Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh thanh xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa phúc hà (Trang 59 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Ch

Chi nhánh Thanh Xuân

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Quận Thanh Xuân ra đời vào năm 1997 do chủ trƣơng mở rộng khu vực nội thành của thành phố Hà Nội. Quận hình thành trên diện tích kết hợp của quận Đống Đa và huyện Từ Liêm rộng 913,3 ha gồm 11 phƣờng và dân số hơn 2 vạn dân. Là một quận nằm phía Tây thủ đô Hà Nội, quận Thanh Xuân với cƣ dân đông đúc, kinh tế xã hội có nhiều tiềm năng phát triển, đƣợc thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng. Nhận thức rõ đây là khu vực có tiềm năng, cơ hội và hứa hẹn khả năng mở rộng sản phẩm dịch vụ và sự phát triển của Ngân hàng. Ngày 20/02/1999, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam đã ra quyết định số 13/QĐ - HĐQT/NHCT1 thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Thanh Xuân trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam. Khi đó chi nhánh có 45 cán bộ, nguồn vốn gần 200 tỷ và dự nợ là 50 tỷ.

Vietinbank Thanh Xuân tiền thân là phòng giao dịch của Ngân hàng Công thƣơng Đống Đa đặt tại 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoạt động trên địa bàn một quận mới thành lập, ít thuận lợi, nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng. Sau một thời gian ngắn, vừa kiện toàn ổn định tổ chức, xây dựng chiến lƣợc, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, với nỗ lực vƣợt khó, tinh thần đoàn kết của Ban giám đốc, tập thể cán bộ nhân viên (CBNV), đến cuối năm 2001 Vietinbank Thanh xuân đã gia nhập nhóm chi nhánh có quy mô ngàn tỷ. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 20% đến 30%.

Sau 15 năm hoạt động, Vietinbank Thanh Xuân đã đứng trong Top 10 chi nhánh lớn nhất của hệ thống với quy mô nguồn vốn trên 10.000 tỷ đồng, dƣ nợ cho

vay nền kinh tế 4.500 tỷ đồng. Đến năm 2015 trải qua 18 năm hoạt động và phát triển quy mô nguồn vốn gần 13.000 tỷ đồng. Giới hạn tín dụng do chi nhánh quản lý là trên 9.000 tỷ đồng, số dƣ giới hạn cho vay, L/C, bảo lãnh thƣờng xuyên khoảng 7.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chi nhánh luôn duy trì chất lƣợng tín dụng tốt, tỉ lệ nợ xấu chỉ 0,5%.

Với uy tín, năng lực tài chính, sự năng động cùng tinh thần sáng tạo, chi nhánh luôn là địa chỉ tin cậy của cộng đồng DN. VietinBank Thanh Xuân đã thiết lập và có mối quan hệ bền vững với rất nhiều tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các doanh nghiệp lớn thuộc mọi thành phần kinh tế.

Vietinbank Thanh Xuân ra đời là một sự nhận thức đúng đắn, một tất yếu khách quan nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân cƣ, bám sát nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng trong quận và các địa bàn lân cận.

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2011 - 2015

(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)

Bảng 3.1 : Mức độ tăng trƣởng các chỉ tiêu của Vietinbank Thanh Xuân qua các năm 2012 - 2015

Đơn vị tính : %

Chỉ tiêu/năm 2012 2013 2014 2015

Mức độ tăng trƣởng nguồn vốn 5.00% 50.00% 5.56% 8.36% Mức độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay 58.79% 21.46% -4.52% 11.93% Mức độ tăng trƣởng lợi nhuận -36.55% 8.23% 19.88% -18.19%

(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)

Dựa vào Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh và bảng mức độ tăng trƣởng các chỉ tiêu qua các năm nhận thấy :

- Tổng nguồn vốn của Vietinbank Thanh Xuân có xu hƣớng tăng đều từ năm 2011 - 2015. Nguồn vốn tăng mạnh nhất là 50% từ năm 2012 sang năm 2013. Năm 2014 nguồn vốn tăng từ 12.600 tỷ đồng lên 13.300 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 5,56%. Năm 2015 tỷ lệ tăng có mạnh hơn so với năm 2014 với mức độ tăng 8,34%.

- Dƣ nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh có sự không đồng đều qua các năm. Thể hiện năm 2012 dƣ nợ tăng mạnh so với năm 2011 từ 2.800 tỷ đồng lên 4.446 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 58,79%. Năm 2013 dự nợ cho vay tuy có tăng xong chỉ tăng 21,46% so với năm 2013. Năm 2014 dƣ nợ cho vay giảm 244 tỷ đồng từ 5.400 tỷ đồng xuống còn 5.156 tỷ đồng tƣơng ứng giảm 4,52%. Đến năm 2015 dƣ nợ lại có xu hƣớng tăng lên, tƣơng ứng tăng 11,93% so với năm 2014.

- Cùng với sự tăng đều của nguồn vốn và sự tăng giảm không đồng đều trong dƣ nợ cho vay, Lợi nhuận đạt đƣợc của Vietinbank Thanh Xuân cũng biến động không đều. Thể hiện lợi nhuận mạnh nhất trong 5 năm phát triển là vào năm 2014 ở mức 205 tỷ đồng. Điều này cho thấy trong năm 2014 chi nhánh đã quản lý tốt hoạt động kinh doanh của mình trong việc tăng đều nguồn vốn và giảm dƣ nợ cho vay.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn đang tiến triển khá tốt, cơ cấu giảm cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, không có nợ xấu, nợ nhóm hai. Lợi

nhuận luôn đạt so với kế hoạch đề ra cùng với những dự đoán trong sự phát triển của tình hình kinh tế chung của cả Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh thanh xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa phúc hà (Trang 59 - 62)