CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI
4.2. Một số giải pháp nâng cao nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty
4.2.1. Tăng cường công tác thu hồi nợ
Trong cơ cấu tài sản của một Công ty hiện nay các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, làm ứ đọng vốn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Do vậy cần đẩy mạnh quản lý các khoản phải thu. Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
* Lựa chọn Chủ đầu tư và dự án:
Trước khi quyết định tham gia dự án, công ty cần xem xét các yếu tố sau để hạn chế những rủi ro từ dự án đó:
- Năng lực của chủ đầu tư: Công ty cần xác minh các thông tin về Chủ đầu tư bao gồm lịch sử hình thành phát triển, năng lực tài chính, các dự án đã triển khai và đặc biệt về ý thức thanh toán.
- Tính pháp lý của dự án: Công ty phải kiểm tra tính chính xác của các quyết định phê duyệt đầu tư để lựa chon những dự án được cho phép và phù hợp với quy hoạch của địa phương.
- Nguồn gốc của vốn tài trợ cho dự án: Nếu vốn đầu tư do cá nhân hay tổ chức bỏ ra, công ty phải xem xét dựa trên năng lực tài chính để đánh giá khả năng tài trợ cho công trình đầu tư của họ. Nếu nguồn vốn do Nhà nước cấp cần tìm hiểu quyết định cấp vốn và các khâu cấp vốn. Thông qua đó, công ty tìm cách tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất, hạn chế qua các khâu
trung gian làm phát sinh những khoản chi phí không đáng có.
* Thảo thuận hình thức thanh toán:
Trong quá trình thi công, nhà thầu có thể ứng trước toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoặc chủ đầu tư có thể ứng trước một phần và sau khi bàn giao sẽ thanh toán phần còn lại. Giá trúng thầu xây dựng đã được cố định từ trước không phụ thuộc vào quá trình thanh toán. Do vậy, nhà thầu được thanh toán càng sớm, càng nhiều thì càng có lợi, còn chủ đầu tư chỉ muốn thanh toán sau khi nhận bàn giao công trình theo đúng yêu cầu. Do vậy việc thỏa thuận hình thức thanh toán cần phải bảo đảm quyền lợi cho cả đôi bên. Trong khi ký kết hợp đồng xây dựng, công ty cần chú ý quy định rõ các điều khoản về mức tiền ứng trước, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các điều khoản về mức phạt thanh toán chậm so với quy định; công ty cũng có thể áp dụng hình thức chiết khấu nếu bên A thanh toán trước thời gian.
Qua đó, Công ty sẽ chủ động đề ra phương án thi công phù hợp, đảm bảo vốn cho kinh doanh. Đặc biệt, Công ty nên hạn chế thi công trước các công trình chưa có kế hoạch cấp vốn từ ngân sách Nhà nước. Mặc khác, biết trước thực trạng nguồn vốn của các công trình để Công ty có kế hoạch về vốn cho việc khởi đầu thi công cũng như kế hoạch thu hồi vốn của công ty.
* Theo dõi sát sao việc thu hồi công nợ, thúc đẩy hoạt động thanh toán giữa các đối tác.
Việc quản lý, theo dõi, thu hồi công nợ có ý nghĩa quan trọng để giảm tình trạng chiếm dụng vốn của Công ty. Công ty cần theo dõi chi tiết về thời hạn và số tiền thanh toán, thường xuyên đôn đốc khách hàng khách hàng trả nợ đúng hạn. Thực hiện việc phân loại nợ để thấy được các khoản nợ đã đến hạn và có công tác thu nợ kịp thời. Đối với các khoản nợ quá hạn, công ty có thể sử dụng các biện pháp như phạt lãi suất, thực hiện mua bán nợ hoặc nhờ
chính để tránh các rủi ro do không thu hồi được nợ quá hạn, giảm bớt khó khăn cho Công ty.