Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, Đƣờng sắt Thống nhất Bắc Nam, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng Biển và Cảng hàng không, có vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ Bắc và 106o10’ kinh độ Đông. Nằm ở vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên nhiên thế giới vƣờn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km; Đồng Hới nằm dọc theo bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 19 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ và rừng nguyên sinh ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ dƣỡng, giải trí.

- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch - Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh - Phía Đông giáp Biển Đông

- Phía Tây giáp huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh

Thành phố Đồng Hới có diện tích tự nhiên: 155,7 km2, đƣợc chia thành 10 phƣờng, 6 xã; dân số trung bình: 114.897 ngƣời (nữ 57.306 ngƣời), mật độ dân số 738 ngƣời/km2. Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.300 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786 giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam (gió Nồm), gió Tây Nam (gió Nam), gió Đông Bắc.

Địa hình dốc từ Tây sang Đông, địa chất của Đồng Hới đa dạng bao gồm vùng gò đồi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.

- Vùng gò đồi: Nằm ở phía Tây thành phố, vắt ngang từ Bắc xuống Nam, gồm các xã, phƣờng Đồng Sơn, Thuận Đức, có độ cao trung bình 12 - 15m, với diện tích 6.500 ha, chiếm 41,75% so với tổng diện tích của thành phố. Cƣ dân ở đây sinh sống bằng nghề trồng rừng, làm rẩy, chăn nuôi, trồng trọt kết hợp phát triển kinh tế trang trại. Thổ nhƣỡng của vùng có đặc điểm chung là độ phì ít, nghèo chất dinh dƣỡng, tầng đất màu không dày, độ dốc trung bình 7 - 10%, thƣờng có hiện tƣợng rửa trôi, xói mòn.

- Vùng bán sơn địa: Là một vòng cung gò đồi không cao lắm (độ cao trung bình 10m), bao bọc lấy khu vực đồng bằng từ Đông Bắc - Bắc đến Tây Bắc - Tây Nam và Nam - Đông Nam, bao gồm các xã, phƣờng Bắc Lý, Nam Lý, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Lộc Ninh và Phú Hải. Diện tích đất tự nhiên 6.292,3 ha, chiếm 40,41% so với diện tích toàn thành phố. Cƣ dân sinh sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Thổ nhƣỡng của vùng có đặc diểm chung là không màu mỡ, bị chua phèn, tuy nhiên nhờ có mạng lƣới sông ngòi, ao, hồ dày nên vẫn có thuận lợi trong trồng trọt và sản xuất.

- Vùng đồng bằng: Thành phố Đồng Hới có vùng đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai kém phì nhiêu; độ cao trung bình 2,1m, dốc về hai phía Tây và Đông trục đƣờng Quốc lộ 1A, độ dốc nhỏ, chỉ khoảng 0,2%, bao gồm các phƣờng Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình. Diện tích tự nhiên khoảng 567,5 ha, chiếm 3,7% so với diện tích toàn thành phố. Đây là nơi tập trung dân cƣ và các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thành phố.

- Vùng cát ven biển: nằm ở phía Đông của thành phố, gồm các xã, phƣờng Bảo Ninh, Quang Phú, Hải Thành, có diện tích 2.201,7 ha, chiếm 14,14% so với diện tích của thành phố. Đây là vùng biển vừa bãi ngang vừa cửa lạch; địa hình có những đụn cát cao liên tục (cao nhất 24,13m); giữa các đụn cát thỉnh thoảng có những hồ nƣớc, khe nƣớc ngọt tự nhiên, quanh năm có nƣớc (bàu Tró, bàu Nghị, Bàu Tràm, bàu Thôn, Bàu Trung Bính…)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)