Quan điểm chuyển dịch cơ cấu việc làm thành phố Đồng Hới đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu việc làm thành phố Đồng Hới đến năm

năm 2020

(1)- Chuyển dịch cơ cấu việc làm trên địa bàn Thành phố Đồng Hới phải đặt trong tổng thể cơ cấu việc làm của cả nƣớc và của Tỉnh Quảng Bình

Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời lao động tự do tìm việc làm phù hợp trên thị trƣờng lao động. Mà thị trƣờng lao động là một thể thống nhất trong phạm vi cả nƣớc theo quy định của hiến pháp và pháp luật của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thị trƣờng lao động đang phát triển và là một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động tại Thành phố Đồng Hới phải đặt trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu việc làm của cả nƣớc và của Tỉnh Quảng Bình.

(2)- Chuyển dịch cơ cấu việc làm phải dựa trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trên địa bàn Thành phố Đồng Hới

Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lƣợng và chất lƣợng tƣ liệu sản xuất phù hợp với số lƣợng và chất lƣợng sức lao động cùng với các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trƣờng tự nhiên để kết hợp tƣ liệu sản xuất và sức lao động nhằm tạo ra thu nhập. Nói cách khác, cơ cấu việc làm phụ thuộc cấu tạo hữu cơ của vốn đầu tƣ, nghĩa là quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng công nghệ thâm dụng vốn hay thâm dụng lao động.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, quy mô nền kinh tế có vai trò quyết định số lƣợng việc làm. Với điều kiện công nghệ nhất định, quy mô nền kinh tế

càng lớn, số lƣợng việc làm càng nhiều. Công nghệ dùng cho sản xuất kinh doanh thâm dụng lao động sẽ tạo ra nhiều việc làm, công nghệ thâm dụng vốn thƣờng sử dụng ít lao động. Do đó, muốn chuyển dịch cơ cấu việc làm trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, điều quan trọng nhất là tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tƣ, nhất là đầu tƣ vào những ngành có giá trị gia tăng cao.

(3)- Chuyển dịch cơ cấu việc làm trên địa bàn thành phố Đồng Hới cần phải căn cứ vào chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng

Trên cơ sở chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Ngành giáo dục - đào tạo và ngành lao động tổ chức đào tạo nguồn nhân lực với quy mô và cơ cấu phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của từng ngành, nghề, lĩnh vực.

(4)- Chuyển dịch cơ cấu việc làm phải dựa trên nguồn nhân lực chất lƣợng cao có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất

Để đƣa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, cần có đội ngũ lao động có kỹ năng nhận thức, kỹ năng hòa nhập xã hội và kỹ năng mang tính kỹ thuật. Muốn có đội ngũ lao động có chất lƣợng cao thì con đƣờng duy nhất là phải thực hiện đào tạo nhân lực một cách cẩn trọng và thiết thực.

(5)- Chuyển dịch cơ cấu việc làm cần hƣớng đến việc làm bền vững (Decent work):

Theo Tổ chức Lao động thế giới (ILO), việc làm bền vững là tổng hòa những khát vọng của con ngƣời trong cuộc đời làm việc của họ, bao gồm các cơ hội việc làm sinh lợi và đem lại một thu nhập công bằng, an toàn nơi làm việc, đảm bảo an sinh xã hội cho các thành viên trong gia đình, triển vọng tốt hơn cho sự phát triển của cá nhân và hòa nhập xã hội, tự do cho mọi ngƣời

bày tỏ mối quan tâm, tổ chức và tham gia vào các quyết định có ảnh hƣởng tới cuộc sống của họ, bình đẳng trong cơ hội và đối xử đối với cả nam và nữ. Việc làm bền vững đƣợc coi là một Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (ILO, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)