Thiết kế bảng hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giảng viên tại trường đại học thương mại 83401 (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Thiết kế bảng hỏi

2.3.1. Các câu hỏi & nhóm câu hỏi

Bảng hỏi đƣợc thiết kế gồm các câu hỏi tƣơng ứng với nội dung chƣơng III (thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHTM) và chƣơng IV (giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHTM) mà tác giả muốn khai thác và thu thập thông tin từ các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.

Ba nhóm câu hỏi đƣợc sử dụng trong bảng hỏi gồm:

(1) Nhóm câu hỏi 1: Nhóm câu hỏi liên quan tới thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHTM (Dành cho Phó Hiệu trưởng, cán bộ quản lý và các giảng viên)

Trong nhóm câu hỏi này, ngƣời đƣợc khảo sát sẽ trả lời những câu hỏi về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của trƣờng ĐHTM ở nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, các công tác và nội dung phát

triển, những kết quả đã đạt đƣợc, đánh giá của ngƣời đƣợc phỏng vấn, … trong thời gian vừa qua.

(2) Nhóm câu hỏi 2: Nhóm câu hỏi liên quan tới khó khăn và tồn tại trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHTM (Dành cho Phó Hiệu trưởng, cán bộ quản lý và các giảng viên)

Trong nhóm câu hỏi này, ngƣời đƣợc khảo sát sẽ trả lời những câu hỏi về những khó khăn và tồn tại trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHTM cũng nhƣ những nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại đó.

(3) Nhóm câu hỏi 3: Nhóm câu hỏi liên quan tới định hướng phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐHTM (Dành cho Phó Hiệu trưởng và cán bộ quản lý) hoặc ý kiến, giải pháp từ góc nhìn của giảng viên (Dành cho giảng viên)

Trong nhóm câu hỏi này, ngƣời đƣợc khảo sát sẽ trả lời những câu hỏi về định hƣớng, mục tiêu và kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHTM trong thời gian tới dựa trên thực trạng hiện nay (đối với Phó Hiệu trƣởng và cán bộ quản lý) hoặc ngƣời đƣợc khảo sát sẽ trả lời những câu hỏi về những ý kiến và khuyến nghị về phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHTM trong thời gian tới dựa trên thực trạng hiện nay (đối với giảng viên).

2.3.2. Sắp xếp trật tự câu hỏi

Các câu hỏi đƣợc sắp xếp theo thứ tự đi từ phân tích và đánh giá thực trạng về tình hình phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHTM; tiếp theo là giải thích những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và tồn tại đã hoặc đang gặp phải; cuối cùng là định hƣớng và kế hoạch hành động hoặc các ý kiến và giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHTM trong thời gian tới. Điều này là để dẫn dắt ngƣời đƣợc khảo sát trả lời dễ dàng hơn dựa trên một trình tự thông thƣờng đƣợc áp dụng và biết đến.

Cần lƣu ý thứ tự của các nhóm câu hỏi sẽ cố định trong quá trình phỏng vấn; tuy nhiên thứ tự của các câu hỏi trong mỗi nhóm câu hỏi có thể thay đổi

tùy vào nội dung của cuộc phỏng vấn; không bắt buộc phải theo thứ tự trong bảng hỏi. Điều này cho phép tác giả có một sự chuẩn bị trƣớc khi tiến hành cuộc phỏng vấn, tuy nhiên vẫn giữ đƣợc sự linh hoạt để đảm bảo khai thác và thu thập đƣợc những thông tin hữu ích nhất.

2.3.3. Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn

Sau khi thiết kế xong bảng hỏi, tác giả tiến hành phỏng vấn thử bảng hỏi với một số ngƣời để xem ngƣời đƣợc khảo sát có gặp khó khăn gì trong việc hiểu các câu hỏi hay không. Với tất cả những câu hỏi ngƣời trả lời cảm thấy khó hiểu, hoặc hiểu theo ý nghĩa khác với ý mà câu hỏi muốn đề cập, tác giả đã có những điều chỉnh phù hợp.

Sau đó, tác giả tiến hành xin ý kiến từ giảng viên hƣớng dẫn về nội dung bảng hỏi và cách sắp xếp thứ tự các câu hỏi để bảng hỏi đƣợc hoàn thiện và bố cục hợp lí nhất.

2.3.4. Điều chỉnh bảng hỏi

Sau khi nhận đƣợc nhận xét từ giảng viên hƣớng dẫn, tác giả tiến hành điều chỉnh bảng hỏi nhƣ thay đổi từ ngữ trong một số câu hỏi, thay đổi cách đặt câu hỏi, thay đổi vị trí câu hỏi, …

Mục đích của việc này là để đảm bảo nội dung các câu hỏi dễ hiểu, theo trình tự hợp lí nhất đối với ngƣời đƣợc khảo sát và không mang tính định hƣớng trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giảng viên tại trường đại học thương mại 83401 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)