Cơ cấu tiền gửi từ khách hàng cá nhân phân theo vùng miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 90)

Hiện nay trụ sở của SHB đƣợc đặt tại trung tâm Thủ đô Hà Nội, đây cũng là địa bàn của rất nhiều chi nhánh lớn của Ngân hàng nên khả năng thu hút vốn lớn hơn. Đặc biệt sau khi tiếp quản Habubank – cũng có trụ sở chính tại Hà Nội thì mạng lƣới Chi nhánh/PGD của Ngân hàng tại Hà Nội tăng lên rất nhiều. Vì vậy, lƣợng vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại Hà Nội chiếm ƣu thế tuyệt đối (18,5% tổng vốn huy động cá nhân). Tại khu vực miền Bắc còn một số tỉnh thành lớn mà các điểm giao dịch của SHB hoạt động hiệu quả nhƣ: Hải Phòng, Hải Dƣơng, Quảng Ninh. Đứng thứ hai là khu vực miền Nam với các khu vực huy động và kinh doanh vốn hiệu quả nhất là TP.Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Vũng Tàu. Tại khu vực miền Trung, do có nhiều Chi nhánh/PGD đƣợc thành lập sau nên hoạt động huy động vốn tại đây có phần kém hơn các vùng khác. Trong đó tại Đà Nẵng có 7 điểm giao dịch của SHB hoạt động có quy mô và hiệu quả nhất khu vực miền Trung.

b. Phân tích hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại SHB (1) Khối lượng vốn, mức tăng trưởng và tính bền vững

Nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại SHB liên tục tăng trƣởng bền vững qua các năm với tốc độ tăng tƣơng đối đều. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất là Tiền, vàng gửi có kỳ hạn – chiếm 94,7% vào năm 2012.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 Miền Nam Miền Trung Miền Bắc

Trƣớc khi sáp nhập với Habubank, SHB đã có đƣợc những kết quả huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân rất khả quan (trên 50%, năm 2012 là trên 60%), trong đó tiền gửi có kỳ hạn đều ở mức trên 80%. Sau khi tiếp quản hệ thống Chi nhánh/PGD của Habubank và tăng quy mô vốn điều lệ, quy mô tổng tài sản thì năng lực huy động vốn SHB đã mạnh hơn rất nhiều và duy trì đà phát triển bền vững. Điều đó cũng cho thấy vị thế của Ngân hàng trên thị trƣờng tài chính Việt Nam và tiềm năng phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.

(2) Chi phí huy động vốn

Đây là các khoản chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra để có đƣợc nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, bao gồm:

+ Chi phí lãi

+ Chi phí phi lãi: chi phí nhân viên, phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quảng cáo – quả tặng,…

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng Phƣơng pháp chi phí huy động vốn hỗn hợp để xác định hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong năm tài chính gần nhất.

Biến động lãi suất bình quân của Ngân hàng trong thời gian qua nhƣ sau:

Bảng 2.10. Biến động lãi suất huy động bình quân

Đơn vị: %/năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ 2,40 2,45 2,00 1,00

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ 2,40 2,45 2,00 1,00

Tiền gửi không kỳ hạn bằng USD 0,15 0,19 0,20 0,10

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng USD 2,50 0,19 0,50 0,20

Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ 11,10 13,65 10,20 6,86

Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ 10,50 13,50 9,90 7,49

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn USD 2,83 2,00 2,00 1,24

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng SHB giai đoạn 2010-2013)

Bảng 2.11. Cơ cấu chi phí lãi tiền gửi theo kỳ hạn gửi tiền

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Lãi suất

(%/năm)

Giá trị Chi phí lãi

Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ 1 1.750.413 17.504

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ

1 10.435 104

Tiền gửi không kỳ hạn bằng USD 0,1 1.126.141 1.126

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng USD

0,2 -251.699 -503

Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ 6,86 16.352.409 1.121.775

Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ 7,49 32.650.411 2.445.516

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn bằng USD 1,24 1.982.077 24.578

Tổng cô ̣ng 53.620.187 3.610.100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo nội bộ Ngân hàng SHB giai đoạn2010-2013)

(Chi phí lãi trên không đƣợc tính cho hai bộ phận khác của Tiền gửi từ khách hàng cá nhân là Tiền gửi vốn chuyên dùng và Tiền ký quỹ)

Nhƣ vậy, chi phí lãi bình quân cho tổng vốn huy động từ KHCN (đƣợc quy đổi ra VNĐ) là 6,73%. Trong khi đó, lãi suất cho vay bình quân tại SHB trong năm 2012 là 12,32%/năm, do vậy chênh lệch lãi suất ở mức 5,59%/năm. Đây chính là nguồn hình thành nên lợi nhuận cận biên của Ngân hàng.

Chi phí phi lãi là các chi phí hoạt động phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng nhằm thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi mong muốn. Tỷ lệ chi phí này đƣợc ƣớc tính ở mức 1%.

Bảng 2.12. Tổng hợp chi phí phi lãi của nguồn vốn huy đô ̣ng từ KHCN

(Đơn vi ̣:triê ̣u đồng)

Chỉ tiêu Tỷ lệ

(%) (triệu đ) Giá trị Ghi chú

Chi phí nhân viên 25 140.752,99 Là một phần trong tổng chi phí lƣơng Chi phí

marketing

23 129.492,75 Chi phí quảng cáo, in ấn, tờ rơi, poster… Chi phí quà tặng 33 185.793,95 Chi phí các đợt tặng quà trong năm, bốc

thăm trúng thƣởng.… Chi phí hành

chính 12 67.561,44 Chi phí giấy tờ, in ấn…

Chi phí khác 7 39.410,84 Chi phí lãi phụ trội…

Tổng chi phí phi lãi

100 563.011,97 Chiếm 1,05% tổng nguồn vốn huy đô ̣ng đƣơ ̣c tƣ̀ KHCN trong năm 2013 là 53.620.187 triê ̣u đồng.

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng SHB giai đoạn 2009-2012)

Nhƣ vậy tổng chi phí lãi và phi lãi của nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân trong năm 2013 là 4.173 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 7,78% tổng vốn huy động cá nhân.

Mă ̣c dù có khởi sắc hơn năm 2012, tuy nhiên 2013 vẫn là mô ̣t năm khó khăn với thi ̣ trƣờng tài chính và ngành ngân hàng nói chung , viv vâ ̣y SHB đã mất nhiều chi phí hoạt động hơn để có đƣợc nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trƣởng cao nhƣ vậy, đặc biệt là các chi phí liên quan tới hoạt động marketing và quà tặng. Đây là các khoản giá trị gia tăng bên cạnh lãi suất mà Ngân hàng mang lại cho khách hàng.

(3) Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh

Trong năm 2013, nhu cầu sử dụng vốn vào các hoạt động dự trữ, đầu tƣ và kinh doanh nhƣ sau:

Bảng 2.13. Hoạt động sử dụng vốn năm 2013 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ trên vốn huy động tƣ̀ KHCN(%) (triệu đ)

Tiền gửi tại NHNN 1.981.052 3,7

Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 30.262.605 56,3

Chứng khoán kinh doanh 29.015 0,1

Các công cụ TC phái sinh và các tài sản TC khác 0 0,0

Cho vay khách hàng 75.322.050 140,1

Chứng khoán đầu tƣ 18.655.008 34,7

Góp vốn, đầu tƣ dài hạn 361.504 0,7

Tổng vốn dự trữ, đầu tƣ, kinh doanh sinh lời 126.611.234 235,4

Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân 53.781.537 100,0

Khả năng tài trợ cho các hoa ̣t đô ̣ng sinh lời từ

nguồn vốn huy đô ̣ng KHCN (%) 42,48%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo nội bộ Ngân hàng SHB năm 2012)

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy, dƣ nợ tín dụng là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong danh mục dự trữ, đầu tƣ và kinh doanh vốn của Ngân hàng. Đây cũng là khoản mục có giá trị lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của SHB trong các năm vừa qua (trên 50%). Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng tín dụng của NHTM là nhận tiền gửi để cho vay tiền. Tiếp sau đó là Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác (chiếm khoảng 25% tổng nguồn vốn) và đƣợc ghi nhận là tài sản có của ngân hàng. Khoản mục này chủ yếu bao gồm: (1) Tiền gửi để thanh toán, (2) Tiền gửi có kỳ hạn (là các khoản tiền vƣợt dự trữ và đƣợc gửi trong ngắn lấy lãi), (3) Tiền cho vay các TCTD bằng các hợp đồng tín dụng.

Nhƣ vậy, dƣ nợ tín dụng tại thời điểm cuối năm 2013 bằng 140% so với nguồn vốn huy động cá nhân – tăng gần 40% so với năm 2012, cho thấy kế hoa ̣ch đẩy mạnh tăng trƣởng dƣ nợ của ngân hàng để thu lãi tín dụng và doanh thu phí khác . Đồng thời , để đẩy mạnh đƣợc dƣ nợ thì Ngân hàng cần phải huy động thêm các

nguồn vốn khác từ các TCKT hoặc nhận tài trợ, ủy thác từ các tổ chức để cho vay khách hàng. Khả năng tài trợ từ vốn huy động cá nhân cho các hoạt động dự trữ, đầu tƣ và kinh doanh vốn chỉ chiếm 42,48%; trong đó khả năng tài trợ của nguồn tiền gửi có kỳ hạn là 40,27%. Đây là một tỷ lệ rất cao cho thấy chất lƣợng và tính ổn định của nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân trong tổng cơ cấu vốn; cũng nhƣ vai trò quan trọng của nguồn vốn này đối với hoạt động sử dụng và kinh doanh vốn của Ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Hiệu quả sử dụng vốn cá nhân đƣợc tính băng thƣơng số giữa Vốn huy động cá nhân và Tổng nhu cầu sử dụng vốn. Đây cũng chính là khả năng tài trợ từ vốn huy động cá nhân với giá trị là 42,48%.

(4) Sự phù hợp giữa chi phí huy động vốn và lợi nhuận thu được từ sử dụng vốn.

Lợi nhuận thu đƣợc từ sử dụng vốn chính là thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự, đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.14. Kết quả sử dụng tiền gửi từ khách hàng cá nhân

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tỷ trọng của năm 2013 (%)

Thu nhập lãi tiền

gửi 438.775 1.169.264 2.320.447 783.958 8,5

Thu nhập lãi cho

vay khách hàng 2.210.494 4.825.393 5.573.873 6.601.025 71,9 Thu lãi từ kinh

doanh, đầu tƣ chứng

khoán nợ 833.266 1.365.827 1.449.429 1.043.225 11,4

Thu khác từ hoạt

động tín dụng 254.313 453.206 607.740 746.510 8,1

Tổng cô ̣ng 3.736.848 7.813.690 9.951.489 9.174.718 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo thường niên Ngân hàng SHB giai đoạn 2010-2013)

Nhƣ vậy, phần lớn thu nhập từ lãi của SHB trong năm vừa qua là doanh thu lãi tín dụng và lãi tiền gửi tại các TCTD khác (tổng chiếm 80%). Căn cƣ́ vào tỷ tro ̣ng

các loại thu nhập từ lãi nhƣ trên có thể thấy , năm 2013 Ngân hàng đã đẩy ma ̣nh cho vay nên có sƣ̣ tăng trƣởng cả về dƣ nợ tín du ̣ng và thu nhâ ̣p tƣ̀ lãi tín du ̣ng . Ngƣợc lại, thu nhâ ̣p tƣ̀ lãi tiền gƣ̉i giảm do mô ̣t số lƣợng lớn hơn nguồn tiền gƣ̉i huy đô ̣ng đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng để cho vay khách hàng nên.

Thực tế, Ngân hàng SHB luôn cố gắng đảm bảo tăng trƣởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đảm bảo tỷ lệ thấp hơn quy định của NHNN 30%.

Để đạt đƣợc mục tiêu sinh lời và an toàn, Ngân hàng SHB đã xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản đảm bảo sự phù hợp tƣơng đối về quy mô, kết cấu thời hạn và lãi suất. Cơ cấu thời hạn và lãi suất của nguồn vốn huy động luôn đảm bảo đƣợc các tiêu chí: đảm bảo khả năng thanh toán cần thiết; đảm bảo sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản; đảm bảo sự linh hoạt trong cơ cấu để điều chỉnh theo hƣớng có lợi cho kết quả kinh doanh, khai thác hiệu quả các cơ cơ hội và tránh các rủi ro có thể gặp.

SHB đã phát triển đƣợc hệ thống khách hàng vay vốn đa dạng trong đó bao gồm các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nƣớc và tƣ nhân lớn, doanh nghiệp xuất khẩu có hoạt động kinh doanh phát triển và hiệu quả.

Trong những năm vừa qua, Ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển cho vay các ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định, xuất khẩu cao và có nhiều tiềm năng nhƣ: than, cao su, thủy sản, gạo, nông sản và hạn chế dần cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán theo chỉ đạo của NHNN. Tăng cƣờng phát triển khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có tham gia xuất nhập khẩu để phát triển cho vay xuất, nhập khẩu nhằm bổ sung thêm nguồn vốn ngoại tệ và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, ngoại hối của Ngân hàng. Trong năm 2011, SHB đã triển khai 2 chƣơng trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất ƣu đãi với tổng giá trị 5.800 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.

Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, Ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ và chặt chẽ công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay đối với

từng khách hàng vay vốn nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng và kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng.

Bên cạnh đó, SHB đã và đang tiếp tục thực hiện xây dựng hạn mức tín dụng và qui định cho vay theo từng sản phẩm, ngành nghề phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng theo từng giai đoạn; đồng thời tăng cƣờng đẩy mạnh cho vay các sản phẩm phục vụ đối tƣợng khách hàng cá nhân với mục tiêu đƣa SHB phát triển thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại.

Tuy nhiên, năm 2012 là năm đánh dấu sự kiện sáp nhập với Habubank trong điều kiện thị trƣờng chung còn gặp nhiều khó khăn nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng không đƣợc nhƣ kế hoạch đƣợc đề ra từ đầu năm.

Trong năm 2012, tỷ lệ tài trợ từ nguồn vốn huy động cá nhân là 58,84% => Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự đƣợc hình thành từ nguồn tiền gửi cá nhân là: 5.855 triệu đồng.

Trong năm 2013, thƣ̣c hiê ̣n mu ̣c tiêu tăng trƣởng tín du ̣ng , dƣ nợ tín du ̣ng toàn hàng đã tăng trƣởng rõ rệt (tăng 34,4% so với cuối năm 2012). Tỷ lệ tài trợ cho các hoạt động đầu tƣ, sinh lời tƣ̀ nguồn vốn huy đô ̣ng cá nhân là 42,48% =>Thu nhâ ̣p tƣ̀ lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự hình thành tƣ̀ nguồn tiền gƣ̉i cá nhân là 3,897 tỷ đồng.

Nhƣ đã phân tích ở trên, tổng chi phí huy động vốn từ khách hàng cá nhân trong năm 2013 của SHB là 4.173 tỷ đồng. Nhƣ vâ ̣y, Ngân hàng không có lợi nhuâ ̣n tƣ̀ phƣơng án sƣ̉ du ̣ng vốn này, nhƣng đa ̣t đƣợc mu ̣c tiêu tăng trƣởng tín du ̣ng ma ̣nh trong năm.

2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tƣ̀ KHCN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội

2.3.1. Các kết quả đạt được từ hoạt động huy động vốn từ KHCN

Chịu ảnh hƣởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trƣờng tài chính Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong những năm trở lại đây khi nguồn vốn chu chuyển đầu tƣ giảm sút, thị trƣờng BĐS đóng băng, thị trƣờng chứng khoán biến động liên tục, tình hình sản xuất kinh

doanh có nhiều đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng…Đây đều là những nhân tố khiến cho nền kinh tế đi vào suy thoái.

Theo số liệu từ NHNN thì huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng năm 2013 tăng khoảng 16%. Tại các ngân hàng lớn, loại bỏ yếu tố làm sụt giảm kết quả kinh doanh do khủng hoảng thì tình hình huy động vốn tăng khá mạnh.

Trong năm 2013, Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với mức huy động đạt 540.000 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần ngân hàng ở vị trí thứ hai là BIDV. Tuy nhiên, ngân hàng đứng đầu về tốc độ huy động lại là SHB với 123%, mặc dù mức độ huy động chỉ đạt 77.598 tỷ đồng. Đây là một kết quả đáng ghi nhận của SBH trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn qua quá trình sáp nhập với Habubank vào tháng 8/2013.

Tình hình huy động vốn tại các NHTM trong năm 2013 nhƣ sau:

Đồ thị 2.14. Xếp hạng các NHTM có khối lƣợng vốn huy động lớn nhất

(Nguồn: Tạp chí tài chính, 2013)

Và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động tƣơng đƣơng nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)