Chính sách giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu tại việt nam (Trang 46 - 50)

Hoa Kỳ: Với vị thế là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới và tiêu

thụ xăng dầu lớn nhất thế giới nên Hoa Kỳ chịu tác động lớn khi giá xăng dầu biến động. Do vậy, Chính phủ có những chính sách chiến lược để kiểm soát và định hướng tiêu dùng nhằm giữ ổn định thị trường loại hàng hóa quan trọng này nhằm giữ ổn định thị trường loại hàng hóa này. Tuy nhiên tại Hoa

Kỳ, các doanh nghiệp tư nhân nắm giữ từ lọc dầu đến nhập khẩu và cả phân phối sản phẩm xăng dầu, giá được thị trường quyết định.

Sau một thời gian dài kiểm soát hạn ngạch nhập khẩu và kiểm soát giá của các sản phẩm dầu mỏ và dầu thô, Hoa Kỳ chủ trương để thị trường xăng dầu vận động theo quy luật của cơ chế thị trường, thị trường sẽ tìm thấy nguồn cung tốt nhất có thể với giá tốt nhất có thể. Chính phủ không áp dụng biện pháp định giá nhưng vẫn có sự can thiệp ở mức tối thiểu thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy định trong Luật Canh tranh, Luật Điều tiết giá cả. Bên cạnh đó, để tăng cường tính minh bạch thị trường và hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, Chính phủ thường xuyên công bố giá bán bình quân xăng dầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và lựa chọn cây xăng có mức giá bán phù hợp. Việc công bố mức giá bình quân còn có tác dụng định hướng các cây xăng đưa ra mức giá bán phù hợp cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Trong kinh doanh các mặt hàng xăng dầu ở Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Liên bang và pháp luật của các Bang. Các Bang quy định phải có sự tách biệt giữa hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp. Quy định này đã gây sức ép các doanh nghiệp dầu mỏ cho thuê các trợm bơm xăng cho các nhà vận hành động lập khi nhận thấy nguy cơ các doanh nghiệp này sẽ thống lĩnh thị trường.

Trung Quốc: Trung Quốc vẫn định giá xăng dầu và điều hành thông

qua cơ chế thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Theo đó, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, để kiềm chế tăng giá xăng dầu trong nước, Chính phủ chỉ đạo 2 Tổng công ty dầu khí nhà nước (kiểm soát phần lớn ngành công nghiệp lọc dầu, chiếm 85% sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước) tăng sản xuất để cung ứng đủ nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước; đồng thời yêu cầu 2 Tổng công ty này bán với giá chỉ đạo để duy trì mức giá bán trong nước luôn

thấp hơn giá thị trường thế giới. Trung Quốc cũng có những quy định tương tự về Việt Nam về tần suất điều chỉnh giá; quy định biên độ điều chỉnh...

Trước năm 2009, Trung Quốc đã điều chỉnh giá xăng dầu dựa trên một hệ thống giá cho phép giá địa phương theo giá dầu thô toàn cầu. Giá xăng dầu được điều chỉnh bất cứ khi nào trung bình của một rổ giá dầu thô quốc tế tăng (hoặc giảm) 4% trong khoảng thời gian 22 ngày.

Từ sau tháng 9/2009 đến nay, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu dựa trên chi phí trung bình của giỏ dầu thô trên 10 ngày làm việc, giảm 12 ngày so với 22 ngày trước đó. Điều này cho thấy Trung Quốc đã hướng tới sự điều chỉnh giá bán lẻ ngày càng linh hoạt hơn và bám sát giá xăng dầu trên thị trường quốc tế hơn.

Indonesia: Indonesia là một nước thành viên của Tổ chức các nước

xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và là nước có trữ lượng dầu khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á, do vậy sản lượng khai thác của nước này đủ cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước và xuất khẩu. Hệ thống các nhà máy lọc dầu của Indonesia được vận hành bởi 9 công ty do Tổng công ty nhà nước PERTAMINA quản lý. Các công ty này được quyền ưu tiên mua dầu thô theo giá thị trường sau đó bán lại sản phẩm cho các công ty bán buôn nhà nước theo giá thị trường. Phần lớn các sản phẩm lọc dầu của 9 công ty này đều được tiêu dùng trong nước.

Trước đây, giá xăng dầu ở Indonesia vẫn do Chính phủ quyết định, kết hợp với chính sách trợ giá. Indonesia duy trì trợ giá xăng dầu trong hơn 11 năm để giữ mức giá trong nước ổn định.

Tuy nhiên năm 2005, giá xăng dầu thế giới tăng cao dẫn đến số tiền trợ cấp của Chính phủ tăng mạnh trong khi đối tượng được hưởng việc trợ cấp này lại chủ yếu là người sử dụng ôtô (người giàu) và tình trạng buôn lậu sang eo biển Malacca gia tăng. Vi vậy, Chính phủ nước này quyết định dần dỡ bỏ

cơ chế trợ giá và sau đó các lần tăng giá thường khá mạnh, đồng thời thực hiện trợ cấp cho người dân nghèo bằng các quỹ bù giá tuy nhiên do không đảm bảo được tính công bằng nên đã dẫn tới tình trạng bất ổn.

Từ năm 2006 khi giá xăng dầu thế giới tăng mạnh quá khả năng bù giá của Chính phủ, Indonesia thực hiện điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước với một tỷ lệ tăng giá không quá lớn; song song với đó, Chính phủ vẫn để một khoản ngân sách để bù đắp cho giá xăng dầu. Chính phủ Indonesia vẫn quy định giá trần bán lẻ cho các sản phẩm xăng dầu. Mức giá trần do chính phủ quy định không chênh lệch quá lớn so với giá xăng dầu trên thị trường thế giới.

Singapore: Mặc dù không có dầu thô nhưng do lợi thế nằm ở vị trí

chiến lược (nơi giao nhau giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương), có cảng nước sâu và hệ thống cơ sở hạ tầng tốt bao gồm các nhà máy lọc dầu, hệ thống kho chứa, Singapore trở thành trung tâm mua bán thương mại và lọc dầu quan trọng trong khu vực. Singapore không phải trợ giá nhiên liệu mà áp dụng cơ chế thị trường hoàn toàn trên cơ sở nhận thức đúng đắn của người dân về sự cần thiết thay đổi giá bán cùng hệ thống dự báo giá thế giới tương đối tốt, xác định một mức giá công bố để các Công ty bán hàng. Trong phạm vi đó, việc giảm giá bán thấp hơn công bố được thực hiện thường xuyên.

Thái Lan: Thái Lan áp dụng cơ chế thị trường trên nguyên tắc Chính

phủ công bố giá trần, các công ty kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá bán. Khi giá dầu thô ở mức thấp hơn 26 USD/thùng, Thái Lan để cho thị trường tự điều tiết, Chính phủ chỉ quản lý thông qua công cụ thuế quan (thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ nhiên liệu). Tuy nhiên, khi giá dầu thô tăng cao (trên 30 USD/thùng), Chính phủ Thái Lan lập tức can thiệp bằng cách quy định giá trần mà công cụ chủ yếu là trợ giá và thuế nhằm hạn chế bớt những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Trong phạm vi giá trần, giá bán lẻ thực tế được điều chỉnh rất thường xuyên, thậm chí theo ngày. Tuy nhiên, do xăng dầu thuộc diện bình ổn giá nên các công ty kinh doanh được quyền thay đổi mức giá bán khi các yếu tố cấu thành chi phí kinh doanh thay đổi hoặc xảy ra lạm phát; nhưng mức điều chỉnh thay đổi được khống chế tối đa theo mức thay đổi chi phí hay mức lạm phát. Về giá trần, khi giá thế giới vượt qua ngưỡng giá trần, Chính phủ sẽ bù giá cho doanh nghiệp giữa giá thực tế và giá trần hoặc thay đổi mức giá trần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu tại việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)