Thành tựu và hạn chế trong quá trình CDLĐ, CDCCLD-VL ở Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thành tựu và hạn chế trong quá trình CDLĐ, CDCCLD-VL ở Thành

Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

3.3.1 Thành tựu

- Kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tiềm năng, sức sản xuất xã hội đƣợc khơi dậy, nguồn lực đầu tƣ cho sản xuất đƣợc huy động có hiệu quả, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đô thị đƣợc chú trọng đầu tƣ nâng cấp. Từ đó đã tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Cơ cấu ngành nghề chuyển dịch đúng hƣớng, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội thành phố Đồng Hới. Tỷ trọng cơ cấu ngành thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông – lâm – thủy sản thời kỳ 2006 – 2010 tƣơng ứng 53,4% - 41,5% - 5,1%. Từ việc duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động làm chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn, là cơ sở thúc đẩy việc chuyển dịch trong thời gian tiếp

theo, đồng thời nâng cao chất lƣợng lao động khi chuyển dịch sang các ngành phi nông nghiệp, cũng nhƣ trong nội bộ các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – ngƣ nghiệp.

3.3.2 Hn chế

CCLĐ, VL của thành phố có bƣớc chuyển dịch nhanh nhƣng việc phân bố lao động chƣa đồng đều giữa các vùng; trình độ lao động qua đào tạo trong các ngành nghề, các vùng có sự chênh lệch nhiều. Trong nhiều sự chênh lệch đó vẫn chƣa tạo ra đƣợc sự bứt phá tạo mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Đồng Hới. Vấn đề là trong nền kinh tế của thành phố Đồng Hới muốn phát triển có sự vƣơn lên của các bộ phận hay mũi nhọn tạo đà phát triển chung.

Hoạt động thƣơng mại – dịch vụ có sự phát triển khá, lao động tập trung chủ yếu trong ngành thƣơng mại – dịch vụ nhƣng quy mô thƣơng mại – dịch vụ còn nhỏ, lẻ, mang tính tự phát và lao động chủ yếu là lao động phổ thông.

Ngành công nghiệp, cơ cấu lao động chƣa có sự cân đối, lao động tập trung chủ yếu trong nhóm ngành công nghiệp chế biến.

Ngành nông nghiệp chƣa hình thành tập trung khu sản xuất rau an toàn, việc tham gia sản xuất rau an toàn còn manh mún, mang tính tự phát. Trình độ lao động trong cơ cấu sản xuất nông nghiêp còn hạn chế.

- Xu hƣớng chuyển dịch CCKT và CCLĐ của thành phố Đồng Hới chƣa gắn với giải quyết các vấn đề xã hội.

- Quy hoạch phát triển thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đƣợc phê duyệt nhƣng triển khai thực hiện tiến độ còn chậm, hiệu quả về thực tiễn chƣa cao, làm giảm khả năng thu hút lao động. Việc huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế và nhân dân để đầu tƣ phát triển chƣa nhiều.

3.3.3 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế

3.3.3.1 Nguyên nhân của thành tựu

- Đồng Hới đƣợc công nhận là đô thị loại III năm 2004 là điều kiện, cơ hội cho phát triển; do đó những năm qua, tăng trƣởng kinh tế của thành phố đƣợc duy trì ở tốc độ khá cao, tiềm lực kinh tế đƣợc tăng cƣờng phát triển, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, quá trình đô thị hóa tăng nhanh; ngày 30/7/2014 đƣợc Chính phủ Quyết định nâng cấp thành phố Đồng Hới lên đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Bình.

- Quy mô sản xuất, chất lƣợng tăng trƣởng của các ngành kinh tế có những chuyển biến tích cực và có xu hƣớng tăng, sản xuất đang đƣợc tập trung theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, các nguồn lực đƣợc khai thác và sử dụng tƣơng đối hiệu quả. Dịch vụ có bƣớc phát triển khá, nhất là kể từ khi Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp về an nghỉ tại tỉnh Quảng Bình.

- CCVL theo vùng tập trung chủ yếu ở vùng bán sơn địa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển toàn diện kinh tế trong vùng (gần trung tâm) và vùng lân cận nhƣ vùng gò đồi xa trung tâm thành phố.

3.3.3.2 Nguyên nhân của hạn chế

Những năm qua, mặc dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế thành phố đạt khá nhƣng Đồng Hới có điểm xuất phát thấp; kết cấu hạ tầng chƣa đồng bồ, nguồn lực cho đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế; xa các trung tâm phát triển vùng của cả nƣớc nên thu hút đầu tƣ gặp nhiều khó khăn; vì vậy tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm còn chậm.

- Số lƣợng, chất lƣợng lao động qua đào tạo, kỹ năng thực hành công việc còn hạn chế.

- Cơ chế chính sách khuyết khích, thu hút đầu tƣ còn tập trung chủ yếu hộ kinh doanh cá thể. Mặc dù có trên 1.200 doanh nghiệp có quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ nhƣng việc thu hút lao động địa phƣơng còn hạn chế.

- Việc khôi phục ngành nghề truyền thống và du nhập nghề mới còn gặp nhiều trở ngại do văn hóa, tập quán gắn với cơ chế thị trƣờng; cụ thể cụm tiểu thủ công nghiệp đã đƣợc hình thành 5 cụm, điểm từ năm 2006, 2007 nhƣng hiện nay mới có 1 – 2 cụm, điểm đi vào hoạt động,..

- Quá trình chuyển dịch CCKT có chuyển biến song chƣa vững chắc làm cho sự chuyển dịch CCLĐ trên địa bàn thành phố Đồng Hới chƣa tác dụng còn hạn chế.

Tóm lại, quá trình CDCCVL ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 - 2013 diễn ra đúng hƣớng, phù hợp thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập, song cơ cấu, chất lƣợng lao động chuyển dịch trong các ngành còn có mặt hạn chế. Do đó, thời gian tới, thành phố Đồng Hới cần có những giải pháp thúc đẩy quá trình CDCCVL theo hƣớng NHH, HĐH.

CHƢƠNG 4:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)