Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, ứng dụng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp thúc đẩy CDCCVL trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện

4.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, ứng dụng tiến

b khoa hc k thuật vào sản xut

Có chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực một cách toàn diện; gắn giáo dục – đào tạo và dạy nghề với phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng thành phố thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh, khu vực.

Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực bền vững: với chính sách nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động và ngoại ngữ. Đảm bảo việc làm và nâng cao chất lƣợng việc làm thông qua chính sách ƣu đãi nhân tài, đặc biệt là nhóm công nhân có trình độ tay nghề kỹ thuật cao. Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo nghề trên cơ sở thực hiện tốt chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực 2011-2020, Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020, chiến lƣợc phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Luật dạy nghề trên cơ sở khung trình độ

kỹ năng quốc gia để có thể công nhận kỹ năng tay nghề của lao động đang tìm việc và đảm bảo chất lƣợng cho các chủ sử dụng lao động tiềm năng.

Nâng cao chất lƣợng việc làm trong khu vực nông nghiệp và đa dạng hóa việc làm khu vực sản xuất chế tạo: là địa phƣơng có tiềm năng về lâm nghiệp, có nhiều thế mạnh về cây công nghiệp nhƣ cao su, cây lấy gỗ, Đồng Hới cần ƣu tiên các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và năng suất lao động trong khu vực này. Điều này bao gồm đầu tƣ công nghệ sinh học, hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các cơ sở sản xuất lâm nghiệp nhỏ có thể tham gia vào chuổi cung ứng. Đồng thời, cần kết nối chính sách phát triển ngành và chính sách việc làm nhằm duy trì tăng trƣởng ngành công nghiệp tiêu dùng cũng nhƣ thúc đẩy các ngành sản xuất chế tạo khác có tiềm năng tạo việc làm và năng suất cao. Các hoạt động này sẽ có hiệu quả nữa nếu gắn liền với các sáng kiến nhằm tăng cƣờng dịch vụ và tƣ vấn việc làm, các chƣơng trình việc làm công nhằm vào các nhóm yếu thế, và sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có chiến lƣợc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới chính sách khuyến khích, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động khoa học, công nghệ. Tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ cho nghiên cứu ứng dụng, triển khai và đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu phát triển.

4.2.3 Thc hiện phân bố lại dân cư và cân đối lại lao động giữa các vùng và các ngành theo từng giai đoạn

Đất đai và lao động là hai yếu tố cơ bản tạo nên thịnh vƣợng, vì vậy cần phải đƣợc bố trí cân đối, hợp lý nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai cũng nhƣ nguồn lao động dồi dào của thành phố. Trong thời gian tới, thành phố cần có những chủ trƣơng trong việc phân bố dân cƣ và cân đối lại lao động giữa các ngành, các vùng theo các chƣơng trình và dự án theo hƣớng: Tăng dân cƣ vùng gò đồi để khai thác tiềm năng đất đai hiện chƣa

đƣợc khai thác hiệu quả vốn rừng, phát triển nông lâm kết hợp phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

Cùng với việc phân bố dân cƣ, cân đối lại lao động việc làm cần tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh quá trình đô thị hóa gần trung tâm. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy hoạch mở rộng thành phố và quy hoạch chi tiết xây dựng, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật KT-XH theo hƣớng đô thị mở, xanh - sạch - đẹp. Ƣu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao và hiện đại. Khai thác có hiệu quả cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Quy hoạch lại các khu dân cƣ trên địa bàn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)