Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn

Thông qua các số liệu thống kê có đƣợc, luận văn sẽ phân tích và tổng hợp, so sánh hiện trạng hoạt động kinh tế của thành phố Đồng Hới, thể hiện qua hoạt động của các ngành kinh tế, của các đơn vị kinh tế.

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp trong cả 4 chƣơng. Các vấn đề đƣa ra đều phải trả lời câu hỏi “nhƣ thế nào”? vì vậy mọi vấn đề khi phân tích đƣợc hiểu một cách đầy đủ. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để khái quát hóa những đặc trƣng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Từ việc phân tích kết hợp phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá

khái quát về tình hình chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Thông qua các bài viết của các nhà nghiên cứu về lao động, việc làm, các loại sách báo, các trang web trong nƣớc để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức; một số tƣ liệu có liên quan thu thập từ các cơ quan, đơn vị; Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học về lao động việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm. Quá trình phân tích đánh giá để biết đƣợc rằng các cá nhân và các tổ chức họ có quan điểm, đánh giá nhƣ thế nào về chuyển dịch cơ cấu việc làm từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cụ thể.

Thông qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI; các Nghị quyết, báo cáo kinh tế - xã hội của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới năm 2010 - 2014. Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới từ 2007 – 2013, kết quả thống kê ƣớc tính năm 2014 của Chi cục Thống kê thành phố Đồng Hới nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền thành phố Đồng Hới để từ đó rút ra đƣợc quan điểm và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm ở thành phố Đồng Hới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định, trên cơ sở đó nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Bên cạnh đó phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ cụ thể lên trừu tƣợng và ngƣợc lại. Sử dụng phƣơng pháp này, thƣờng tìm những yếu tố và

quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tƣợng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tƣợng.

Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phƣơng pháp kết hợp lôgíc với lịch sử. Bởi, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tƣ duy lôgíc cũng phải bắt đầu từ đó. Theo cách nói của Ph. Ăngghen, sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dƣới một hình thái trừu tƣợng và nhất quán về lý luận. Nó là sự phản ánh đã đƣợc uốn nắn, nhƣng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp.

2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua số liệu thống kê nhằm mô tả thực trạng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, từ đó tìm ra xu hƣớng chuyển dịch để có những giải pháp tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu đƣợc sử dụng trong chƣơng 3.

2.2.4 Phương pháp so sánh kết hp vi thống kê

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu thống kê với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kế hoạch, tình hình thực hiện đã qua, chỉ tiêu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối

dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ảnh hƣởng đến CDCCLĐ-VL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)