Tình hình khai thác cá nâu ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (scatophagus argus linnaeus, 1766) nuôi tại thừa thiên huế (Trang 25)

Hiện nay, sản phẩm cá nâu trên thị trường Thừa Thiên Huế chủ yếu là từ khai thác tự nhiên. Phương tiện khai thác cá nâu chủ yếu là nghề đáy. Ngồi ra, cịn có các phương tiện khai thác khác như giã cào, rê trôi, lừ... Tuy nhiên, qua điều tra ngư dân những năm gần đây sản lượng cá nâu khai thác được rất ít [19]. Kích thước và sản

lượng khai thác cá nâu phụ thuộc vào mùa vụ, nhóm kích thước lớn hơn 150mm tương

ứng với nhóm tuổi 2+

, 3+, 4+ chiếm tỷ lệ tương đối cao và đa số đều có trứng. Sản

lượng cao nhất vào các tháng 5, tháng 6 và thấp ở các tháng 11, 12, 1 và 2. Theo ngư dân trong vài năm trở lại đây, sản lượng cá nâu bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 1-2 kg/lần đánh bắt, thậm chí có khi khơng có [19].

Theo Dương Thị Nga (2008) khi thu mẫu cá nâu ở khu vực đầm phá Tam Giang cho thấy cá nâu khai thác hiện nay có kích thước nhỏ (nhóm tuổi 1+

và 2+ chiếm 56,8%), rất ít những cá thể có kích thước lớn, thậm chí cịn bắt gặp những cá thể có kích thước cịn rất nhỏ (nhóm 0+ chiếm 10,7% so với tổng số cá thể). Đây là những

con còn non, chưa đến tuổi thành thục sinh dục, cho chất lượng thương phẩm không

cao, mặt khác những cá thể này là nguồn bổ sung quan trọng cho quần đàn bố mẹ

trong thời gian tới cũng bị ngư dân khai thác triệt để, do đó nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi loài cá này ở vùng đầm phá Tam Giang rất cao. Cần có những giải pháp thiết thực để

bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm này [19].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (scatophagus argus linnaeus, 1766) nuôi tại thừa thiên huế (Trang 25)