KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (scatophagus argus linnaeus, 1766) nuôi tại thừa thiên huế (Trang 69)

- Công thức 3 (CT3): Khẩu phần thức ăn chứa 30% Protein.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

1. Kết luận

1.1. Thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong khẩu phần có ảnh hưởng đến sinh

trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu. Trong đó, nghiệm thức thức ăn 30% protein cho sinh trưởng nhanh nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (DGRw = 0,079 g/ngày; DGRL = 0,037 cm/ngày và

2,39); cá sinh trưởng chậm nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở nghiệm thức

thức ăn 20% protein (DGRw = 0,065 g/ngày; DGRL = 0,030 cm/ngày và 2,92). Tỷ lệ sống của cá tương đối cao (90,0 - 92,5%).

1.2. Mật độ ni trong bố trí thí nghiệm có ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự phân cỡ của cá, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu. Trong đó, nghiệm thức

thức mật độ 3 con/m2 cho sinh trưởng nhanh nhất và sự phân cỡ thấp nhất (DGRw =

0,090 g/ngày; DGRL = 0,033 cm/ngày và 1,34%); cá sinh trưởng chậm nhất ở nghiệm

thức mật độ 10 con/m2

(DGRw = 0,078 g/ngày; DGRL = 0,030 cm/ngày) và sự phân cỡ của cá cao nhất ở nghiệm thức 7 con/m2 (2,61%). Tỷ lệ sống của cá nâu đạt được

(88,75 - 92,50%).

1.3. Các mức độ mặn khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng đến sinh trưởng, sự phân cỡ của cá và tỷ lệ sống của cá nâu. Trong đó, nghiệm thức độ mặn 5‰ cho

sinh trưởng nhanh nhất và sự phân cỡ nhỏ nhất (DGRw = 0,044 g/ngày; DGRL = 0,032 cm/ngày và 4,53%); cá sinh trưởng chậm nhất ở nghiệm thức độ mặn 0‰ (DGRw = 0,027 g/ngày; DGRL = 0,023 cm/ngày) và nghiệm thức độ mặn 25‰ cá có sự phân cỡ lớn nhất (6,39%). Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 5‰ (63,3%) và thấp nhất

ở nghiệm thức độ mặn 0‰ (53,3%).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (scatophagus argus linnaeus, 1766) nuôi tại thừa thiên huế (Trang 69)