Phân tích hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần vĩnh hoàn (Trang 52 - 66)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH

3.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn giai đoạn 2014

3.2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh

3.2.1.1. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của Công ty

a. Phân tích môi trường kinh doanh

Môi trường bên ngoài

- Chính sách của Chính phủ và luật pháp

Trong nƣớc: thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và giàu tiềm năng của Việt Nam, vì vậy Chính phủ luôn có những chính sách nhằm ƣu đãi và tạo điều kiện phát triển. Một số chính sách lớn điển hình của Chính phủ đƣợc thực hiện nhƣ: Quyết định số 1690/QĐ-TTg về Chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 1445/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 2760/QĐ-BNN- TCTS của Bộ Nông nghiệp về Tái cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; bên cạnh đó là việc ký kết các hiệp định thƣơng mại TPP đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhằm giảm thuế và các rào cản bởi các thị trƣờng nhập khẩu thủy sản.

Ngoài nƣớc: các chính sách, rào cản thƣơng mại thuế quan và phi thuế quan áp dụng tại các thị trƣờng khác nhau là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nói riêng.

- Nhu cầu thị trƣờng: Theo khảo sát của FAO, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới ngày càng tăng có do số dân tăng và tiêu dùng bình quân trên đầu ngƣời tăng. Bên cạnh đó, sự gia tăng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong những năm gần đây đã làm cho ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng chuyển sản tiêu dùng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn. Theo thống kê năm 2015, tiêu dùng thủy sản trên đầu ngƣời là 20,1kg/ngƣời, dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng lên là 23,5kg/ ngƣời vào năm 2020.

- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh của Vĩnh Hoàn gặp phải là các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nƣớc. Riêng tại thị trƣờng nội địa đã có hơn 500 doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trong ngành thủy sản, tạo ra môi trƣờng

cạnh tranh khốc liệt. Đối với thị trƣờng quốc tế, số đối thủ cạnh tranh lớn rất nhiều, trong đó là một số đối thủ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan

- Nguồn nguyên liệu: Với khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu lên đến 65% trong năm 2016 nhờ hệ thống các vùng nuôi nguyên liệu. Tuy nhiên với nguồn cung nguyên liệu còn lại Công ty vẫn phải mua từ bên ngoài, chủ yếu là ngƣời nông dân. Do bị thua lỗ liên tiếp vì ảnh hƣởng của thời tiết, thức ăn, chi phí thức ăn nên nhiều hộ đã chấp dứt nuôi trồng. Do đó, công ty cần tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất.

- Xu hƣớng tỷ giá: Thủy sản là ngành xuất khẩu nên tỷ giá sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của Công ty. Nguồn nguyên liệu đầu vào và phần lớn chi phí sản xuất đều sử dụng bằng Việt Nam đồng, trong khi doanh thu là ngoại tệ, nếu tỷ giá đồng ngoại tệ/nội tệ có xu hƣớng tăng thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi trong việc chuyển đổi doanh thu sang Việt Nam và trong trƣờng hợp ngƣợc lại thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại.

- Sản phẩm thay thế: Khi chất lƣợng các sản phẩm thủy sản không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời tiêu dùng hoặc khi giá cả các sản phẩm thủy sản tăng quá cao, ngƣời tiêu dùng có thế chuyển sang các sản phẩm thay thế nhƣ trứng, thịt,…. Vì vậy, Công ty cần phải tận dụng các nguồn lực để đảm bảo giá cả ổn định, đồng thời nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Môi trường bên trong

- Nguồn lực tài chính: từ số vốn đầu tiên với 300 triệu đồng, sau 20 năm hoạt động đã nhanh chóng lên 924.039 triệu đồng, đƣợc xếp hạng là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành. Với nguồn lực dồi dào nhƣ vậy tạo cho Công ty một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Với nguồn lực tài chính mạnh mẽ sẽ đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Công ty vào hệ thống trang thiết bị máy móc, nhà xƣởng, thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu gần 45 lần trong giai đoạn 1998 -2016. Mức tăng doanh thu và lợi nhuận bình quân hàng năm của giai đoạn này lần lƣợt là 23% và 48%.

- Nhân sự: Với lực lƣợng công nhân viên đến cuối năm 2016 là gần 7.000 nhân viên. Nhân sự không chỉ gói gọn lại trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có tại một số quốc gia khác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Singapore.

- Công nghệ: Công ty đầu tƣ xây dựng những dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại có công suất lớn. Thời điểm cuối năm 2016, công ty có 5 xƣởng chế biến cá tra công suất đạt 750 tấn/ngày, 2 xƣởng chế biến phụ phẩm công suất 70.000 tấn/ năm, 1 nhà máy collagen và gelatin và hệ thống kho lạnh công suất lớn,…

Trong những năm gần đây Công ty tất chú trọng đến việc đầu tƣ trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm chế biến các mặt hàng xuất khẩu có chất lƣợng cao để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các thị trƣờng khó tính nhất.

- Sản phẩm: trong thời kỳ hội nhập, công ty nhận thức rõ chất lƣợng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng giúp công ty có thể tồn tại và phát triển. Do đó, công ty đã nỗ lực đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế trong việc nuôi trồng và chế biến sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cũng không ngừng đa dạng hóa sản phẩm; đến năm 2016 danh mục sản phẩm chính của công ty gồm 4 nhóm sản phẩm: nhóm hàng thủy sản đông lạnh, nhóm hàng gia tăng từ cá tra, nhóm hàng phụ phẩm, nhóm collagen và gelatin.

- Thƣơng hiệu: Với hệ thống sản xuất khép kín từ khâu giống, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu đƣợc kiểm soát chặt chẽ cùng với những chứng nhận chất lƣợng sản phẩm. Công ty đã tạo đƣợc thƣơng hiệu trong những thị trƣờng xuất khẩu khắt khe nhất nhƣ Mỹ và Châu Âu; cụ thể Vĩnh Hoàn là một trong hai công ty của Việt Nam đƣợc hƣởng mức thuế chống bán phá giá 0% vào thị trƣờng Mỹ, với chất lƣợng tốt nên thị phần xuất khẩu của Công ty vào các thị trƣờng này luôn tăng và có giá bán cao hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

b. Phân tích chiến lược kinh doanh

Với thông điệp “Nâng tầm cốt lõi” đƣợc Chủ tịch hội đồng quản trị gửi đến các cổ đông trong báo cáo tài chính thƣờng niên 2014, theo đó từ năm 2014 Công ty đã bắt đầu thực hiện chiến lƣợc tập trung vào ngành nghề cốt lõi và phát triển dựa trên giá trị gia tăng. Cụ thể, công ty sẽ tập trung vào hoạt động nuôi trồng, chế biến

và xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra. Với chiến lƣợc đó, kế hoạch thực hiện của công ty là tăng quy mô và thị phần trong những năm tới, mở rộng phát triển ở những ngành hàng có liên quan mang tính bổ trợ, cộng hƣởng với ngành chính và có hàm lƣợng kỹ thuật công nghệ cao.

Những hoạt động cụ thể để thực hiện chiến lƣợc của Công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 đó là:

- Thoái vốn khỏi mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi thông qua việc chuyển nhƣợng toàn bộ cổ phần Công ty Thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1, mua Vạn Đức Tiền Giang để tập trung nguồn lực vào ngành nghề cốt lõi năm 2014;

- Đầu tƣ xây dựng mở rộng và nâng cấp nhà máy chế biến thủy sản và xƣởng bột mỡ cá; xây dựng và mở rộng các vùng nuôi;

- Hoàn thiện quy trình, kiểm soát chất lƣợng: công ty là đơn vị đầu tiên đạt tiêu chuẩn 4 sao cho cá tra của GAA vào năm 2015;

- Công ty không ngừng thâm nhập và mở rộng thị phần ở các thị trƣờng tiềm năng nhƣ: Trung Quốc, Nhật bản, Đài Loan và một số nƣớc Nam Mỹ;

- Song song với việc xây dựng, mở rộng thị trƣờng, thì tăng cƣờng đội ngũ quản lý và đội ngũ bán hàng và maketing vẫn tiếp tục là trọng tâm chiến lƣợc của Công ty.

3.2.1.2. Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty

Trƣớc khi phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý một số điểm về ngành thủy sản trong giai đoạn này. Có thể thấy giai đoạn 2014 - 2016 là một giai đoạn khá khó khăn đối với ngành thủy sản khi gặp khó khăn trong vấn đề thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất khi ngành nuôi trồng liên tục bị ảnh hƣởng xấu của thời tiết, tình hình xâm nhập mặn gia tăng, dịch bệnh bùng phát. Cùng với đó, vấn đề về đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu đầu vào cũng là một vấn đề làm cho các nhà sản xuất phải suy nghĩ, vì trong giai đoạn này nhiều công ty xuất khẩu hàng sang các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ và Châu Âu liên tục bị trả lại chủ yếu là do nhiễm vi chất, kháng sinh cùng các loại tạp chất khác. Mặt khác vấn đề về thuế

chống bán phá giá vào thị trƣờng Mỹ cũng là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung của ngành thủy sản nhƣng với những sự chuẩn bị, đầu tƣ từ sớm nên Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã không bị bất ngờ trƣớc các biến động và thay đổi của thị trƣờng, và đây có thể là cơ hội cho công ty. Liên tục từ năm 2010 Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn luôn giữ vị trị số 1 về xuất khẩu cá tra và luôn nằm trong Top 5 các DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam. Thị trƣờng xuất khẩu chính của Công ty vẫn là Mỹ và Châu Âu, nhờ quy trình sản xuất khép kín với chất lƣợng đƣợc kiểm soát nên thƣơng hiệu của Công ty đã đƣợc khẳng định; khi xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ giá bán trung bình của Công ty luôn cao hơn các đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó với mức thuế chống bán phá giá 0% mà công ty đƣợc hƣởng đã giúp cho thị phần xuất khẩu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao và doanh thu luôn tăng trƣởng qua các năm.

a. Phân tích doanh thu, lợi nhuận

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm nhƣng với tốc độ tăng không đồng đều. Nguyên nhân chung là do các thành phần của tổng doanh thu nhƣ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác tăng giảm không ổn định. Năm 2015, tổng doanh thu của công ty tăng trƣởng 1,99% so với năm 2014; mặc dù năm 2015 doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác giảm với tốc độ giảm lớn nhƣng do doanh thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nên việc giảm doanh thu từ 2 hoạt động trên không ảnh hƣởng đến tốc độ tăng .Tƣơng tự năm 2016, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác giảm nhƣng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nên tổng doanh thu có tốc độ tăng trƣởng đạt 11,1%. Để thấy đƣợc biến động của doanh thu, lợi nhuận qua các năm ta tiến hành phân tích từng thành phần của hoạt động nhƣ sau:

Bảng 3.1: Phân tích sự biến động kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015

Giá trị % Giá trị %

1. Doanh thu BHCCDV 6.300.115 6.527.521 7.369.982 227.406 3,6 842.461 12,9 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7.666 34.131 66.44 26.465 345,2 32.309 94,6 3. Doanh thu thuần BHCCDV 6.292.449 6.493.390 7.303.546 200.941 3,2 810.156 12,5 4. Giá vốn hàng bán 5.469.173 5.690.816 6.236.783 221.643 4,1 545.967 9,5 5. Lợi nhuận gộp BHCCDV 823.275 802.575 1.066.764 -20.700 -2,5 264.189 32,9 6. Doanh thu hoạt động tài chính 238.198 166.250 86.738 -71.948 -30,2 -79.512 -47,8 7. Chi phí tài chính 64.704 210.038 92.877 145.334 224,6 -117.161 -55,7

- Trong đó: chi phí lãi vay 38.438 36.841 68.145 -1.597 -4,2 31.304 84,9

8. Chi phí bán hàng 245.141 252.576 266.377 7.435 3,0 13.801 5,4 9. Chí phí quản lý doanh nghiệp 161.645 117.543 114.678 -44.102 -27,3 -2.865 -2,4 10. Lợi nhuận thuần HĐKD 589.984 388.667 679.568 -201.317 -34,1 290.901 74,8

11. Thu nhập khác 5.441 4.260 12.417 -1.181 -21,7 8.157 191,4

12. Chi phí khác 8.363 6.259 19.552 -2.104 -25,2 13.293 212,3

13. Lợi nhuận khác -2.921 -1.999 -7.135 0.922 -31,6 -5.136 256,9

14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 587.062 386.668 672.433 -200.394 -34,1 285.765 73,9 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 124.375 59.566 108.816 -64.809 -52,1 49.250 82,6 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -227 6.2693 1.821 233,269 -102,8 -4.448 -70,9 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 462.913 320.833 565.438 -142.080 -30,7 244.605 76,2 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu(VNĐ) 4.587 3.274 5.922 -1.313 -28,6 2.648 80,8

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Từ năm 2014 đến năm 2016 doanh thu của Công ty đều tăng. Cụ thể, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 227.406 triệu đồng tƣơng đƣơng 3,6%, năm 2016 tăng 846.461 triệu đồng tƣơng ứng tăng 12,9%. Trong đó, doanh thu từ nhóm sản phẩm cá tra trên cơ cấu tổng doanh thu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Mảng đóng góp lớn tiếp theo trong cơ cấu doanh thu của Công ty là các sản phẩm phụ phẩm và sản phẩm giá trị gia tăng.

Năm 2015, doanh thu tăng 3,6% so với năm 2014, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ doanh thu bán các sản phẩm cá tra, các phụ phẩm có liên quan. Cụ thể, năm 2015 doanh thu bán các sản phẩm cá tra và bột mỡ cá của Công ty đạt 6.299.345 triệu đồng, tăng hơn 16% so với năm 2014. Về cơ cấu doanh thu sản phẩm chính nhìn chung không có sự thay đổi so với các năm trƣớc. Tuy doanh thu tăng nhƣng tổng lợi nhuận giảm so với năm 2014, chỉ đạt 386.668 triệu đồng, giảm 34,14% so với năm 2014. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng từ giá bán nguyên liệu giảm, cụ thể là bột đậu nành kéo giá bán giảm 10%, khiến cho giá trị xuất khẩu giảm. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh so với năm 2014, chỉ đạt 322.588 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 26,5%, do trong năm 2014 Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận từ chuyển nhƣợng Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1.

Với nỗ lực gia tăng năng lực sản xuất và phát triển thị trƣờng, Công ty đã có sự tăng trƣởng doanh thu vƣợt bậc trong năm 2016. Doanh thu năm 2016 đạt mức 7.369.982 triệu đồng, tăng 12,9% so với năm 2015. Để có đƣợc kết quả đó, Công ty đã đầu tƣ vào mô hình khép kín, kiểm soát nguồn nguyên liệu đƣợc nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế về cả chi phí, sản lƣợng và chất lƣợng; với tỷ lệ tự cung nguồn nguyên liệu lên 65%. Tiếp đến, trong năm này công ty đã tăng tổng sản lƣợng sản xuất lên 10% so với năm 2015; bên cạnh việc giá bán bình quân ngành giảm khoảng 5% thì giá của công ty vẫn ổn định và tăng hơn với giá của ngành gần 50%, đóng góp vào mức giá bán cao là lợi thế về thị trƣờng Mỹ khi Công ty vẫn đƣợc hƣởng thuế chống bán phá giá 0%, cùng với đó Công ty phát triển dòng sản phẩm chất lƣợng cao, sản phẩm giá trị gia tăng ở thị trƣờng Châu Âu và thị trƣờng mới. Với số

lƣợng tăng, giá vốn thấp và giá bán cao đã giúp Công ty có đƣợc mức lợi nhuận cao trong năm này.

Hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính trong giai đoạn 2014 - 2016 liên tục giảm. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2015 đạt mức 166.250 triệu đồng, tƣơng ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần vĩnh hoàn (Trang 52 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)