Nhóm yếu tố hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

Chƣơng 2 : KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát các lợi thế cho phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tạ

3.1.3 Nhóm yếu tố hạ tầng cơ sở

Đầu năm 2017, Bắc Ninh là địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với kết quả tổng vốn thu hút đầu tư vào các KCN Bắc Ninh đạt gần 2,8 tỷ USD. Nâng tổng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Ninh hiện nay lên 15,87 tỷ USD, trong đó vốn FDI là 14,13 tỷ USD. Có được thành công này, ngoài các chính sách ưu đãi, ưu thế về địa kinh tế, địa chính trị, hệ thống kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đạ là điểm hấp dẫn lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đến với Bắc Ninh.

Các khu công nghiệp được quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ đủ đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư lớn có thương hiệu toàn cầu là yếu tố chính để thu hút hệ thống các dự án vệ tinh, kiến tạo nên các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp hỗ trợ. Các khu công nghiệp được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, quy hoạch ngành, địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất và được triển khai một các linh hoạt theo điều kiện, nhu cầu phát triển của từng địa phương. Qua đó tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong toàn tỉnh, phát huy lợi thế về vị trí địa lý và giao thông, tạo nên sự phát triển đồng đều các khu vực.

Tính đến nay, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã đạt hơn 600 triệu USD. Hình thức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đa dạng, đồng bộ, hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp. Hiện nay, tỉnh đã có 16 khu công nghiệp tập trung được chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích là 6.397,68 ha. 13 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 16 dự án hạ tầng khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 5.111,5 ha, diện

tích đất công nghiệp cho thuê là 3.467,41 ha. 9 khu công nghiệp đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt hơn 71% và trên diện tích đất thu hồi gần 85%.

Bên cạnh việc quy hoạch và xây dựng hệ thống khu công nghiệp thì việc xây dựng hệ thống giao thông cũng không kém phần quan trọng. Bắc Ninh được đánh giá là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong đó hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước.

Về đường bộ: Tỉnh có 4 hệ thống đường cao tốc và 4 tuyến quốc lộ, nối liền các địa phương trong tỉnh với các tỉnh thành phố lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và vận chuyển hàng hóa. Đã có một số cây cầu bắc qua sông để nối Bắc Ninh với các địa phương khác hoặc các huyện với nhau như cầu Phả Lại, cầu Bình Than, cầu Như Nguyệt...

Về đường sắt: Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng chạy qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long đang được xây dựng.

Về đường hàng không: Bắc Ninh nằm liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài. Từ trung tâm thành phống đến sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 30km được nối bằng Quốc Lộ 18. Hệ thống đường nội bộ các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh được đồng bộ hiện đại thích ứng được với quá trình đô thị hóa nhanh của các địa phương trong tỉnh, các tuyến này cũng được liên kết với nhau nhằm tạo lập hệ thống giao thông liên hoàn để việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn, giảm áp lực giao thông cho các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn.

Về đường thủy: Bắc Ninh có hệ thống sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống nối ra sông Hồng, các sông nhỏ như sông Ngũ Huyện Khê, Sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tảo Khê đang được nâng cấp để thoát nước cho thành phống. bên cạnh đó tỉnh còn có 5 cảng lần lượt là: Cảng Đáp Cầu, cảng Á Lữ, cảng Đức Long, cảng Bến Hồ, cảng Kênh Vàng. Hệ thống sông và cảng cũng tích cực tham gia vào vấn đề hỗ trợ thông thương giữa các vùng miền trong tỉnh và giữa các tỉnh với tỉnh Bắc Ninh một cách dễ dàng hơn.

Hệ thống y tế - giáo dục: Theo tổng cục thống kê Việt Nam thì vào năm 2010, toàn tỉnh có 217 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế, trong đó có 19 bệnh viện, 10 phòng khám khu vực và 186 trạm y tế. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khá tư nhân đang dần phát triển. Về giáo dục, Tỉnh hiện nay đã và đang quy hoạch 3 làng đại học với làng đại học I có diện tích khoảng 200 ha tại Võ Cường và xã Liên Bão, làng đại học II quy hoạch theo hướng “công viên các trường đại học” với diện tích tổng thể là 1.300 ha tại các phường Hạp Lĩnh, xã Lạc Vệ, Việt Đoàn, Minh Đạo, Tân Chi. Hiện tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến quy hoạch và lập dự án đầu tư khu làng đại học III quy mô 1000 ha.

Hệ thống Ngân hàng: Kể từ ngày tái lập tỉnh năm 1997, từ chỗ chỉ có 4 chi nhánh Ngân hàng, đến nay mạng lưới ngân hàng và tổ chức tín dụng đã phát triển rộng khắp tỉnh với 36 đầu mối các ngân hàng. Trong đó có chi nhánh ngân hàng nhà nước, 10 ngân hàng thương mại nhà nước, 21 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 1 ngân hàng phát triển, và 1 tổ chức tài chính vi mô, với hơn 1000 điểm giao dịch, gồm cả các điểm giao dịch tự động ATM, POS.

Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông: Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin, bưu chính - viễn thông luôn được coi là một ngành đặc biệt quan trọng góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và quốc gia. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này theo hướng đi tắt, đón đầu, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng. Lũy kế đến hết năm 2015, thuê bao điện thoại là 1.320 nghìn thuê bao; mật độ đạt 114,4 thuê bao điện thoại/100 dân; tổng số thuê bao internet 666,9 nghìn thuê bao; mật độ đạt 81,6 thuê bao internet/100 dân. Tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Nhiều năm qua, Bắc Ninh luôn nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số ICT Index (chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT) cao nhất cả nước. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)