- Công thức 3 (CT3): Khẩu phần thức ăn chứa 30% Protein.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4.2. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu
Bảng 16: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mức độ mặn khác nhau
Các chỉ tiêu đánh giá
Mức độ mặn
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰
Tỷ lệ sống (%) 53,3±1,67b 63,3±1,67a 61,7±1,67ab 60,0±0,01ab 58,3±1,66ab 56,7±3,33ab Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn.
Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 16, Hình 37) cho thấy, tỷ lệ sống cao ở các nghiệm thức độ mặn 5‰ (63,3%), sau đó tỷ lệ sống có xu hướng giảm dần từ nghiệm thức độ
mặn 10‰ - 25‰ và tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức độ mặn 0‰ (53,3%). Kết quả
phân tích phương sai cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở nhóm nghiệm thức độ mặn 5‰;
10‰; 15‰ và nhóm nghiệm thức độ mặn 20‰; 25‰ sai khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức độ mặn 0‰ sai khác với nghiệm thức 5‰ có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng không sai khác với nghiệm thức
độ mặn 10‰; 15‰; 20‰ và 25‰ (p>0,05).
Cá nâu ni ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau có tỷ lệ sống (53,3-63,3%) thấp
hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Lý Văn Khánh và ctv (2010) khi ương cá nâu (Scatophagus argus) từ hương lên giống ở các mức độ mặn khác nhau sau 30 ngày
ương tỷ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 5‰ (92,8%) và thấp nhất ở
nghiệm thức độ mặn 0‰ (55,1%) [13]. Nếu so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả
nghiên cứu của một số tác giả trên loài cá khác cũng cho thấy, tỷ lệ sống của cá thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Huy (2008) sau 60 ngày ương ni cá dìa (Siganus guttatus) tỷ lệ sống (90-92%) cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 10‰ [8]; Hoàng Nghĩa Mạnh và ctv (2008) khi ni thương phẩm cá dìa (Siganus guttatus) trong bể xi măng, sau thời gian 3 tháng nuôi cá đạt tỷ lệ sống tương đối cao (78-81%) [15].