+ Môi trƣờng vĩ mô: Phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần cho câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Vì vậy, phân tích môi trường vĩ mô cho duy trì và phát triển thương hiệu, cần xem xét tất cả các yếu tố chính trị - luật pháp; Kinh tế; Văn hóa – xã hội; Tự nhiên.
- Yếu tố chính trị - luật pháp: Các quan điểm chính sách của chính phủ
MÔI TRƢỜNG VĨ MÔ
Các yếu tố chính trị - pháp luật Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kỹ thuật công nghệ Các yếu tố văn hóa – xã hội Các yếu tố tự nhiên
MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP Các đối thủ cạnh tranh
Sức ép và yêu cầu của khách hàng
Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn Các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp Các quan hệ liên kết
HOÀN CẢNH NỘI BỘ Nguồn nhân lực
Nghiên cứu và phát triển Sản xuất
Tài chính kế toán Marketing
về vấn đề xây dựng thương hiệu các biện pháp bảo hộ thương hiệu, chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Doanh nghiệp phải tuân theo các qui định liên quan đến quá trình xây dựng thương hiệu, duy trì và phát triển thương hiệu như các vấn đề về chính sách quảng cáo thương hiệu cũng như được hưởng lợi ích từ các chính sách khuyến khích xây dựng thương hiệu của từng quốc gia.
- Yếu tố kinh tế: Xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu thành công phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế như việc xác định xây dựng thương hiệu ở chu kỳ kinh tế nào, liệu doanh nghiệp có xây dựng thành công khi nền kinh tế đang ở giai đoạn của suy thoái... Tiếp đến là các chính sách tài chính tiền tệ cũng ảnh hưởng tới đến khả năng của các doanh nghiệp trong đầu tư khuyếch trương thương hiệu. Trình độ phát triển của nền kinh tế và mức thu nhập của dân cư ảnh hưởng rất lớn đến khả năng duy trì và phát triển thương hiệu của những sản phẩm có chất lượng cao, thỏa mãn được nhiều cấp độ lợi ích của khách hàng. Không thể đầu tư lớn cho xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm trong điều kiện của một nền kinh tế phát triển thấp, đại bộ phận công chúng và khách hàng đang quyết định tiêu dùng sản phẩm dựa trên cơ sở thỏa mãn những lợi ích cốt lõi, họ không cần đến những lợi ích bổ sung và lợi ích mong muốn cao hơn.
- Yếu tố công nghệ: Xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ, công nghệ sẽ quyết định sản phẩm được sản xuất như thế nào và trình độ kỹ thuật của sản phẩm. Hai vấn đề này tạo khả năng cho doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm mang tính chuyên nghiệp và đồng bộ, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn để từ đó tạo dựng được thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự tác động của các yếu tố văn hoá – xã hội đến duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, nhiều lúc khó mà nhận biết được. Do vậy, môi trường văn hoá – xã hội có ảnh hưởng lớn đến chiến lược xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu. Quá trình xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu phải đảm bảo phù hợp với các yếu tố như quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp, những phong tục, tập quán truyền thống, những quan tâm ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội.
- Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước, không khí… Các yếu tố tự nhiên có thể trở thành yếu tố cạnh tranh trong xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn như các chiến lược xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản như Vải thiều Lục Ngạn, Bưởi Năm Roi vì lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm này chính là các yếu tố tự nhiên của sản phẩm.
+ Môi trƣờng tác nghiệp: Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Trong môi trường tác nghiệp có 5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới (tiềm ẩn), và sản phẩm thay thế. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau: