Phân tích hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần vĩnh hoàn (Trang 79 - 89)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH

3.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn giai đoạn 2014

3.2.3. Phân tích hoạt động tài chính

3.2.3.1. Phân tích cơ cấu nguồn tài trợ

Doanh nghiệp cần huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, gồm hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Việc phân tích cơ cấu nguồn tài trợ thực chất là phân tích quy mô, sự biến động của nguồn vốn vào doanh nghiệp.

Bảng 3.10: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty qua 3 năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn vốn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả 2.605.206 58 2.267.634 52 2.057.759 46 -337.572 -12,96% -209.875 -9,26% I. Nợ ngắn hạn 2.533.902 97 1.818.697 80 1.517.030 74 -715.205 -28,23% -301.667 -16,59% II. Nợ dài hạn 71.304 3 448.937 20 540.730 26 377.633 529,61% 91.793 20,45% B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.869.914 42 2.089.329 48 2.393.114 54 219.415 11,73% 303.785 14,54% Tổng cộng nguồn vốn 4.491.964 100 4.356.963 100 4.450.873 100 -135.001 -3,01% 93.910 2,16%

Từ bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn trong 3 năm ta thấy nguồn vốn của công ty có sự biến động nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tốt.

Về mặt kết cấu, trong 3 năm vốn chủ sở hữu có xu hƣớng tăng đều trong khi đó nợ phải trả có xu hƣớng giảm mạnh. Vốn chủ sở hữu năm 2014 chiếm 42% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2016 tăng lên là 48%. Nợ phải trả trong năm 2015 giảm so với năm 2014 và chiếm 52 % trong tổng nguồn vốn do trong năm này vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Và năm 2016 vốn chủ sở hữu tăng lên chiếm 54%, còn nợ phải trả giảm xuống còn 46 %. Nợ phải trả của công ty phần lớn là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn rất ít. Việc nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn lƣu động nhiều đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Sự thay đổi của nợ ngắn hạn là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của nợ phải trả. Tuy nhiên, tỷ trọng của nợ phải trả vẫn đang ở mức cao so với vốn chủ sở hữu, điều này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính là chƣa cao. Tuy vậy, tỷ trọng nợ phải trả của công ty đang có xu hƣớng giảm cho thấy tình hình tài chính của công ty đang giảm dần vào nguồn vốn chiếm dụng bên ngoài, khả năng tự chủ tài chính của Công ty đang đƣợc đẩy mạnh.

Tóm lại, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hƣớng tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Để thấy rõ tình hình nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2014 - 2016 ta phân tích cụ thể hơn sự thay đổi của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

a. Nợ phải trả

- Nợ ngắn hạn của công ty trong 3 năm giảm mạnh, cụ thể ở khoản mục này năm 2015 giảm 715.205 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 28,23% so với năm 2014; và tỷ lệ này lại giảm 16,59% vào năm 2016 với số tiền là 301.667 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do vay và nợ ngắn hạn trong 3 năm giảm mạnh.

Vay và nợ ngắn hạn các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn, khoản mục này giảm mạnh trong 3 năm, năm 2015 giảm 702.032 triệu đồng tƣơng ứng với 34,49%, và tiếp tục giảm xuống còn 865.657 triệu đồng tƣơng ứng với

35,09% trong năm 2016. Các khoản vay này với mục đích bổ sung vốn lƣu động và đều đƣợc thế chấp bằng các tài sản của công ty. Các khoản vay ngắn hạn trong 3 năm đều có xu hƣớng giảm là một tín hiệu tốt, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hàng tồn kho của công ty giảm, giúp giảm việc ứ đọng vốn, do vậy công ty hạn chế việc vay ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động sản xuất sản phẩm.

Khoản mục phải trả ngƣời bán ngắn hạn năm 2014 là 245.560 triệu đồng giảm xuống còn 198.967 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 18,97%, và tăng trong năm 2016 là 275897 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 38,66% so với năm 2015.

Khoản mục phải trả ngƣời lao động cũng có tỷ lệ tăng cao trong 3 năm. Năm 2015 tăng lên 31.429 triệu đồng đạt 102.022 triệu đồng tƣơng ứng tăng 44,52% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 15.798 triệu đồng, tƣơng ứng 15,48% so với năm 2015. Nguyên nhân của việc tăng khoản mục phải trả ngƣời lao động là do năm 2015 và 2016 công ty đã mở rộng thị trƣờng tiệu thụ sản phẩm đồng thời tăng quy mô sản xuất nên cần nhiều lao động.

Các khoản mục còn lại cũng có sự biến động qua 3 năm nhƣng do tỷ trọng thấp nên không ảnh hƣởng nhiều đến nợ ngắn hạn

- Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp trong tổng nguồn vốn, khoản mục

này tập trung chủ yếu vào vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Tuy nhiên, nợ dài hạn có sự tăng mạnh trong 3 năm, năm 2015 tăng 377.633 triệu đồng so với năm 2014 và năm 2016 tăng lên 91.793 triệu đồng so với năm 2015. Nguyên nhân của việc tăng mạnh của khoản mục này là do doanh nghiệp vay để đầu tƣ xây dựng nhà máy thủy sản Vạn Đức Tiền Giang giai đoạn 2 và một số khoản vay để bù đắp các chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp liên quan đến dự án đầu tƣ Nhà máy sản xuất collagen và gelatin, đầu tƣ máy móc thiết bị của dự án mở rộng xƣởng chế biến bột cá, mỡ cá và mở rộng vùng nuôi.

b. Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty phản ánh sức mạnh về vốn, về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy khoản mục này tăng đều qua các năm. Năm 2015 tăng 219.415 triệu đồng so với năm 2014, tƣơng ứng 11,73%. Năm 2016 tiếp tục tăng, đạt 2.393.114 triệu đồng so với năm 2015, tƣơng ứng tăng 14,54%. Nguồn vốn của công ty tăng do công ty huy động vốn để đầu tƣ vào tài sản cố định.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ bao gồm vốn chủ sở hữu, trong đó tập trung vào khoản mục vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu ổn định và không có sự biến động trong 3 năm, đạt 924.039 triệu đồng. Khoản mục lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối tăng đều qua các năm. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối là 936.410 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 29,18% so với năm 2014. Năm 2016, khoản mục này tăng 33,48%, đạt 1.249.893 triệu đồng so với năm 2015. Điều này thể hiện tiềm lực tài chính của công ty, niềm tin của nhà đầu tƣ vào triển vọng và khả năng sinh lời của số vốn đầu tƣ. Do trong kì công ty kinh doanh có lãi, từ đó đã để lại đƣợc khối lƣợng lợi nhuận lớn để bổ sung vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong năm. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên là một dấu hiệu tốt, công ty đã tăng đƣợc nguồn vốn tự có của mình, nâng cao niềm tin cho các chủ nợ, của nhà cung cấp và đặc biệt là của ngân hàng.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy, các khoản nợ phải trả giảm qua các năm, trong đó vốn chủ sở hữu tăng và chiếm ƣu thế. Trong các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nó giúp công ty giảm bớt chi phí lãi vay để tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của công ty không ngừng tăng lên thể hiện công ty có nguồn năng phát triển cao nên đã thu hút đƣợc sự đầu tƣ của các tổ chức và cá nhân.

Bảng 3.11: Cơ cấu nguồn vốn của nhóm ngành tại thời điểm 31/12/2016 NGUỒN VỐN VHC AGF AVF Nhóm ngành Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. NỢ PHẢI TRẢ 2.057.759 46 2.756.931 68 3.762.412 80 24.434.549 67 I. Nợ ngắn hạn 1.517.030 74 2.536.376 98 3.461.419 92 20.525.021 84 II. Nợ dài hạn 540.730 26 220.555 2 300.993 8 3.909.528 16 B. NGUỒN VỐN CSH 2.393.114 54 1.297.380 32 940.603 20 12.034.926 33 TỔNG NGUỒN VỐN 4.450.873 100 4.054.311 100 4.703.015 100 36.469.475 100

(Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên BCTC đã kiểm toán năm 2016)

Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn trên có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của VHC có chính sách an toàn, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn thấp nhất 46%. Tỷ lệ nợ phải trả của AVF là cao nhất so với các công ty cùng ngành, cao hơn AGF là 12%, hơn VHC là 34% và hơn mức trung bình ngành là 13%. Công ty AVF đã sử dụng đòn bẩy tài chính là vay vốn các ngân hàng cổ phần và các tổ chức tín dụng khác để sử dụng cho hoạt động. Điều này thể hiện rất rõ khi nợ ngắn hạn của AVF chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả 92%. Đối với VHC thì vốn chủ sở hữu lớn hơn chiếm 54% trên tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu lớn do trong năm công ty kinh doanh có lãi nên đã để lại lợi nhuận để bổ sung vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cao hơn so với mức 20% của AVF và 32% của AGF, cao hơn so với trung bình ngành là 21%; điều này chứng tỏ tiềm lực tài chính của Công ty ngày càng vững chắc hơn và giúp nâng cao niềm tin cho các chủ nợ.

3.2.3.2. Phân tích rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính

a. Phân tích rủi ro tài chính

Bảng 3.12: Phân tích rủi ro thanh toán của Công ty giai đoạn 2014 -2016

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 AVF 2016 AGF 2016 TB ngành Hệ số nợ/ Tổng tài sản 0,58 0,52 0,46 0,8 0,67 0,73

Hệ số khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn (lần) 1,23 1,57 1,81 1,08 1,06 1,05

Hệ số khả năng thanh toán

nhanh (lần) 0,66 0,85 1,01 0,37 0,68 0,65

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán giai đoạn 2014 - 2016)

Hệ số nợ trên tài sản

Hệ số nợ trên tài sản là chỉ tiêu cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là đi vay, nó thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ của công ty luôn có xu hƣớng giảm đều qua các năm. Hệ số nợ trên tài sản của công ty năm 2015 là 0,52 lần, giảm 0,06 lần so với năm 2014 và tiếp tục giảm trong năm 2016 xuống còn 0,46 lần giảm 0,06 lần. Hệ số nợ của công ty giảm đều qua các năm phản ánh hệ số nợ giảm xuống còn hệ số vốn chủ sở hữu tăng lên; chứng tỏ công ty chuyển hƣớng sang sử dụng vốn chủ sở hữu, giảm mức rủi ro tài chính.

Khi so sánh hệ số nợ của VHC với AVF, AGF và trung bình ngành, ta thấy hệ số này thấp hơn khá nhiều. Điều này thể hiện khả năng tự chủ tài chính của công ty cao.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho biết công ty có thể thanh toán đƣợc bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có.

Từ bảng trên ta thấy chỉ tiêu này của công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán cuối năm 2015 là 1,57 cho biết cuối năm công ty có 1,57 đồng tài sản lƣu động để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty nhƣ vậy là tƣơng đối khả quan, điều này chứng tỏ công ty có thể đảm

bảo tốt trong thanh toán tức thời các khoản nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của tiền và tƣơng đƣơng tiền trong năm này lớn, trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm. Tuy nhiên, công ty cũng cần xem xét việc xác định mức độ dự trữ vốn bằng tiền cho hợp lý vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa hạn chế ứ đọng vốn.

Đến cuối năm 2016, hệ số này tăng lên là 1,81, vậy công ty có 1,81 đồng tài sản lƣu động để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ của công ty có xu hƣớng tăng là dấu hiệu khả quan đối với công ty. Chỉ tiêu này trong 3 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng chuyển đổi tài sản lƣu động thành tiền rất tốt, điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lƣu động.

Hình 3.9. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giai đoạn 2014 – 2016

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Khi so sánh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn với 2 công ty cùng ngành và trung bình ngành thì hệ số này của VHC luôn cao hơn. Tuy nhiên có thể thấy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tuy biến động không ổn định qua 3 năm. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2014 là 1,77 và giảm xuống còn 1,57 năm 2015 và ngay sau đó năm 2016 hệ số này lại đƣợc cải thiện trở lại đạt 1,81. Công ty cần có những chính sách hợp lý để duy trì sự ổn định khả năng thanh toán toán nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tƣơng đƣơng tiền.

Từ bảng hệ số khả năng thanh toán của công ty ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm có xu hƣớng tăng lên. Hệ số khả năng thanh toán ở năm 2015 tăng so với năm 2014 và đạt ở mức là 0,85, nó phản ánh cuối năm này công ty có 0,85 đồng vốn bằng tiền và tƣơng đƣơng tiền để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này của công ty năm 2015 đƣợc cải thiện hơn so với năm 2014, tăng 0,19 lần tƣơng ứng 29,5%. Và hệ số này lại tiếp tục tăng trong năm 2016 và đạt ở mức là 1,01, tăng 0,16 lần tƣơng ứng 18,9% so với năm 2015. Trong 2 năm 2014 và 2015, hệ số này của DN vẫn nhỏ hơn 1, nguyên nhân là do lƣợng hàng tồn kho của Công ty trong 2 năm này khá lớn đặc biệt là năm 2014, trong khi Công ty lại tăng cƣờng huy động nợ ngắn hạn để tăng cƣờng huy động vốn cho mình, dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 2 năm vẫn chƣa đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, hệ số này của công ty có xu hƣớng tăng là do tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn có xu hƣớng giảm qua các năm. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hƣớng tăng qua từng năm chứng tỏ công ty đang cải thiện tình hình tài chính.

Hình 3.10: Hệ số khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2014 -2016

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của các Công ty trong ngành và trung bình ngành đều thấp và nhỏ hơn 1, điều này phản ánh chung tình trạng tài chính chƣa đƣợc lành mạnh của các DN trong ngành thủy sản. Các DN không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ nợ ngắn hạn hay các DN sẽ gặp khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn luôn có xu hƣớng cải thiện qua các năm và luôn cao hơn so với mức trung bình ngành.

Tóm lại, khi phân tích hệ số khả năng thanh toán của VHC nói riêng cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần vĩnh hoàn (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)