Quy trình thẩm định dự án tại VietinbankThanh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh thanh xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa phúc hà (Trang 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng Công

3.2.1. Quy trình thẩm định dự án tại VietinbankThanh Xuân

Quy trình thẩm định dự án đầu tƣ hiện đang đƣợc chi nhánh áp dụng là quy trình thẩm định dự án do Vietinbank thiết lập bằng văn bản hƣớng dẫn. CBTĐ tại chi nhánh dựa trên văn bản hƣớng dẫn này mà thực hiện đầy đủ các khâu theo quy trình: từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra.. cho tới khi dự án kết thúc.

Đối với Vietinbank những dự án có quy mô đầu tƣ lớn trên 100 tỷ thì hồ sơ dự án vay vốn khi đƣợc chi nhánh chấp thuận cần phải trình lên Hội sở chính để kiểm tra và tiến hành thẩm định lại trƣớc khi ra quyết định cho vay.

Hiện nay, trên thị trƣờng tín dụng đang tồn tại rất nhiều loại hình hoạt động cho vay vốn đầu tƣ. Các DN có rất nhiều sự lựa chọn trong việc gửi hồ sơ vay vốn tới các NH. Do vậy, để cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng cho vay tiền tệ, Vietinbank Thanh Xuân cần nâng cao chất lƣợng dịch vụ của chính bản thân NH mình nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho NH cũng nhƣ cho DN vay vốn.

Phòng tín dụng CBTĐ Trƣởng phòng thẩm định

(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)

Hình 3.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tƣ tại Vietinbank Thanh Xuân

Đƣa yêu cầu, giao hồ

sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ

Chƣa đủ điều kiện thẩm định

Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Chƣa rõ

Chƣa đạt yêu cầu

Kiểm tra. kiểm soát Lập báo cáo thẩm định

Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định

Lƣu hồ sơ/tài liệu Đạt

Bổ sung, giải trình

Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ dự án

Nhân viên tín dụng tiếp xúc, hƣớng dẫn, phỏng vấn khách hàng, hoàn chỉnh hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, có sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện phải báo khách hàng bổ sung theo yêu cầu cần thiết của NH. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tín dụng, nhân viên tín dụng ghi nhận hồ sơ vào sổ sách biên bản theo dõi.

Tiếp nhận hồ sơ DAĐT là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và NH, loại dự án yêu cầu và quy mô dự án, CBTĐ tiếp xúc với khách hàng và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng - Thông tin về đảm bảo tín dụng

- Thông tin về dự án vay vốn đầu tƣ

Để thu thập đƣợc những thông tin nhƣ trên, NH thƣờng yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho NH các loại giấy tờ sau:

a/ Giấy đề nghị vay vốn

b/ Hồ sơ pháp lý: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế

c/ Hồ sơ về ngƣời vay vốn: chứng minh thƣ, lý lịch của tổng giám đốc, chủ đầu tƣ dự án

d/ Hồ sơ về quản trị và điều hành: cơ cấu tổ chức, điều lệ, quy chế hoạt động của đơn vị, Đại diện đơn vị, quyết định bổ nhiệm hội đồng quản trị.

e/ Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính doanh nghiệp qua các năm.

f/ Tài liệu về kinh doanh: Hợp đồng với các bên liên quan trong hoạt động của DN. g/ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay: Hồ sơ về nhà, đất, tài sản đảm bảo.

h/ Hồ sơ về dự án vay vốn: Các loại quyết định về việc phê duyệt dự án của đơn vị cũng nhƣ của các cơ quan có thẩm quyền, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, hồ sơ hợp đồng với khách hàng liên quan trọng thực hiện dự án.

i/ Tài liệu khác theo yêu cầu của NH tùy thuộc vào tính chất dự án có thể yêu cầu bổ sung các hồ sơ cần thiết phục vụ công tác thẩm định.

Bƣớc 2: Thực hiện công việc thẩm định dự án đầu tƣ

Trƣờng phòng tín dụng cùng với cán bộ thực hiện công việc thẩm định thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi, lấy ý kiến các cán bộ, ngành, địa phƣơng liên quan. CBTĐ phải kiểm tra, sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích và lên kế hoạch thẩm định chi tiết: thẩm định tính khả thi, phân tích đánh giá dự án về các phƣơng diện nhƣ pháp lý, thị trƣờng, kỹ thuật công nghệ dự án, tổ chức quản lý, thực hiện dự án, tài chính, môi trƣờng sinh thái và các giấy tờ đảm bảo nợ.

Bƣớc 3: Lập báo cáo kết quả thẩm định

CBTĐ tổng hợp ý kiến của các đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở DAĐT và lập biên bản, báo cáo kết quả thẩm định theo mẫu NH, đề xuất ý kiến ƣu, nhƣợc điểm của dự án và những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động dự án đầu tƣ trình lên cấp tổ chức hội đồng thẩm định theo quy định của Ngân hàng.

Bƣớc 4: Hội đồng thẩm định.

Ngƣời trách nhiệm thẩm định dự án đầu tƣ lên trình bày bảo vệ kết quả thẩm định nêu rõ lý do kỹ càng kết luận về khả năng thu hồi nợ vay, ƣu, nhƣợc điểm, các ủy viên trong buổi họp đề xuất ý kiến, chủ tọa hội nghị tổng hợp những ý kiến và kết quả thẩm định, thƣ ký buổi họp có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo trình lên ngƣời có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cho phép đầu tƣ hay không.

Bƣớc 5: Báo cáo thẩm định đƣợc gửi tới ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ xem xét lại, có ý kiến quyết định cho phép đầu tƣ hay không ?. Tiến hành ký quyết định và gửi tới cấp dƣới.

Bƣớc 6: Phòng tín dụng phát hành thƣ thông báo tới khách hàng

- Nếu không cho vay phải nêu rõ lý do chi tiết từ chối cho khách hàng

- Khi đƣợc thông báo chấp nhận cho vay, khách hàng có thể thƣợng lƣợng lại khoản vay nhƣ: Thời hạn, lãi suất, phƣơng thức cho vay, tài sản đảm bảo…

3.2.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Vietinbank Thanh Xuân

Việc đƣa ra quyết định cho vay là rất quan trọng trong các hoạt động của NH, nó ảnh hƣởng đến lợi nhuận, uy tín, sự tồn tại bền vững của Ngân hàng. Do đó, khi đƣa ra quyết định cho vay cần phải thẩm định một cách chặt chẽ và cận thẩn. Thẩm định một dự án là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều bƣớc, nhiều kỹ năng. Có thể áp dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong thẩm định, tùy từng nội dung và yêu cầu của DAĐT mà vận dụng các phƣơng pháp thẩm định phù hợp. Một số phƣơng pháp mà Vietinbank Thanh xuân thƣờng hay sử dụng nhƣ:

- Phƣơng pháp thẩm định theo trình tự - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu

a. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Tiến hành từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trƣớc đƣợc lấy làm tiền đề cho kết luận sau

- Thẩm định tổng quát: Trong khâu này, cán bộ thẩm định xem xét các nội dung cơ bản đã đƣợc trình bày trong hồ sơ dự án tbccừ đó đánh giá tổng quát về dự án. Nếu dự án không đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản nhất về: Pháp lý, tính khả thi…có thể bị bác bỏ trong khâu thẩm định khái quát. Khâu thẩm định tổng quát chỉ xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó giai đoạn này khó phát hiện đƣợc sai sót của dự án, do đó giai đoạn sau cần tiến hành thẩm định chi tiết.

- Thẩm định chi tiết: Nếu dự án đƣợc chấp nhận ở khâu thẩm định tổng quát thì CBTĐ tiếp tục đi sâu xem xét chi tiết từng nội dung cụ thể của dự án: Thị trƣờng đầu ra, đầu vào của dự án, công nghệ - kỹ thuật mà dự án sử dụng, hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án, biện pháp đảm bảo tiền vay, thời gian thu hồi vốn, phƣơng pháp trả nợ cho NH…Khi phát hiện sai sót thì CBTĐ đƣa ra ý kiến sửa đổi,

bổ sung và kết luận. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo.

b. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu đƣợc Vietinbank Thanh Xuân áp dụng đối với các DAĐT có yếu tố kỹ thuật phức tạp hoặc dùng trong thẩm định năng lực tài chính và kỹ thuật của dự án.

Cán bộ thẩm định so sánh, đối chiếu: Tổng mức vốn đầu tƣ, cơ cấu vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Thí dụ có dự án A và B, xét trên phƣơng diện tài chính để lựa chọn DAĐT, Ngân hàng sử dụng các độ đo hiệu quả tài chính nhƣ: thu nhập thuần lớn nhất, chi phí nhỏ nhất, thời hạn thu hồi vốn ngắn nhất, điểm hòa vốn nhỏ nhất, IRR tốt nhất.

Khi thực hiện phƣơng pháp này về việc so sánh trình độ công nghệ, kỹ thuật thiết kế, thiết bị công nghệ, các cán bộ của Ngân hàng thƣờng dựa vào tài liệu thông tin của khách hàng gửi cho và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cơ quan, cán bộ chuyên ngành có liên quan.

3.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank Thanh Xuân: Trường hợp dự án nhà máy nhựa Phúc Hà

Cũng giống nhƣ bất kỳ một NHTM nào khác, nội dung trong thẩm định tài chính dự án tại Vietinbank Thanh Xuân cũng đƣợc thực hiện dựa trên hai yếu tố chính đã đƣợc trình bày trong phần thứ nhất về cơ sở dữ liệu:

Thứ 1: Là phân tích các yếu tố liên quan tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ đầu tƣ.

Thứ 2: Là các nội dung thẩm định tài chính liên quan tới dự án đầu tƣ

Chủ đầu tƣ: Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Phúc Hà

Địa chỉ: Lô 2-4-5 Khu CN Nam Thăng Long, P. Thụy Phƣơng, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Phúc Hà (tiền thân là Công ty TNHH Phúc Hà) đƣợc thành lập năm 1997.

Vốn điều lệ: 65.000.000.000 đồng

Cơ cấu tổ chức: gồm 4 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện và 1 công ty con Hoạt động chính:

- Buôn bán tổng hợp (hàng tƣ liệu tiêu dùng, tƣ liệu sản xuất)

- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác (lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng)

- Sản xuất các sản phẩm từ plastic (chủ yếu ống và phụ kiện nhựa mang thƣơng hiệu Dekko 25)

Tên dự án thực hiện: Dự án nhà máy nhựa Phúc Hà

- Tổng mức đầu tƣ: 180.635.000.000 VNĐ

- Vốn tự có : 57.803.000.000 VNĐ chiếm 32% - Vốn vay NH :122.832.000.000 VNĐ chiếm 68%

Địa điểm thực hiện: Khu đất diện tích 30.681 m2 thuộc địa bàn xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào và xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên.

Mục tiêu dự án:

- Xây dựng nhà xƣởng và văn phòng mới trên diện tích đất mới để phục vụ sản xuất các sản phẩm ống và phụ kiện nhựa: PPR, PVC, HDPE nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của ngƣời tiêu dùng và các công trình xây dựng lớn trên cả nƣớc, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, mẫu mã và sự thuận tiện của sản phẩm.

- Di rời nhà máy cũ sang vị trí mới và bố trí lại các dây chuyền hiện đang sản xuất, đảm bảo vẫn giữ nguyên đƣợc sản lƣợng nhƣ cũ.

- Đầu tƣ thêm máy móc thiết bị để tăng sản lƣợng sản xuất các sản phẩm nhựa hiện thị trƣờng đang có nhu cầu cao.

- Giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân xung quanh dự án, góp phần giảm bớt gánh nặng về lao động việc làm của địa phƣơng, giảm bớt tệ nạn xã hội do thất nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống dân cƣ trong vùng

- Tăng doanh thu, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Việc đầu tƣ xây dựng dự án góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phù hợp với định hƣớng phát triển: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, đƣa Hƣng Yên trở thành một tỉnh phát triển toàn diện.

3.2.3.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án nhà máy nhựa Phúc Hà

A. Thẩm định tình hình tài chính chủ đầu tư

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Phúc Hà liên tục phát triển ở trạng thái tốt. Đất nƣớc ta đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng, do vậy nhu cầu sử dụng sản phẩm của ống nhựa đặc biệt là sản phẩm Dekko 25 trong xây dựng công trình càng có xu hƣớng tăng lên.

A1. Phân tích tình hình nguồn vốn

Bảng 3.2: Chỉ tiêu cân đối kế toán Công ty Phúc Hà 2012 - 2014

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT Tên chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014

1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 139,061 158,923 171,564

2 Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền 15,503 18,670 14,747

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 61,268 74,932 75,335

4 Hàng tồn kho 57,204 63,446 79,109 5 Tài sản ngắn hạn khác 5,086 1,875 2,373 6 TÀI SẢN DÀI HẠN 113,496 145,309 143,027 7 Tài sản cố định 85,815 112,680 112,614 8 Tài sản dài hạn khác 27,681 32,629 30,413 9 TỔNG TÀI SẢN 252,557 304,232 314,591 10 NỢ PHẢI TRẢ 163,346 187,203 189,712

11 Nợ ngắn hạn 77,710 152,003 115,157

12 Nợ dài hạn 85,635 35,200 74,555

13 VỐN CHỦ SỞ HỮU 89,211 117,029 124,879

14 TỔNG NGUỒN VỐN 252,557 304,232 314,591

(Nguồn: Phòng QHKH - Vietinbank Thanh Xuân)

Nhận thấy tổng nguồn vốn của DN có xu hƣớng tăng mạnh từ 2012 sang 2013 tƣơng ứng tăng 20%, tuy nhiên năm 2014 lại chỉ tăng nhẹ so với năm 2013 tăng 3,4%

Năm 2013 tổng vốn tăng chủ yếu là do sự gia tăng của VCSH tăng 31,18% và nợ ngắn hạn tăng 95%, tuy nhiên nợ dài hạn lại có xu hƣớng giảm 59%. Sự gia tăng trong nợ ngắn hạn và giảm trong nợ dài hạn đã đƣợc DN điều chỉnh lại trong năm 2014. Điều này cho thấy tín hiệu khả quan trong việc xác định nguồn vốn của DN trong thời gian tới nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững.

Đối với khoản mục tài sản của DN thì tỷ lệ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn là tƣơng đối cân bằng chiếm khoảng 55% trong cả 3 năm.

Đối với tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là khoản phải thu và hàng tồn kho. Đối với năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 44,06% và hàng tồn kho chiếm chiếm 41,14% trong tổng tài sản ngắn hạn của DN. Tƣơng ứng năm 2013 khoản phải thu chiếm 47,15% và hàng tồn kho chiếm 39,92%. Năm 2014 tỷ trọng khoản phải thu chiếm 43,91% và hàng tồn kho chiếm 46,11% trong tổng tài sản. Tỷ lệ các khoản mục trong tài sản ngắn hạn của DN có sự biến động không nhiều qua các năm, điều này cho thấy sự ổn định trong cơ cấu tài sản của DN. Nhận thấy đây chính là một đặc thù đối với DN khi vừa sản xuất vừa kinh doanh thƣơng mại.

Bảng 3.3: Vốn lƣu động ròng Công ty Phúc Hà từ năm 2012-2014

(Đơn vị tính: triệu đồng )

STT Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014

1 Vốn lƣu động ròng 61,351 6,920 56,407

(Nguồn: Phòng QHKH - Vietinbank Thanh Xuân)

Nhận thấy vốn lƣu động ròng của DN ở cả 3 năm đều ở mức tốt cụ thể năm 2012 Vốn lƣu động ròng đạt 61.351 triệu đồng, năm 2013 và 2014 tƣơng ứng là 6.920 triệu đồng và 56.207 triệu đồng. Điều này cho thấy DN đang trong mức an toàn về vốn. Nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ vào tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy tài sản dài hạn của DN đang đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh thanh xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa phúc hà (Trang 62)