- Con giống cá nâu: được thu mua từ nguồn giống tự nhiên do ngư dân vớt tại c ửa biển Thuận An – Thừa Thiên Huế.
2.5.4. Quản lý chăm sóc cá trong giai, bể thí nghiệm
- Cá giống lúc đầu mới mua về tiến hành thuần hóa trong 2 tuần, để cá thích nghi với điều kiện sống và tập cho cá ăn thức ăn viên trước khi bố trí thí nghiệm.
- Cho ăn: Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, sáng vào lúc 7-8 giờ và chiều vào lúc 16-17 giờ. Cho ăn với lượng thức ăn bằng 2-5% khối lượng thân, đối với thức ăn tinh; 10- 15% khối lượng thân, đối với các loài rong (rong lục - Enteromophar sp và
Chaetomophar sp, rong câu - Gracilaria sp). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên phải theo dõi đểđiều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý
đến lượng thức ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.
- Đối với giai nuôi: hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, thực hiện chếđộ vệ sinh giai nuôi thường xuyên mỗi tháng một lần.
- Đối với bể nuôi: thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, thực hiện chếđộ thay nước 2 lần mỗi tuần và thay 30% lượng nước.
- Kiểm tra tình trạng bệnh tật, bắt mồi của cá hàng ngày thừa hay thiếu thức ăn để
có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời.
2.6. Phương pháp chế biến thức ăn
a. Xay nghiền và sàng nguyên liệu
Các nguyên liệu làm thức ăn hầu hết đã được xay nhỏ ở dạng bột mịn đem về
phơi khô, sau đó sàng qua sàng có kích thước mắt lưới 0,5mm để loại bỏ các hạt có kích thước lớn và các tạp chất.
b. Cân nguyên liệu
Cân thành phần nguyên liệu theo đúng tỷ lệ trong công thức thức ăn bằng cân
điện tử với độ chính xác 0,001g. Cân riêng từng nguyên liệu, nguyên liệu khô và nguyên liệu nước để riêng, bột mì để riêng để tạo hồ tinh bột.
c. Trộn thành phần nguyên liệu
Dùng tay để phối trộn các thành phần với nhau cho đều, trộn nguyên liệu khô riêng, nguyên liệu ướt riêng, nguyên liệu có khối lượng lớn riêng, khối lượng nhỏ