Chính sách về thuế tại một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu tại việt nam (Trang 50 - 52)

Chính sách thuế đối với xăng, dầu ở các nước trên thế giới khác nhau, ngoài các sắc thuế chung hầu như các nước đều áp dụng như nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt; một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam còn áp dụng thêm các loại thuế, phí đặc thù khác đối với xăng dầu, như: Trung Quốc có thêm thuế giáo dục, thuế kiến thiết; Lào có thêm phí cầu đường, phí rủi ro doanh nghiệp và chi phí hao phí; Campuchia có thêm phụ thu.thường bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Chính sách thuế xăng dầu phụ thuộc vào diễn biến giá dầu thế giới và mục tiêu quản lý điều hành của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

Tại Hoa Kỳ, Chính phủ đưa ra thuế suất ổn định và tương đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu. Tương tự, do gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết mở cửa thị trường dầu khí. Theo đó, Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu và đánh thuế nhập khẩu đối với dầu thô rất thấp, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm lọc dầu thấp hơn so với mức thuế trung bình đối với hàng công nghiệp.

Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh vào năm 2014, tác động đến lợi nhuận và sản xuất của các công ty khai thác dầu trong nước, Trung Quốc đã điều chỉnh thuế nhập khẩu diesel từ 0%

lên 1% nhưng không điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các nhiên liệu khác. Úc tăng thuế nhập khẩu đối với diesel, ethanol, diesel sinh học, từ 0,38143 USD/lít lên mức 0,386 USD/lít.

Chính sách thuế TTĐB được áp dụng với xăng dầu tại nhiều nước. Khi giá dầu thế giới giảm, làm giảm nguồn thu của một số nước, nên nhiều nước đã tăng thuế TTĐB như Nga tăng thuế TTĐB đối với một số mặt hàng, trong đó có sản phẩm từ dầu mỏ từ đầu năm 2014. Trung Quốc cũng đã điều chỉnh tăng thuế TTĐB hai lần đối với xăng, dầu khoảng 40% trong tháng 12 năm 2014. Ấn Độ cũng tiến hành 3 lần điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với xăng, dầu từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015 (mặt hàng dầu tăng thêm 0,07 USD, xăng tăng thêm 0,09 USD).

Thuế bảo vệ môi trường cũng được các nước sử dụng như là công cụ nhằm hạn chế tiêu dùng các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch gây tác động xấu tới môi trường như Mêxicô quy định thuế môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu và bán ở trong nước có mức thuế suất từ 0,59- 12,59 cent/lít.

Một số khoản thu thuế tại các nước đầu năm 2015 như sau:

Tại Trung Quốc: Thuế nhập khẩu khoảng 1%; Thuế TTĐB đối với xăng 2.110 tệ/Tấn, Điêzen 1411 tệ/tấn; Thuế GTGT là 17%; Phí giáo dục 3%; Thuế xây dựng địa phương 1%.

Tại Lào: Thuế nhập khẩu xăng 15%, Điêzen 20%; Thuế TTĐB xăng 20%, Điêzen 10%; Thuế GTGT: 10%; Phí đường bộ 520kip/lit đối với tất cả các mặt hàng XD (khoảng 6-8% giá bán lẻ hiện tại); Quỹ dự trữ quốc gia (Reserve Fund) 300kip/lit đối với tất cả các mặt hàng XD (khoảng 3,3-4,7% giá bán lẻ)

Tại Thái Lan: Không đánh thuế nhập khẩu xăng dầu, Thuế TTĐB: 4,25-5,6 baht/lit (khoảng13%-17%); Thuế GTGT: 7%. Ngoài ra, Thái Lan thu thêm 1 khoản thuế đánh trên các sản phẩm xăng dầu nhập khẩu và sản xuất

nội địa để lập Quỹ Oil Fund (Quỹ bình ổn dầu) và mức thu cụ thể xăng 6,15 bath/lít, dầu diezel 0,05 bath/lít, bằng khoảng 0,21-19% giá bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu tại việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)