Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) cho công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)

3 .2Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

4.3 Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử

4.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) cho công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử

Dựa vào quy hoạch ngành công nghiệp tổng thể và ngành mũi nhọn, cùng với báo cáo về các ngành công nghiệp mũi nhọn, cần xác định và thúc đẩy các doanh nghiệp với vai trò trung tâm, đó thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu mạnh, thị phần cao, những doanh nghiệp như thế hiện nay đa phần hoạt động trong lĩnh vực CNĐT, đây được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh Bắc Ninh. Đây là động lực thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chưa thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì vai trò của ngành công nghiệp trung tâm này là không thể thiếu. Khi đã hình thành được ngành công nghiệp trung tâm, cần phân tích nhu cầu hàng hóa và khuyến khích sự phát triển hàng hóa đó, đồng thời tìm kiếm các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia cung cấp, từ đó hình thành mạng lưới các mối liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn với các doanh nghiệp vệ tinh của nó. Trong ngành CNĐT thì để các doanh nghiệp hỗ trợ có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trung tâm về số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn hàng hóa thì phải có sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật công nghệ, nhân lực, quản lý và cơ sở hạ tầng. Và như vậy cần có sự tham gia hỗ trợ của nhà nước và các nhà khoa học, hình thành cơ chế liên kết bốn nhà, bao gồm: Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử làm trung tâm, doanh nghiệp CNHT CNĐT, Nhà nước, nhà khoa học (kỹ thuật và kinh tế).

Hiện nay, do chưa có cơ sở dữ liệu cũng như hình thành được trung tâm cơ sở dữ liệu về CNHT nói chung và CNHT CNĐT nói riêng, nên việc kết nối giữa các doanh nghiệp CNHT CNĐT gặp nhiều khó khăn, một doanh nghiệp sản xuất muốn tìm một doanh nghiệp khác để cung ứng các sảm phẩm phù hợp hầu như không biết đi tìm ở đâu. Ngược lại, doanh nghiệp cung ứng sản xuất ra sản phẩm, muốn tìm

doanh nghiệp để kết nối cũng rất khó nhăn. Như vậy, câu chuyện cũng chỉ xoay quanh vấn đề là bên cung và ứng không gặp được nhau gây ra những tổn thất cho cả hai bên về nhiều khía cạnh. Việc thành lập Cục phát triển công nghiệp hỗ trợ giống như Thái Lan nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho công nghiệp hỗ trợ, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu, ví dụ như các linh kiện điện tử chi tiết cho việc nung, sấy, khuyến khích phát triển các hệ thống thầu phụ...

Việc thành lập trung tâm cơ sở dữ liệu về CNHT CNĐT nhằm đúc rút được các kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này của tất cả các doanh nghiệp không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn tìm kiếm, thu thập dữ liệu về ngành này trên khắp cả nước, thậm chí là các doanh nghiệp quốc tế nằm ở các quốc gia khác nhau. Một điểm lợi thấy rõ khi thành lập được cơ sở dữ liệu đó là, các doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy nhu cầu của nhau trên thị trường, tìm kiếm được đối tác, những vệ tinh của mình và tiếp cận với nguồn thông tin một cách nhanh nhất, từ đó giảm thiểu được các chi phí phát sinh như thăm dò thị trường, tìm kiếm các nhà cung ứng sao cho phù hợp.

Một hoạt động nằm trong công tác xúc tiến tính minh bạch trong CNHT CNĐT, đạt được hiệu quả rất cao đó là mô hình tổ chức các triển lãm giới thiệu sản phẩm, nó không chỉ có tác dụng với riêng ngành CNHT CNĐT mà còn rất hiệu quả với hầu hết các ngành CNHT khác, hoạt động này góp phần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực điện tử hơn nữa, các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ sẽ có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, từ đó các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn khi tham gia sẽ nắm rõ hơn về sản phẩm, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp tham gia hội chợ.

4.3.2 Liên kết, hợp tác với doanh nghiệp FDI

Việc liên kết với các tập đoàn FDI công nghệ cao là xu thế tất yếu giúp các doanh nghiệp CNHT CNĐT của tỉnh phát triển trong thời gian tới. CNHT cho ngành CNĐT chiếm tỉ lệ trên 80% giá trị của ngành công nghiệp điện tử, bao gồm các ngành: Công nghiệp sản xuất linh kiện, công nghiệp vật liệu, công nghiệp khuôn mẫu, gia công cơ khí... CNHT CNĐT của tỉnh Bắc Ninh ít phát triển nên dẫn

đến tỉ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ đạt 20 – 30%, còn lại chủ yếu là bao bì, đóng gói với các chi tiết nhựa và kim loại...

Từ thực tế này, nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành CNHT CNĐT, tỉnh Bắc Ninh cần thông qua hiệp hội các doanh nghiệp, đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với cá doanh nghiệp FDI trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm đặc thù của ngành.

Sở công thương của tỉnh và các sở ngành liên quan cần phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu về các sản phẩm hỗ trợ cũng như các doanh nghiệp có khả năng sản xuất những sản phẩm này để liên kết, hợp tác phát triển các sản phẩm hỗ trợ. Thông qua đó làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng nhau sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Đây là cách thức rất hiệu quả mà các doanh nghiệp trong tỉnh có thể thông qua đó để tạo thêm bạn hàng mới, nguồn cung mới, từ đó mở rộng thị trường, tiếp cận được các công nghệ, thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiến bộ, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm hỗ trợ của doanh nghiệp.

Hiện nay, vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp hỗ trợ trong ngành CNĐT của tỉnh đó là thiếu mối liên kết với các doanh nghiệp FDI, đây là lý do dẫn đến sự trì trệ trong phát triển ngành CNHT CNĐT. Một phần là do các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về nguồn hàng cho các doanh nghiệp FDI (sản lượng, chất lượng, thời gian giao hàng...), một mặt khác đó là sự thiếu hụt về thông tin từ phía các doanh nghiệp FDI. Những thông tin yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, tính minh bạch của sản phẩm hoặc thông tin về nhu cầu sản phẩm của khối FDI một khi được liên kết với khối doanh nghiệp nội, thì khả năng đáp ứng sẽ tăng lên rất nhiều, thị trường sẽ được mở rộng và linh hoạt hơn. Chính vì vậy, tỉnh Bắc Ninh cần chú trọng công tác xúc tiến mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực điện tử tốt hơn nữa để đẩy mạnh ngành điện tử của tỉnh lên một tầm cao mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)