Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng 2013 trọng Tỷ (%) (%) Nợ phải trả 65.158.674 91,8 107.028.802 91,8 133.267.329 92,8 Các khoản nợ CP & NHNN 2.184.954 3,1 - - 2.119.145 1,5
Tiền gửi & vay các TCTD
khác 15.909.083 22,4 21.777.251 18,7 20.685.381 14,4
Tiền gửi của khách hàng 34.785.614 49 77.598.520 66,6 90.761.017 63,2
Vốn chủ sở hữu 5.830.868 8,2 9.506.050 8,2 10.355.697 7,2
Vốn của TCTD 4.908.535 6,9 8.962.251 7,7 8.962.251 6,2
Quỹ của TCTD 278.109 0,4 517.732 0,4 642.480 0,4
Lợi nhuận chƣa phân phối 644.215 0,9 26.058 0 750.966 0,5
Tổng nguồn vốn 70.989.542 100 116.534.852 100 143.625.803 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng SHB giai đoạn 2011-2013)
Trong đó, quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng đƣợc thể hiện thông qua khoản mục Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Theo bảng tổng hợp trên có thể thấy cơ cấu Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu đƣợc duy trì ổn định qua các năm. Điều đó cho thấy Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn ở phạm vi cho phép đã đƣợc lên kế hoạch từ trƣớc đó.
Đòn bẩy tài chính thiên về khoản mục Nợ phải trả (chiếm trên 90% quy mô vốn), cho thấy sự linh hoạt và nhạy bén của Ngân hàng trong việc tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động sinh lời của mình. Trong đó, nguồn vốn huy động quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất là Tiền gửi của khách hàng (bao gồm khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế), chiếm 63,2% tổng nguồn vốn. Điều này thể hiện đúng vai trò là trung gian tín dụng và thanh toán của hệ thống NHTM. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chiếm tỷ lệ tƣơng đối nhỏ là 7,2%, trong đó Vốn của TCTD chiếm ƣu thế với 6,2% tổng quy mô vốn, bao gồm vốn góp theo quy định của pháp luật và ghi trong Điều lệ ngân hàng, cũng nhƣ các thỏa thuận góp vốn khác đƣợc Đại học đồng cổ đông thông qua. Đây là nguồn vốn dự trữ quan trọng và ổn định để đảm bảo các hoạt
động của Ngân hàng diễn ra thuận lợi, có độ an toàn nhất định để đối phó với các loại rủi ro có thể xảy ra.
Nhƣ vậy, qua bảng tổng hợp trên có thể thấy phần lớn nguồn vốn của SHB đƣợc hình thành từ (1) Tiền gửi của khách hàng (bao gồm cá nhân và TCKT) và (2) Tiền gửi và vay các TCTD khác. Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn là 71,4% vào năm 2011, 85,3% vào năm 2012 và 77,6% vào năm 2013, cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn huy động từ bên ngoài trong tổng cơ cấu vốn của Ngân hàng.
Qua các năm, chỉ tiêu Tiền gửi và vay các TCTD khác có xu hƣớng tăng theo đà tăng của quy mô tổng nguồn vốn, song tỷ trọng trong cơ cấu vốn có xu hƣớng giảm. Năm 2011 tăng 2.637 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 19,87%; tuy nhiên tỷ trọng giảm từ 26% xuống còn 22,4%. Năm 2012 chỉ tiêu này tăng 5.868 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 36,9% và tỷ trọng giảm từ 22,4% xuống còn 18,7%. Năm 2013 có sự sụt giảm 1.092 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 5% và tỷ trọng giảm từ 18,7% xuống còn 14,4%. Điều này cũng phản ánh thực trạng khó khăn của toàn ngành ngân hàng trong vài năm trở lại đây.
Đáng nói nhất phải kể tới chỉ tiêu Tiền gửi của khách hàng. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng 9.152 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 35,7%; tỷ trọng giảm nhẹ từ 50,2% xuống còn 49%. Năm 2012 chỉ tiêu này tăng gấp hơn hai lần là 42.813 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 123,1%; tỷ trọng trong tổng cơ cấu vốn tăng từ 49% lên 66,6%. Năm 2013, giá trị khoản mục này tăng 13.162 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 17%; tỷ trọng trong cơ cấu vốn là 63,2%. Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền vào các tải khoản của khách hàng mở tại Ngân hàng bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn…Thời gian qua, do thị trƣờng bất động sản và một số kênh đầu tƣ có dấu hiệu suy giảm nên lƣợng tiền nhàn rỗi của các cá nhân và tổ chức đổ vào Ngân hàng nhiều hơn trƣớc. Một lý do khác khiến cho lƣợng tiền gửi của SHB tăng mạnh vào năm 2012 là do quá trình sáp nhập với Habubank, SHB tiếp nhận toàn bộ các giao dịch, khối lƣợng vốn và dƣ nợ từ khách hàng của Habubank đƣợc kết chuyển sang. Cùng với việc tăng quy mô vốn và tài sản thì SHB đã phải gánh thêm khối lƣợng công nợ lớn phát sinh trong quá trình hoạt động của Habubank.
Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn tự có của TCTD chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây chính là vốn điều lệ đƣợc ghi trong điều lệ của NHTM. Vốn chủ sở hữu đƣợc gia tăng qua các năm nhờ quá trình tích lũy thêm các quỹ hoạt động và lợi nhuận phân phối giữ lại.
b. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng I, các hình thức huy động vốn hay chính là cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: (1) Vốn chủ sở hữu, (2) Vốn huy động (gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm), (3) Vốn đi vay và (4) Các nguồn vốn khác (vốn tài trợ, vốn đầu tƣ phát triển, vốn ủy thác đầu tƣ…)
Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tƣơng quan đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Đồ thị 2.7. Tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn
Trong đó, vốn huy động thuộc khoản mục Nợ phải trả, đó là khoản tiền mà Ngân hàng nhận gửi của khách hàng trong một thời gian nhất định và có trả lãi hay chi phí sử dụng tiền gửi. Nguồn vốn huy động này biến động theo chiều hƣớng tăng khá đều, tỷ lệ thuận với tổng quy mô vốn của Ngân hàng. Đây là nguồn đầu vào rất quan trọng, tạo cơ sở cho các hoạt động tín dụng và đầu tƣ của Ngân hàng nhằm mục tiêu sinh lời, bên cạnh các nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay khác.
- 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 2010 2011 2012 2013
Tổng vốn huy động (triệu đ)
Tổng nguồn vốn (triệu đ)
(1)Về biến động vốn chủ sở hữu:
Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Ngân hàng trong các năm vừa qua đƣợc nêu chi tiết tại bảng tổng hợp dƣới đây: