CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu chung về trƣờng ĐHTM
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trƣờng Đại học Thƣơng Mại (ĐHTM) đƣợc thành lập năm 1960, tiền thân là trƣờng Thƣơng nghiệp trung ƣơng. Năm 1965, Trƣờng bắt đầu làm nhiệm vụ đào tạo đại học. Trong quá trình xây dựng và phát triển, năm 1979 Trƣờng đƣợc đổi tên thành trƣờng Đại học Thƣơng nghiệp và từ năm 1994 thành trƣờng ĐHTM. Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chủ quản của trƣờng.
Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trƣờng ĐHTM luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành sứ mạng: “Xây dựng và phát triển trƣờng ĐHTM trở thành trƣờng đại học đa ngành tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế và thƣơng mại (bao gồm thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, thƣơng mại các hoạt động đầu tƣ và sở hữu trí tuệ) của Việt Nam có uy tín trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm giáo dục có chất lƣợng và không ngừng đƣợc cải tiến với phƣơng pháp đào tạo liên tục đƣợc đổi mới và hoàn thiện; một cơ sở NCKH, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ đào tạo có uy tín về thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế; một trung tâm văn hóa nhằm cung cấp cho xã hội những cán bộ có trình độ đại học, sau đại học đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa và năng lực nghề nghiệp thích ứng với điều kiện môi trƣờng đang thay đổi và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc.
Mục tiêu của trƣờng ĐHTM: Phát triển trƣờng ĐHTM trở thành trƣờng đại học đa ngành về kinh tế, thƣơng mại, đạt chuẩn quốc gia và tiến tới đạt chuẩn khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nƣớc. Mục tiêu phát triển của Nhà trƣờng nhất quán với sứ mạng, phù hợp với Luật Lao động và đƣợc định kỳ rà soát, bổ sung theo nhiệm kỳ, phổ biến rộng rãi đến tất cả cán bộ, giảng viên, ngƣời học cũng nhƣ cộng đồng xã hội.
Hiện tại, trƣờng ĐHTM đang đào tạo 14 ngành đào tạo trình độ đại học với 19 chƣơng trình đào tạo, trong đó có 02 chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao (Kế toán, Tài chính ngân hàng), 17 chƣơng trình đào tạo chuẩn (Quản trị kinh doanh, Tiếng Pháp thƣơng mại, Tiếng Trung thƣơng mại, Quản trị khách sạn, Quản trị du lịch và lữ hành, Maketing thƣơng mại, Quản trị thƣơng hiệu, Kế toán doanh nghiệp, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản lý kinh tế, Luật kinh tế, Quản trị thƣơng mại điện tử, Quản trị hệ thống thông tin, Tài chính – ngân hàng thƣơng mại, Quản trị nhân lực doanh nghiệp, Tiếng Anh thƣơng mại).
Bên cạnh đào tạo trình độ đại học, Trƣờng có 06 chƣơng trình đào tạo trình độ thạc sỹ (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản lý kinh tế, Tài chính – ngân hàng, Kinh doanh thƣơng mại, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành); 05 chƣơng trình đào tạo trình độ tiến sỹ (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản lý kinh tế, Tài chính – ngân hàng, Kinh doanh thƣơng mại).
Đối với phƣơng thức đào tạo chính quy tập trung đƣợc tổ chức học liên tục tại Trƣờng, bao gồm trình độ đại học, hoàn chỉnh kiến thức cấp bằng đại học (cho đối tƣợng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp) và trên đại học. Hàng năm, Nhà trƣờng tuyển sinh 3.800 – 4.000 sinh viên đại học, 600 – 700 học viên cao học, 60 – 70 nghiên cứu sinh hệ chính quy.
Trƣờng đã và đang mở rộng liên kết đào tạo với các trƣờng đại học trong nƣớc, và các trƣờng đại học trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, 44 thỏa thuận hợp tác (các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng đào tạo…) với các đối tác nƣớc ngoài đang có hiệu lực. Bên cạnh các đối tác
truyền thống đến từ các nƣớc và vùng lãnh thổ trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Phillipine… Trƣờng đã mở rộng mạng lƣới đối tác tới các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... Trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác này, Trƣờng đã tiến hành các hoạt động trao đổi sinh viên, GIẢNG VIÊN, giao lƣu trao đổi học thuật, xây dựng và triển khai các chƣơng trình liên kết đào tạo, hợp tác NCKH, tổ chức các hội thảo quốc tế, thu hút tài trợ, học bổng. Trƣờng đã tiên phong phối hợp với các đối tác nƣớc ngoài đồng tổ chức thành công Hội thảo quốc tế tại Đài Loan và Hàn Quốc. Hiện Nhà trƣờng đã tổ chức liên kết đào tạo với một số trƣờng đại học nƣớc ngoài nhƣ Đại học Toulon-Var, Đại học Marseille (Pháp), Học viện Kinh tế tài chính Quảng Tây, Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc), tiếp nhận và đào tạo sinh viên đại học và SĐH cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Mông Cổ, Canada, Nhật Bản…
Từ khi thành lập đến nay, Nhà trƣờng đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng trăm nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dƣỡng nhiều cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thƣơng mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nhiều đề tài NCKH cấp nhà nƣớc, hàng trăm đề tài NCKH cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp. Với những thành tích trong hoạt động đào tạo và NCKH, Trƣờng đã đƣợc Nhà nƣớc, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (năm 2010) và Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất (năm 2015).