Định hƣớng phát triển của VietinbankThanh Xuân trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh thanh xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa phúc hà (Trang 109 - 113)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển của VietinbankThanh Xuân trong thời gian tới

4.1.1. Cơ hội và thách thức

4.1.1.1. Cơ hội

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra với tốc độ nhanh kèm theo đó là những biến đổi to lớn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietinbank Thanh Xuân nói riêng.

Cùng với việc Việt Nam gia nhập TPP sẽ tạo ra cho các Ngân hàng Việt Nam trong đó có Vietinbank Thanh Xuân môi trƣờng kinh doanh mới với nhiều điều kiện thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác cùng phát triển.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với xu hướng

đó, hoạt động đầu tư dự án ngày càng trở nên sôi động với những dự án lớn có quy mô quốc gia và quốc tế.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển đổi mạnh theo hƣớng CNH - HĐH đất nƣớc nên hoạt động đầu tƣ vào các dự án Nhà nƣớc và các dự án kinh doanh của DN trong và ngoài nƣớc ngày càng sôi động. Vì vậy, nhu cầu về vốn đầu tƣ vào các dự án là rất lớn. Đây chính là thời cơ cho NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng cơ hội đầu tƣ vốn cho các dự án đó.

Nhu cầu vay vốn đầu tư dự án của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn

Một trong những hạn chế của các DN trong nƣớc là vốn chủ sở hữu thấp nên khó khăn khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nhất là tham gia vào các dự án đòi hỏi vốn đầu tƣ trung và dài hạn. Trong các cách thức huy động vốn thì vay vốn từ phía Ngân hàng là cách thƣờng xuyên và thuận lợi nhất mà các DN lựa chọn. Tuy nhiên để có thể vay vốn Ngân hàng, DN phải tự lựa chọn cho mình những dự án đầu tƣ thật hiệu quả nhằm đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Chính vì vậy, đây

là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng có thể lựa chọn cho vay đƣợc những dự án đầu tƣ có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay dự án đầu tƣ.

4.1.1.2. Thách thức

Cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra mạnh mẽ do sự gia tăng số lượng Ngân

hàng trong nước và nước ngoài, tăng quy mô, vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động với tốc độ nhanh

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh

Xuân còn hạn chế.

Một số Ngân hàng, nhất là các Ngân hàng nƣớc ngoài có bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất phát triển. Trong khi đó, Vietinbank nói chung và Vietinbank Thanh Xuân nói riêng còn nhiều hạn chế nhƣ: Trình độ quản trị ngân hàng chƣa cao, công nghệ chƣa thực sự phát triển, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên chƣa thích ứng với yêu cầu của hội nhập.

Môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn rủi ro, trong khi công tác quản trị rủi

ro còn nhiều hạn chế

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh nhƣng chƣa thực sự bền vững. Hơn nữa, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế nƣớc ta chịu ảnh hƣởng lớn từ những biến động của nền kinh tế toàn cầu: tình hình biến động bất thƣờng, ngoài dự đoán của một số ngành kinh tế, khả năng quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với một số thị trƣờng còn hạn chế làm tăng rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay theo dự án đầu tƣ nói riêng. Thách thức đó tạo yêu cầu cấp thiết phải tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro nhất là trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Danh mục cho vay theo dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp

Nhà nước, trong khi hoạt động của các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả

Nhận biết đƣợc những cơ hội và thách thức nhƣ trên, Ngân hàng công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân đã đƣa ra những định hƣớng phát triển chung trong thời gian tới, trong đó có hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ.

4.1.2. Định hướng phát triển chung

- Nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc, góp phần hoàn thành mục tiêu vĩ mô: thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lƣu thông hàng hóa, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, gắn với việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng.

- Tập trung chuyển đổi phƣơng thức hoạt động theo chỉ đạo của NHNN nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tƣợng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát đƣợc rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh.

- Chủ động, độc lập trong hoạt động kinh doanh không ngừng nghiên cứu cải tiến dịch vụ, sản phẩm, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam: “Là ngân hàng số 1 của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế” hƣớng tới tầm nhìn “Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.”

Giá trị cốt lõi

- Hƣớng đến khách hàng - Hƣớng đến sự hoàn hảo

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại

- Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp - Sự tôn trọng

- Bảo vệ và phát triển thƣơng hiệu

- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Triết lý kinh doanh

- An toàn, hiệu quả bền vững

- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cƣơng

- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

4.1.3. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Tăng trƣởng tín dụng đảm bảo chất lƣợng an toàn, hiệu quả, bền vững. Phân tích tổng thể đánh giá thị trƣờng cả nƣớc, từng ngành kinh tế, từng địa phƣơng, từng lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm khách hàng để định hƣớng đầu tƣ tín dụng phù hợp với hiện tại cũng nhƣ lâu dài nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới cơ cấu danh mục đầu tƣ tín dụng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng, lành mạnh nợ trong hạn, thực hiện cho vay theo nguyên tắc thƣơng mại và thị trƣờng

- Nhằm đảm bảo dự nợ cho vay dự án đầu tƣ, Vietinbank Thanh Xuân cần phải thực hiện chiến lƣợc huy động vốn theo hƣớng nâng dần tỷ trọng vốn trung và dài hạn, nghiên cứu triển khai những hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh và hiệu quả. Tính toán đẩy mạnh hình thức huy động vốn cho vay theo dự án, kiểm soát chặt chẽ tăng trƣởng tín dụng, tốc độ tăng trƣởng tín dụng phải căn cứ vào tốc độ tăng trƣởng huy động vốn trong chỉ tiêu kế hoạch đề ra

- Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tối đa không quá 40% tổng dƣ nợ cho vay, nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản; chỉ lựa chọn những dự án tốt có vốn tự có tham gia lớn, hiệu quả cao, thời gian hoàn trả nợ nhanh, có tài sản đảm bảo lớn, thực hiện lãi suất thả nổi theo thị trƣờng, bù đắp đủ chi phí và có hiệu quả trong đầu tƣ tín dụng

- Đáp ứng cho vay theo dự án đầu tƣ với tất cả các thành phần, xác định những ngành kinh tế có thế mạnh, đặc biệt tập trung vào các ngành trọng điểm nhƣ điện, bƣu chính, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, than, dầu khí… để có kế hoạch chủ động tìm kiếm, tiếp cận, và thẩm định khách hàng.

- Chú trọng mở rộng tài trợ vốn và tiếp cận các dự án lớn nhƣng phải có hiệu quả cao nhằm hạn chế rủi ro. Ƣu tiên cả những dự án có quy mô vừa vả nhỏ, công nghệ tiên tiến, thu hồi vốn nhanh

- Đẩy mạnh cho vay dự án đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời nâng cao chất lƣợng đầu tƣ vào các doanh nghiệp Nhà nƣớc, kiên quyết thu hồi vốn đối với các dự án kém hiệu quả để đầu tƣ vào những dự án có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn nhanh

- Không tập trung dự nợ cho vay theo dự án đầu tƣ vào một ngành kinh tế, một nhóm ngành hàng, một nhóm khách hàng, mở rộng cho vay dự án đến các ngành hàng có tiềm năng và có chiến lƣợc phát triển lâu dài

Trên cơ sở những định hƣớng trên, qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Thanh xuân tác giả xin đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ để đảm bảo hoạt động tín dụng tại ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Thanh xuân nói riêng và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh thanh xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa phúc hà (Trang 109 - 113)