mềm hiện đại, công nghệ thẻ, dịch vụ home-banking… việc xử lí hỗ trợ các khâu nhƣ thẩm định, định giá TSBĐ, giám sát khoản vay của khách hàng cũng cần có phần mềm ứng dụng để triển khai hỗ trợ mở rộng CVTD một cách đồng bộ, hiệu quả nhất.

- Chi nhánh đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Chi nhánh có thể phát triển các sản phẩm CVTD đối với những khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng: nhƣ cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng. Việc khách hàng trả nợ ngân hàng cũng dễ dàng hơn thông qua khấu trừ vào tài khoản mà không cần đến ngân hàng nhiều lần.

- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin để khách hàng có thể thấy đƣợc tính hiện đại của Chi nhánh. Ngoài việc mua sắm sửa chữa các cơ sở vật

chất cũ hay bị hƣ hỏng Chi nhánh cũng nên quan tâm chú ý đến cách bố trí, sắp xếp đồ đạc tranh ảnh, áp phích nhằm tạo ra một không gian hài hòa, tạo nên sự thoải mái và tiện nghi cho khách hàng.

- Xây dựng và áp dụng các chƣơng trình thu thập, phân tích, xử lý thông tin, các phần mềm theo dõi, quản lý quá trình thu nợ… nhằm góp phần giảm thời gian và công sức cho đội ngũ nhân viên.

- Chi nhánh cũng cần có kế hoạch phát triển hệ thống bảo mật, đảm bảo an ninh mạng, an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình và cho khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển dịch vụ và sự tin tƣởng của khách hàng khi sử dụng.

4.2.3.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing của Chi nhánh

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm. Để triển khai tốt công tác phát triển khách hàng, VietinBank Chi nhánh Hải Phòng cần phải thực hiện hiệu quả, thƣờng xuyên và rộng khắp công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh. Giới thiệu về các sản phẩm CVTD đối với khách hàng hiện có khi sử dụng sản phẩm mới hoặc có thay đổi trong tiện ích của sản phẩm cũ, qua đó thông tin về sản phẩm CVTD đƣợc nhiều ngƣời biết đến bởi khách hàng sẽ tiếp tục thông tin cho ngƣời thân bạn bè về sản phẩm khi sản phẩm đó thực sự là nổi trội và nhiều tiện ích. Đồng thời, tổ chức công tác tuyên truyền về sản phẩm nhƣ đăng quảng cáo trên báo chí, truyền hình, quảng bá sản phẩm thông qua các hoạt động tài trợ văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội, từ thiện.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển khách hàng thông qua các đối tác liên kết. Khách hàng mục tiêu của sản phẩm CVTD thƣờng phân tán, nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên và rất khó để ngân hàng chủ động tiếp cận trực tiếp vì vậy tiếp cận khách hàng qua các đối tác là các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ trở thành kênh tiếp cận hiệu quả nhất. Đối với cho vay mua nhà, Chi nhánh cần tăng cƣờng thực hiện tìm kiếm và hợp tác với chủ đầu tƣ các khu đô thị, các dự án nhà ở để cho vay khách hàng có nhu cầu mua nhà của dự án này. Khi khách hàng tìm đến đơn vị xây dựng, họ sẽ đƣợc giới thiệu về sản phẩm cho vay mua nhà của Chi nhánh. Mặt khác quan hệ tốt với chủ đầu tƣ thì việc nhận bàn giao giấy tờ nhà của khách hàng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Còn đối với cho vay mua ô tô trả góp có thể kết hợp với các

showroom xe ô tô, các sản phẩm CVTD khác Chi nhánh hợp tác với trung tâm tƣ vấn du học, đại lý cung cấp các mặt hàng tiêu dùng,…Việc hợp tác kinh doanh thành công thì chính đối tác liên kết sẽ là ngƣời giới thiệu khách hàng đến với sản phẩm cho vay mua xe ô tô, CVTD khác của Chi nhánh.

4.2.3.5. Kiểm soát rủi ro.

Hiện nay, tình hình nợ xấu nói chung và nợ xấu đối với CVTD nói riêng tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng cần đƣợc quan tâm xử lý kịp thời trong thời gian gần đây. Xử lý nợ xấu đang là bài toán đặt ra cho hầu hết các ngân hàng hiện nay và VietinBank Chi nhánh Hải Phòng không nằm trong ngoại lệ. Sau đây là ba giải pháp nhằm giảm nợ xấu đối với hoạt động CVTD của VietinBank Chi nhánh Hải Phòng.

- Quy trách nhiệm cho nhân viên phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng. VietinBank Hải Phòng cần quy trách nhiệm rõ ràng trong việc khắc phục nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là phòng tín dụng và thẩm định tín dụng. Phòng tín dụng khối khách hàng cá nhân nên chia thành các tổ, nhóm (theo địa bàn hoạt động): Làm các công tác phân tích tín dụng, theo dõi khách hàng vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, thu hồi nợ (nếu rơi vào khoản nợ xấu). Đƣa phân tích, đánh giá, theo dõi vào xếp hạng thi đua, khen thƣởng cho từng cán bộ, tổ, nhóm, phòng tín dụng. Chi nhánh cần thành lâp tổ thu hồi nợ xấu để nâng cao hiệu quả cho vay, kiểm soát nợ xấu.

- Thu hồi TSBĐ (xe, bất động sản) để bán thanh lý. Hiện nay, tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng các khoản CVTD có TSBĐ chủ yếu là bất động sản và xe ô tô. Do đó cần có biện pháp xử lý kịp thời đối với những TSBĐ nhằm hạn chế nợ xấu. Thông báo nhắc nhở cho khách hàng về việc tiến hành thu nợ. Đăng bán thanh lý trong trang web của ngân hàng, báo địa phƣơng hoặc bán lại cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng.

- Đối với những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi, khuyến nghị bán lại cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Hiện nay, việc thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhằm giải quyết tình hình nợ xấu cho các NHTM. Do đó, những khoản nợ không có khả năng thu hồi thì VietinBank Chi nhánh Hải Phòng nên bán lại cho VAMC để thu hồi vốn và cơ cấu lại dƣ nợ trong năm nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)