Vai trò của công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

1.3 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ

1.3.1 Vai trò của công nghiệp hỗ trợ

- CNHT đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng vừa mở rộng và vừa chuyên sâu: Như đã nói ở trên, quá trình nội địa hóa chính là xu hướng giảm xuất khẩu các sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên, phụ liệu, linh kiện. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sảm phẩm của khu vực hạ nguồn, quá trình này thúc đẩy CNHT phát triển, ngược lại CNHT phát triển cũng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- CNHT mở rộng khả năng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời, kích thích các DNNVV trong nước phát triển: Về mặt này, phải nói từ chính sách thu hút FDI của nước ta từ xưa tới nay đều là tận dụng lợi thế nguồn nhân công giá rẻ, nhưng rồi lợi thế này cũng sẽ bị trung hòa, môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó, mục tiêu chúng ta hướng đến chính là tạo ra được môi trường, điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và lắp ráp để hoàn thiện sản phẩm của ngành công nghiệp chính. Ngày nay, các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài, các nhà đầu tư luôn chú trọng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy vào những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng được mộ ngành CNHT tốt, đáp ứng được nhu cầu mua sắm linh kiện, chi tiết sản phẩm hay các hợp đồng cung cấp, đặt hàng sản xuất các chi tiết, đơn vị sản phẩm phục vụ cho dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm. Các daonh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực CNHT cũng không phải mất phí tổn và thời gian về nghiên cứu phát triển do công đoạn này đã được các tập đoàn đầu tư, các công ty đa quốc gia thực hiện. Do vốn đầu tư đc rải ra cho nhiều doanh nghiệp nên phân tán, hạn chế được rủi ro, khủng hoảng nếu có. Phần lớn, các doanh nghiệp hỗ trợ có quy mô khá khỏ, nên có thể thay đổi mẫu mã, đổi mới hoạt động sản xuất nhanh, ứng phó linh hoạt với biến động của thị trường. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết là CNHT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Giữa FDI và ngành CNHT có mối quan hệ tương hỗ với nhau.

Trong nhiều trường hợp, FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác (kể cả công ty nước ngoài và công ty khu vực địa phương) đầu tư phát triển CHNT. - CNHT góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật

tiên tiến vào sản xuất: Trước môi trường cạnh tranh ngày càng cao, sự thúc ép các công ty CNHT phải liên tục cập nhật, thay đổi phương thức quản lý kinh doanh, áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, với khẩu hiệu “đổi mới hay là chết” chính là cách thức vận hành của kinh tế thị trường. Xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận các kỹ thuật tân tiến áp dụng vào quá trình sản xuất.

- CNHT tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động: Khi khu vực hạ nguồn xuất hiện với số lượng đông đảo tất nhiên sẽ kéo theo nhiều vệ tinh là các công ty thuộc khu vực thượng nguồn, điều này cũng đồng nghĩa với việc một lượng lớn công ăn việc làm được tạo ra, bao trùm nhiều lĩnh vực và ngành nghề từ giản đơn ( dệt may, chế biến nông sản…), đến phức tạp (khuôn, đúc, cơ khí…).

- CNHT phát huy ảnh hưởng của tác động “lan tỏa” trong phát triển hệ thống công nghiệp: hệ thống công nghiệp có thể ví như một tổ ong, mạng lưới liên kết được hình thành theo nhiều chiều, tạo thành các cụm công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Chính vì thế, việc một ngành công nghiệp trong hệ thống phát triển sẽ kéo theo rất nhiều ngành công nghiệp khác, kích thích các ngành này cùng phát triển theo.

- CNHT là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp, chìa khóa thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu: Năm 1990, giáo sư Michael Porter đã đưa ra mô hình kim cương, trong đó có bốn yếu tố tác động qua lại hình thành mối liên kết chặt chẽ: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện cầu, (3) các ngành CNHT và các ngành liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành. Mô hình này chỉ ra sức chịu đựng trong môi trường cạnh tranh gay gắt của một quốc gia, từng yếu tố trong nó lại có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp.

Nguồn: Michael E. Porter (1990)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)