Thành tựu, các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69)

3 .2Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

3.4 Thành tựu, các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.4.1 Thành tựu

Sau làn sóng đầu tư ồ ạt của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, mà hiện nay các tập đoàn này đều đang hoạt động trong lĩnh vực điện tử. Ngành CNHT của tỉnh Bắc Ninh đã có những bước tiến nhảy vọt về số lượng các doanh nghiệp, về khả năng đáp ứng chất lượng linh phụ kiện, về chủng loại, về cả đòi hỏi sự chính xác thời gian giao hàng... Sự lớn mạnh trong ngành CNHT, mà chủ yếu là ngành CNHT CNĐT là đòn bẩy ngược lại thúc đẩy phát triển lan tỏa đến các ngành không chỉ thuộc lĩnh vực điện tử.

Về cơ cấu ngành:

Cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh đã chuyển dịch theo hướng tích cực và đúng định hướng, không chỉ đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp mà còn là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.

Hình 3.3: Cơ cấu ngành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 – 2016

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh

Sự tăng trưởng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) có sức bật mạnh mẽ nhất từ 23,8% năm 1997 tăng lên 73,7% năm 2016, khu vực I (nông lâm nghiệp và thủy sản) giảm mạnh nhất từ 45% năm 1997 xuống còn 5,8% năm 2016 và cuối cùng, khu vực III (dịch vụ) có mức giảm ở mức thấp và biến động không lớn, chỉ giảm từ 32,2% năm 1997 xuống mức 20,6% năm 2016. Như vậy, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có sự bứt phá mạnh mẽ, thay thế vị trí đứng đầu của khu vực nông nghiệp, trở thành đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, và đây cũng là định hướng phát triển của tỉnh khi thu hút được lượng FDI lớn vào ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử.

Huy động vốn

Năm 1997, toàn tỉnh chỉ có 4 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 177,6 triệu USD, nhưng đến hết tháng 6 năm 2016, đã có 864 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh 11,9 tỷ USD. Trong đó giai đoạn 2011 – 2016, thu hút 644 dự án và 9,3 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 74,5% về dự án và chiếm 78,2% về vốn đăng ký. Đến nay, đã có hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh.

Cũng tính đến thời điểm tháng 6 năm 2016, tổng vốn đăng ký đầu tư vào ngành CNĐT tỉnh Bắc Ninh ước đạt trên 7 tỷ USD. Năm 1997, khi mới tách tỉnh, ngành này còn chưa có trong danh mục kinh tế của Bắc Ninh. Nhưng đến năm 2016

dự tính tạo ra giá trị sản xuất tới 608 nghìn tỷ đồng, chiếm 70%/ tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Tổng vốn đầu tư phát triển theo giá hiện hành trong 20 năm ước đạt 342,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% GRDP. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước các cấp là 40,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9%; vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước (gồm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, hộ dân cư) là 136 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,7% và vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 165,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,4%. Riêng giai đoạn 2011-2016, vốn đầu tư phát triển ước đạt 256,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,8%/tổng vốn đầu tư trong 20 năm qua.

Để tập trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, trong 20 năm Bắc Ninh đã đầu tư tới 213.412 tỷ đồng cho khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 62,3%. Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, từ năm 2000 – 2010, vốn đầu tư được ưu tiên để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề và các ngành nghề truyền thống; từ năm 2011 đến nay đã chuyển hướng và tập trung đầu vào phát triển sản xuất ngành công nghiệp điện tử với vốn đầu tư chiếm trên 60%/tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2016.

Tăng trưởng:

Như vậy, từ sau năm 2012 với sự đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn vào tỉnh Bắc Ninh, số lượng doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp nội địa tham gia vào lĩnh vực CNHT CNĐT của tỉnh đã tăng mạnh, giai đoạn năm 2012 toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 126 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT, đến năm 2016 số lượng doanh nghiệp CNHT tăng lên 430, trong đó có 162 doanh nghiệp thuộc khu vực CNHT CNĐT. Các doanh nghiệp CNHT CNĐT đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp lắp ráp hoàn thiện sản phẩm nhằm có được sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu tăng vượt bậc từ năm 2012 là 13,623 tỷ USD, đến năm 2015 là 23, 274 tỷ USD.

Nhìn chung, mặt hàng điện tử chủ lực của tỉnh đó là sản xuất các loại điện thoại di động. Năm 2015, Bắc Ninh đã sản xuất được 191,5 triệu điện thoại, chiếm tới 84,3% tổng sản lượng điện thoại cả nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sản xuất nhiều sản phẩm điện tử công nghệ cao khác như: Máy tỉnh bảng, máy giặt, máy ảnh kỹ thuật số, TV, máy hút bụi, máy in... Bắc Ninh đã khẳng định mình là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.

Hạ tầng cơ sở:

Hạ tầng giao thông được đầu tư mở rộng, nâng nấp nên dịch vụ vận tải đáp ứng không chỉ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Năm 2016 vận chuyển 33,2 triệu tấn hàng hóa, gấp 14 lần so với năm 1997. Năm 2016 vận chuyển 17 triệu lượt hành khách, tăng gấp 8 lần năm 1997.

Mạng lưới bưu chính viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư mới góp phần đảm bảo liên lạc thông suốt trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp. Năm 2016 tỉnh đã có 15 doanh nghiệp bưu chính viễn thông, 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, 1.460 nghìn thuê bao điện thoại, mật độ điện thoại bình quân đạt 122,3 thuê bao/100 dân, gấp 111 lần năm 1997.

Mạng lưới ngân hàng phát triển mạnh mẽ và đa dạng về loại hình đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 1997 toàn tỉnh có 5 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 11 quỹ tín dụng nhân dân, đến nay đã có 31 chi nhánh ngân hàng, 26 quỹ tín dụng và 1 tổ chức tài chính vi mô với hơn 1000 điểm giao

dịch được phân bổ rộng khắp toàn tỉnh. Đến hết tháng 6/2016, toàn tỉnh đã lắp đặt được 224 máy ATM và phát hành 479.798 thẻ.

Hệ thống các trường đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tăng cả về số lượng, qui mô học sinh, chất lượng và hình thức đào tạo. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 26 trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề, góp phần chuyển biến tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương. Loại hình đào tạo được xã hội hóa với nhiều hình tức, có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18,1% năm 1997 lên 63% năm 2016.

Hệ thống mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường cả về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Toàn tỉnh hiện có 170 cơ sở y tế các loại với 4.507 giường bệnh, gấp 2,8 lần năm 1997; 376 cơ sở hành nghề y dược tư nhân; có 3.515 cán bộ ngành y, gấp 2,1 lần năm 1997. Năm 2016 bình quaand dạt 38 giường bệnh/1 vạn dân, gấp 2,2 lần năm 1997.

3.4.2 Các tồn tại

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu và là ngành tạo ra giá trị sản xuất chủ yếu của tỉnh, nhưng ngành CNĐT và CNHT CNĐT của tỉnh vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó, một số vấn đề còn tồn tại có thể kể đến:

- Thiếu chủ trương cụ thể về phát triển CNHT CNĐT: chưa tập trung vào công tác tổng hợp tham mưu xây dựng một chính sách cụ thể của tỉnh và lộ trình thực hiện. Chưa xây dựng một đơn vị có đủ tiềm lực, nội hàm để thực hiện chức năng truyền tải các chủ trương, chính sách đến các doanh nghiệp. Các hoạt động khuyến công còn yếu, và hoạt động khuyến khích phát triển CNHT công nghiệp điện tử nhằm tận dụng tối đa các lợi thế, nhân tố thúc đẩy ngành điện tử phát triển.

- Chưa xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển ngành CNHT công nghiệp điện tử: Các chính sách về đất đai như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn, giảm thuế đất, thuế sử dụng đất, các chính sách khuyến khích ngân hàng thương mại dành sự ưu tiên nhất định về lãi

suất và hạn mức tín dụng để tạo điều kiện thuận lới cho các doanh nghiệp CNHT điện tử. Cần đồng bộ, thông thoáng về thủ tục, minh bạch hơn nữa. - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT điện tử chưa thực sự tham

gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI: Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực CNHT điện tử đa phần mới chỉ tham gia được ở các giai đoạn đầu tiên, sản xuất linh kiện, phụ kiện có hàm lượng công nghệ thấp, chưa có chiều sâu và hàm lượng chất xám, do đó giá trị gia tăng của sản phẩm là không cao. Các doanh nghiệp tham gia ở phân khúc bao bì, đóng gói đơn giản là nhiều.

- Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về CNHT nói chung và CNHT điện tử nói riêng: đây là kho thông tin về các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn tỉnh, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và có định hướng phát triển tốt hơn về lĩnh vực mà họ đang tham gia. Đây cũng là cầu nối giúp các doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết theo cả chiều dọc và chiều ngang, liên kết cả với các doanh nghiệp FDI, nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển giao công nghệ hoặc đào tạo nhân lực.

- Chưa tổ chức các hội chợ triển lãm về CNHT điện tử: với mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia sâu vào mạng lưới cung ứng, đây là một hoạt động vô cùng thiết thực không chỉ giới thiệu được các chủ trương, chính sách ưu đãi của Nhà nước và của tỉnh, mà còn có thể đưa ra hiện trạng, các giải pháp nhằm thúc đẩy hệ sinh thái CNHT điện tử. Tranh thủ được đóng góp ý kiến từ các doanh nghiệp, và các chuyên gia trong – ngoài nước.

- Nguồn nhân lực: tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bắc Ninh mới chỉ đáp ứng được nguồn nhân lực lao động phổ thông, các doanh nghiệp FDI vẫn phải sử dụng lao động có tay nghề cao của các nước trong khối ASEAN ở các khâu quan trọng, đòi hỏi hàm lượng chất xám và kỹ thuật cao. Vấn đề cấp bách đặt ra là cần xây dựng được các trường, cơ sở đào tạo đáp ứng được nhu cầu về lao động chất lượng cao, nếu không lao động của tỉnh sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

3.4.3 Những nguyên nhân của hạn chế

Việc hoạch định cơ chế, chính sách cụ thể hầu như thuộc phạm vi của Chính phủ, ít có sự tham gia của các nhà tài trợ, các chuyên gia, các nhà khoa học. Chính vì thế, ít nhiều các chính sách này chưa được cụ thể hóa so với các điều kiện thực tế, phù hợp với địa phương này và không phù hợp với địa phương khác, khả năng xây dựng chính sách cho từng vùng miền là rất thấp.Đặc biệt lĩnh vực CNHT CNĐT rất mới mẻ, cần những quyết sách phù hợp với các mục tiêu phát triển từ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Các định chế trung gian để hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển CNHT CNĐT còn thiếu, đặc biệt là các chính sách về hỗ trợ tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin..., bởi vì đây là nhân tố then chốt trong việc thúc đẩy CNHT CNĐT phát triển và nắm bắt được những nhu cầu mới trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Độ tin cậy của các nhà cung cấp hay nói chính xác hơn là xuất xứ hàng hóa khó đảm bảo được độ tin cậy cho khu vực hạ nguồn. Chất lượng, giá cả, sự phong phú chủng loại sản phẩm của CNHT CNĐT thấp. Khi các doanh nghiệp thuộc khu vực hạ nguồn đi đến đâu cũng phải kéo theo một tập hợp các nhà cung ứng cho mình, quá trình này đòi hỏi sự tốn kém về chi phí kinh tế lẫn chi phí quản lý, do đó họ lại quay sang lựa chọn phương án là nhập khẩu các linh, phụ kiện điện tử từ những nhà cung ứng có sẵn trước đó.

Hạ tầng cung ứng trong lĩnh vực CNHT CNĐT chưa tốt, thiếu thốn và đòi hỏi chi phí cao, điều này làm cho chi phí sản xuất tăng lên và các doanh nghiệp trong nước khó có đủ tiềm lực để xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm đáp ứng được chất lượng, giá cả, sự đa dạng và nhanh chóng chuyển đổi.

Thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao, đáp ứng được các khâu quan trọng như R&D, thử nghiệm và phát triển sản phẩm, gây nên khó khăn trong việc lựa chọn hình thức sản xuất của các doanh nghiệp CNĐT. Thay vì đầu tư nghiên cứu và phát triển, họ chỉ đầu tư phần ít tạo ra giá trị lớn vì hạn chế về nguồn nhân lực.

nội địa, các tập đoàn lớn ở bên ngoài đặc biệt là các tập đoàn của Nhật Bản, Hàn Quốc còn thiếu, chưa có cơ sở dữ liệu về CNHT CNĐT gây ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc tìm kiếm đơn vị cung ứng linh phụ kiện và các dịch vụ đáp ứng tốt cho nhu cầu của họ.

Tính hợp tác – liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT CNĐT với các doanh nghiệp thuộc khu vực hạ nguồn còn yếu.Đặc biệt là khối doanh nghiệp trong nước với khối doanh nghiệp FDI.Hầu hết các doanh nghiệp nội địa kém năng động, nhạy bén trong việc xây dựng mối liên kết này.

Chƣơng 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH 4.1 Hội nhập kinh tế quốc tế, những vấn đề đặt ra đối với ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử

 Thuận lợi

Khả năng xuất khẩu hàng hóa linh kiện điện – điện tử của tỉnh Bắc Ninh cũng nằm trong xu thế tăng lên của cả nước. Từ ngày 1/1/2006, các cam kết của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) về lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng điện tử đã có hiệu lực hoàn toàn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và một lọat hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA EU - Việt Nam...) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành CNĐT và các doanh nghiệp CNHT CNĐT phát huy được tiềm năng to lớn, đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và trên thế giới. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia ngành CNHT CNĐT của tỉnh Bắc Ninh tiếp cận được thị trường rộng lớn trong nước và quốc tế, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO với 150 nước tham gia (chiếm hơn 90% dân số, 95% GDP, 95% giá trị thương mại toàn cầu), AEC, và trong tiến trình hoàn tất các Hiệp định thương mại tự do kiểu mới như, FTA EU – Việt Nam...

Các FTA kiểu mới với nội dung cốt lõi là loại bỏ thuế quan cùng với độ mở của thị trường giữa các nước là điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngành CNHT CNĐT. Trước mắt, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất như máy móc, thiếp bị, nguyên phụ liệu với giá cả thấp hơn, do đó chi phí sản xuất giảm xuống, giá cả hàng hóa trở nên cạnh tranh hơn. Hàng hóa sản xuất ra không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra các thị trường mà trước đây được coi là khó tính, khó có thể xâm nhập, nhưng nay khi đã cùng chung tham gia vào các FTA kiểu mới thì việc xuất khẩu vào các thị trường này sẽ dễ dàng hơn.

Các TNCs khi chọn địa điểm đầu tư thường căn cứ vào hai yếu tố chính, đó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)