Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH bắc phương (Trang 61 - 71)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI

3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH Bắc Phương giai đoạn

3.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

TSNH là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản gồm có 05 khoản mục. Việc xem xét các chỉ tiêu của các khoản mục trong TSNH cho ta thấy được hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong giai đoạn 2013 – 2015.

* Chỉ tiêu thanh toán nhanh:

Bảng 3.8 - Chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tiền mặt và các khoản tương đương (tr.đ) 9.804 4.790 4.525

TSNH (tr.đ) 53.930 52.761 58.023

Nợ ngắn hạn (tr.đ) 43.820 41.408 51.143

Chỉ số thanh toán nhanh (lần) 0,22 0,12 0,09 Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn(lần) 1,23 1,27 1,13

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Bảng 3.9 – So sánh chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn năm 2015

TT Tên công ty toán nhanh Chỉ số thanh (lần) toán nợ ngắn Chỉ số thanh

hạn (lần)

1 Công ty TNHH Bắc Phƣơng 0,09 1,13

2 Công ty TNHH Thành Chi 0,15 1,3

3 Công ty CP xây dựng Dương Cường 0,14 0,96

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2015 của các Công ty)

Chỉ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2013 là 0,22 lần, năm 2014 giảm xuống còn 0,12 lần và năm 2015 tiếp tục giảm còn 0,09 lần. Chỉ số này qua các năm đều ở mức rất thấp < 0,5 và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 – 2015. Nguyên nhân làm cho chỉ số thanh toán nhanh của Công ty trong 3 năm đều thấp là do các khoản tiền và các khoản tương đương tiền thấp

gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn tại thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh doanh.

Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2013 là 1,23 lần, năm 2014 có tăng lên là 1,27 lần nhưng đến nay 2015 là giảm xuống chỉ còn 1,13 lần. Qua các năm chỉ tiêu này đều > 1. Về lý thuyết Công ty có thể trả được các khoản nợ ngắn hạn của mình; nhưng về mặt thực tế chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn như vậy là không cao, chỉ số qua các năm đều < 2, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chưa đảm bảo an toàn, có khả năng không đủ thanh toán cho các chủ nợ khi đến hạn.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn 2013 – 2015 có chiều hướng giảm do sự gia tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy việc thanh toán các khoản nợ của công ty đang gặp khó khăn, công ty cần có những biện pháp khắc phục để nâng cao khả năng thanh toán của mình.

* Tình hình phải thu của khách hàng:

Bảng 3.10 – Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%)

1. Phải thu của KH 20.160 85,47 22.352 84,37 25.780 86,69

2. Trả trước cho người bán 0 0 0 890 2,99

3. Các khoản phải thu khác 4.286 14,53 4.142 15,63 3.068 10,32 Tổng các khoản phải thu

ngắn hạn 24.446 100 26.494 100 29.738 100

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2013 – 2015 lần lượt là 85,47% năm 2013, 84,37% năm 2014 và 86,69% năm 2015; các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ và trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Do vậy đi sâu xem xét các chỉ tiêu phải thu của khách hàng cho ta thấy được ảnh hưởng của khoản mục này đến hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty.

Bảng 3.11 – So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu doanh thu thuần và phải thu của khách hàng giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2014 /2013 2015 /2014 2015 /2013 Doanh thu thuần (tr.đ) 64.705 60.665 63.032 -6,24 3,9 -2,59 Phải thu của

KH (tr.đ) 20.160 22.352 25.780 10,87 15,34 27,88

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Qua bảng trên ta thấy, giai đoạn 2013 - 2015 tốc độ gia tăng doanh thu qua các năm đều thấp hơn tốc độ gia tăng phải thu của khách hàng cụ thể là - 2,59% so với 27,88% cho thấy lượng vốn của Công ty bị chiếm dụng tăng cao qua các năm trong khi đó doanh thu giảm. Điều này gây nên tình trạng ứ đọng vốn, trong trường hợp công ty cần một lượng vốn lớn để sản xuất kinh doanh thì công ty phải đi vay ngân hàng do vậy làm tăng chi phí lãi vay và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty.

Bảng 3.12 - Vòng quay phải thu của khách hàng của Công ty Giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu thuần (tr.đ) 64.705 60.665 63.032 Số dư bình quân phải thu

của KH (tr.đ) 19.681 21.256 24.066

Vòng quay phải thu của

KH (vòng) 3,29 2,85 2,62

Thời gian 1 vòng quay

phải thu của KH (ngày) 111,02 127,89 139,36

Bảng 3.13 – So sánh chỉ tiêu vòng quay phải thu của KH năm 2015 TT Tên công ty Vòng quay phải thu của KH (vòng) Thời gian 1 vòng quay phải thu của KH (ngày)

1 Công ty TNHH Bắc Phƣơng 2,62 139,36

2 Công ty TNHH Thành Chi 2,54 143,92

3 Công ty CP xây dựng Dương Cường 2,91 125,26

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2015 của các Công ty)

Từ bảng trên cho thấy, chỉ tiêu vòng quay phải thu của khách hàng có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể 2013 các chỉ tiêu này là 3,29 vòng tương ứng với 111,02 ngày, sang năm 2014 giảm xuống còn 2,85 vòng tương ứng với 127,89 ngày và năm 2015 giảm còn 2,62 vòng tương ứng với 139,36 ngày. Các chỉ số này có xu hướng giảm từ năm 2013 – 2015 cho thấy các lượng vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của Công ty trong việc tài trợ các TSNH trong quá trình sản xuất và làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH của công ty.

Năm 2015, so sánh với công ty CP xây dựng Dương Cường chỉ tiêu vòng quay phải thu của khách hàng của Công ty thấp hơn là 0,29 vòng tương ứng với thời gian 1 vòng phải thu khách hàng của Công ty chậm hơn là 14,1 ngày. So với công ty TNHH Thành Chi ta thấy chỉ tiêu này của Công ty vẫn cao hơn là 0,08 vòng tương ứng với thời gian 1 vòng phải thu của khách hàng của Công ty nhanh hơn 4,56 ngày cho thấy chỉ tiêu vòng quay phải thu khách hàng của Công ty không phải là quá thấp. Tuy vậy, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty đang bị chiếm dụng lớn do vậy cần phải đưa ra các biện pháp thu hồi công nợ nhanh chóng làm giảm bớt tài sản bị chiếm dụng.

Để thấy rõ hơn tình hình các khoản phải thu của khách hàng, sau đây ta sẽ xem xét chi tiết các khoản phải thu của khách hàng tại thời điểm ngày 31/12/2015.

Bảng 3.14 - Các khoản phải thu của khách hàng tại 31/12/2015

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên KH (tên công trình) Tổng thu

Chƣa đến hạn

Phải thu quá hạn 1 - 30 ngày 31 - 60 ngày 61 - 90 ngày > 91 ngày

1 Công ty TMXD & chế biến lâm sản Nam Sơn (Cải tạo xưởng chế biến gỗ) 2.752 2.752 2 Công ty TNHH Tản Viên (Xây dựng kho chứa hàng) 4.137 4.137

3 UBND xã Quốc Oai (Trường mầm non thôn Khánh Tân xã Sài Sơn) 2.459 2.459

4 UBND huyện Đan Phượng ( trường THCS Hồng Hà xã Hạ Mỗ) 1.335 1.335 5

UBND huyện Phúc Thọ (Cải tạo trụ sở làm việc xã Long Xuyên hạng mục nhà làm việc)

1.588 1.588

6 UBND huyện Thạch Thất (Trường THCS Thạch Xá gói thầu số 01) 8.907 8.907

7 UBND huyện Thạch Thất (Đường tỉnh lộ 446 đi xóm Lặt xã Yên Trung) 3.451 3.451

8 UBND xã Hạ Bằng (kênh mương nội đồng thôn 6 Hạ Bằng) 469 469 9 UBND xã Hữu Bằng (Rãnh thoát nước xóm Giềng xã Hữu Bằng) 681 681

Tổng 25.779 4.137 8.907 7.498 1.335 3.902

% 100 16 34,6 29,1 5,2 15,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Theo các hợp đồng thi công xây dựng của Công ty với Chủ đầu tư, Chủ đầu tư sẽ thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ của Nhà thầu do vậy nếu sau 7 ngày Chủ đầu tư chưa thanh toán thì số tiền phải thanh toán sẽ trở thành khoản phải thu quá hạn của Công ty. Tại thời điểm 31/12/2015, các khoản phải thu khách hàng là 25.779 triệu đồng. Trong đó phải thu chưa đến hạn là 4.137 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 16%

là 21.642 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 84%, đặc biệt các khoản phải thu > 91 ngày có giá trị là 3.902 triệu đồng chiếm 15,1% so với các khoản phải thu khách hàng. Có thể thấy các khoản phải thu quá hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, công tác thu hồi nợ của Công ty chưa hiệu quả. Các công trình do công ty đã và đang thi công có nguồn vốn là nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn địa phương; trong đó nguồn vốn tư nhân có giá trị là 6.889 triệu đồng chiếm tỷ lệ 26,72%, nguồn vốn địa phương bao gồm nguồn vốn của xã và nguồn vốn của huyện có giá trị 18.890 triệu đồng chiếm tỷ lệ 73,28%. Qua đó cho thấy lượng vốn công ty bị chiếm dụng chủ yếu là nguồn vốn địa phương. Nguyên nhân chính là do công tác thu hồi công nợ của Công ty chưa thực sự hiệu quả bên cạnh đó là do nguồn vốn địa phương đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân còn thấp so với dự kiến cũng như quá trình giải ngân còn chậm và đối với nguồn vốn tư nhân là do các công ty đó gặp khó khăn về tài chính dẫn tới tình trạng chậm thanh toán.

*Tình hình hàng tồn kho:

Bảng 3.15 – Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) 1. Nguyên vật liệu 582 3,62 587 3,28 415 2,09 2. CPSXKD dở dang 12.421 77,31 14.380 80,39 14.729 74,28 3. Hàng hóa 3.064 19,07 2.921 16,33 4.685 23,63 Tổng hàng tồn kho 16.067 100 17.888 100 19.829 100

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Trong cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2013 - 2015, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2013 chiếm tỷ trọng là 77,31%, năm 2014 tăng lên ở mức 80,39%, năm 2015 có giảm nhưng vẫn ở mức cao là

74,28%, tiếp đến là hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ từ 16 – 23% và nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do vậy ngoài việc phân tích các chỉ tiêu hàng tồn kho ta cần xem xét chi tiết khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để thấy rõ hơn ảnh hưởng của khoản mục này đến tốc độ luân chuyển tài sản và hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty.

Bảng 3.16 – So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu doanh thu thuần và hàng tồn kho giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2014 /2013 2015 /2014 2015 /2013

Doanh thu thuần (tr.đ) 64.705 60.665 63.032 -6,24 3,9 -2,59 Hàng tồn kho (tr.đ) 16.067 17.888 19.829 11,33 10,85 23,41

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2013 - 2015 tốc độ gia tăng doanh thu đều thấp hơn tốc độ gia tăng hàng tồn kho cụ thể là -2,59% so với 23,41% cho thấy lượng hàng tồn kho của Công ty tăng cao qua các năm trong khi đó doanh thu giảm. Lượng hàng tồn kho tăng làm giảm tốc độ luân chuyển TSNH, làm giảm doanh thu do vậy làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty.

Bảng 3.17 - Vòng quay HTK của Công ty giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá vốn hàng bán (tr.đ) 58.905 55.848 56.752 HTK bình quân (tr.đ) 15.567,5 16,997,5 18.858,5 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3,78 3,29 3,01 Thời gian 1 vòng quay HTK (ngày) 96,46 110,96 121,29

(Nguồn: Kết quả tính từ Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Bảng 3.18 – So sánh chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho năm 2015 TT Tên công ty Vòng quay hàng tồn kho (ngày) Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) 1 Công ty TNHH Bắc Phƣơng 3,01 121,29 2 Công ty TNHH Thành Chi 2,83 129,03

3 Công ty CP xây dựng Dương Cường 3,44 106,13

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2015 của các Công ty)

Qua bảng trên ta thấy, năm 2013 chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 3,78 vòng tương ứng với 96,46 ngày, sang năm 2014 giảm xuống còn 3,29 vòng tương ứng với 110,96 ngày và năm 2015 giảm còn 3,01 vòng tương ứng với 121,29 ngày. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm từ năm 2013 – 2015 cho thấy quá trình luân chuyển hàng tồn kho ngày càng chậm gây ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển TSNH, làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH của công ty.

Năm 2015, so với công ty TNHH Thành Chi ta thấy chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty chỉ cao hơn là 0,18 vòng tương ứng với thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho của Công ty nhanh hơn 7,94 ngày nhưng lại thấp hơn nhiều so với công ty CP xây dựng Dương Cường là 0,43 vòng tương ứng với thời gian 1 vòng phải thu hàng tồn kho chậm hơn là 15,16 ngày. Chứng tỏ hàng tồn kho của công Công ty vận động chậm và công tác quản lý hàng tồn kho kém hiệu quả.

Lượng hàng tồn kho của Công ty luôn ứ đọng lớn qua các năm chủ yếu ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là do mỗi năm ngoài các công trình đang tiến hành thi công dở dang công ty vẫn nhận thêm các công trình mới. Bên cạnh đó, từ các đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng như tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng kém ổn định, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm có tính cá biệt cao chi phí lớn, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết … dẫn tới

chi phí sản xuất dở dang của Công ty lớn. Khoản mục này tăng qua các năm cho thấy số lượng các công trình thi công chưa hoàn thành đang trong quá trình xây dựng hoặc các công trình đang chờ nghiệm thu tăng, điều này làm cho tài sản ứ đọng, vòng quay tài sản chậm và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp. Do vậy, để giảm bớt lượng hàng tồn kho, Công ty cần tập trung thi công dứt điểm các công trình và lập tiến độ thi công hợp lý để tránh ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu.

Để thấy được tình hình cụ thể của Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty, ta xem xét chi tiết khoản mục này tại thời điểm 31/12/2015.

Bảng 3.19 - CPSXKD dở dang của Công ty tại 31/12/2015

TT Tên công trình (triệu đồng) Giá trị

1 Trường THCS Thạch Xá gói thầu số 01 2.155 2 Đường tỉnh lộ 446 đi xóm Lặt xã Yên Trung 2.352 3 Cải tạo trụ sở làm việc xã Long Xuyên hạng mục nhà làm việc 5.905 4 Trường mầm non thôn Khánh Tân xã Sài Sơn 4.317

5 Tổng 14.729

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015 của Công ty TNHH Bắc Phương)

Tại thời điểm 31/12/2015, các công trình chờ nghiệm thu có giá trị là 10.222 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,4% so với tổng Chi phí SXKD dở dang. Bao gồm: công trình Cải tạo trụ sở làm việc xã Long Xuyên hạng mục nhà làm việc đã hoàn thành và đang trong quá trình nghiệm thu bàn giao, tuy nhiên do một số vướng mắc trong quá trình hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu nên bên giám sát công trình vẫn chưa duyệt hồ sơ và công trình Trường mầm non thôn Khánh Tân xã Sài Sơn đã hoàn thiện giai đoạn kỹ thuật 2, tuy nhiên do có phần khối lượng phát sinh giữa chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất về khối lượng nghiệm thu nên ảnh hưởng tới quá trình nghiệm thu của công trình. Các công trình còn lại đang trong quá trình thi công có giá trị 4.507

công và yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình. Do vậy công ty cần đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH bắc phương (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)