Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp thúc đẩy CDCCVL trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện

4.2.7 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, từ đó phát huy những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những mặt hạn chế để có giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Rà soát lại thủ tục hỗ trợ từ Quỹ giải quyết việc làm, tín dụng… nhằm tạo cơ chế thông thoáng, đơn giản song đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác, tránh mọi sự phiền hà cho ngƣời lao động và doanh nghiệp. Hoạt động rà soát phải đƣợc thực hiện một cách kỹ lƣỡng có sự tham gia của đối tƣợng thụ hƣởng để xác định đƣợc một quy trình, thủ tục hợp lý và hồ sơ cần có, thời gian giao nộp, thẩm định và thời gian giải quyết xong với sự công khai về thông tin.

Là giải pháp có tính chiến lƣợc, lâu dài, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động vừa đào tạo tay nghề, nâng cao ý thức trách nhiệm trong tham gia sản xuất của ngƣời lao động phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.

Tăng cƣờng sự bảo trợ và công nhận trình độ kỹ năng của lao động di cƣ: đẩy mạnh công tác dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề, mở rộng công nhận trình độ kỹ năng nghề của lao động nhằm bảo vệ quyền của lao động, nhất là lao động di cƣ; đặc biệt trong các ngành có trình độ kỹ năng ở mức thấp và trung bình nhƣ ngành xây dựng.

Đây là một trong những con đƣờng đảm bảo nâng cao chất lƣợng lao động của đất nƣớc nói chung và lao động thành phố Đồng Hới nói riêng trong tƣơng lai, đồng thời sẽ nâng cao đời sống ngƣời lao động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” xin rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu, trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về lao động, CCLĐ, CCVL, CDCCLĐ, CDCCVL, các xu hƣớng CDCCVL, nhân tố thuận lợi, hạn chế đến CDCCVL, vai trò của quá trình CDCCVL.

Thứ hai, phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng CDCCVL thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 – 2013 theo ngành sản xuất, theo vùng kinh tế và theo trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật rút ra đƣợc thành tựu, hạn chế, những nguyên nhân khắc phục.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận, thực tiễn CDCCVL, luận văn đã trình bày Quan điểm về CDCCVL thành phố Đồng Hới và các giải pháp thúc đẩy quá trình CDCCVL trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

2.1 Đối với UBND tỉnh Quảng Bình

Triển khai thực hiện đồng bộ, có khả thi quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 nhằm đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm việc trong các cấp, các ngành, lĩnh vực và triển khai có hiệu quả các đề án đã đƣợc UBND tỉnh ban hành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực tỉnh.

Tăng cƣờng phân cấp quản lý trên các mặt kinh tế - xã hội cho thành phố Đồng Hới gắn với thẩm quyền, cơ chế chính sách riêng phát triển thành

phố xứng đáng là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình, cả về kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực phục vụ phát triển.

2.2. Đối với thành phố Đồng Hới

Tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo hƣớng công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu việc làm thành phố trong giai đoạn mới.

Quy hoạch phát triển cụ thể, có chất lƣợng; xây dựng phát triển kế hoạch kinh tế - xã hội, từng ngành, vùng lãnh thổ theo phân cấp của tỉnh Quảng Bình. Ban hành các văn bản hƣớng dẫn nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu và định hƣớng chủ đạo của Chính phủ và của tỉnh về CDCCVL theo hƣớng CNH, HĐH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá, 2004. Một số vấn đề phát triển thị trường lao động Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.

2. Lê Xuân Bá và cộng sự, 2006. “Báo cáo nghiên cứu các yếu tố tác động tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng.

3. Lê Xuân Bá, 2009. “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị nước ta”. Đề tài Cấp Nhà nƣớc.

4. Lê Xuân Bá và Đinh Xuân Nghiêm, 2009. “Các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng Tây Bắc”. Tạp chí Quản lý kinh tế, số 25, trang 9-10.

5. Chu Văn Cấp và cộng sự, 2008. “Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin”. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

6. Chi cục Thống kê thành phố Đồng Hới, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013. Niên giám thống kê 2007, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013. Quảng Bình.

7. Phạm Đức Chính, 2005. “Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

8. Nguyễn Hữu Dũng, 2005. “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986, 1991, 1996, 2001, 2006, 2011. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

10.Nguyễn Văn Đặng, 2007. “Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

11. Nguyễn Đại Đồng, 2010. Thực trạng cung cầu lao động và những giải pháp. Tạp chí Lao động và xã hội, số 381, trang 25.

12.Ngô Đình Giao, 1994. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân”. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

13.Nguyễn Mạnh Hải và Trần Toàn Thắng, 2009. “Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 25, trang 15-17.

14.Phạm Thị Khanh, 2010. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

15. Nguyễn Xuân Khoát, 2007. “CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với quá trình phát triển KT-XH ở TT Huế". Huế: Nxb Đại học Huế.

16. Nguyễn Xuân Khoát, 2007. “Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”. Huế: Nxb Đại học Huế.

17. Trần Thị Ngọc Lan, 2002. “Vấn đề phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tiền Giang”, Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

18. Phạm Ngọc Lý, 2007. “Những biện pháp cơ bản về kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ. 19.Các Mác-Ăngghen, 2003. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”. Hà Nội:

Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Văn Áng, 2007. “Các giải pháp cơ bản gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

21. Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ, 1999. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới”. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

22. Phạm Ngọc Quang và cộng sự, 2010. Đảng Cộng sản Việt Nam và những quan điểm của Đảng trên một số lĩnh vực. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 23. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2012. Bộ Luật Lao động. Hà Nội. 24. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật Việc làm. Hà Nội. 25.Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2001. Hiến pháp nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

26. Lê Quốc Sử, 2001. “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức”. Hà Nội: Nxb Thống kê.

27. Ngô Đăng Thành và cộng sự, 2009. “Các mô hình Công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

28.Phạm Đức Thành và Lê Doãn Khải, 2002. “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH ở vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta”. Hà Nội: Nxb Hà Nội.

29.Thành phố Đồng Hới, 2005, 2010. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Đồng Hới lần thứ XVIII, XIX. Quảng Bình.

30.Trần Đình Thiên, 2004. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Phác thảo lộ trình. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

31.Phạm Quý Thọ, 2003. “Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và các giải pháp phát triển”. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.

32. Phạm Quý Thọ, 2006. “Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế”. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ċhuyển dịch cơ cấu việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)