Chƣơng 2 : KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát các lợi thế cho phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tạ
3.1.2 Nhóm yếu tố kinh tế xã hội
Năm 1997 là mốc đánh dấu tỉnh Bắc Ninh được tái thành lập, khi đó cơ cấu ngành của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng rất lớn: 45,1%, trong khi đó dịch vụ chiếm 31%, công nghiệp và dây dựng tỷ trọng thấp hơn chỉ ở mức 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm. Khi đó có bốn
daonh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp triên địa bàn 569 tỷ đồng.
Trong hội thảo khoa học “Kinh tế Bắc Ninh: 20 năm tái lập – Cất cánh trong không gian đổi mới ở Việt Nam”, ngày 7/7/2016. Cục trưởng cục thống kê cho biết: GRDP năm 2016 đạt 127.690 tỷ đồng, gấp 63 lần so với năm 1997; thu nhập bình quân đầu người gấp 15,9 lần so với năm 1997; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 218.000 tỷ đồng, gấp 384 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cụ thể: cơ cấu công nghiệp – xây dựng là 76%; dịch vụ 19%; nông, lân nghiệp và thủy sản 5%.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu so sánh giữa năm 1997 với năm 2016
Chỉ Tiêu 1997 2016 Tăng Vị trí trong nước GRDP 1710 tỷ
đồng
25996 tỷ đồng 15,2 lần Giá trị sxcn (giá hiện
hành) 646 tỷ đồng 765,6 nghìn tỷ đồng 1170 lần Thứ 2 Tỷ trọng nông nghiệp 45,1% 5,8%
Tỷ trọng công nghiệp và
xây dựng 23,8% 73,7% Thứ 2 Kim ngạch xuất khẩu 20,4 triệu
USD 22,8 tỷ USD 1118 lần Tổng mức bán lẻ dịch vụ 955 tỷ đồng 38670 tỷ đồng 40,5 lần Thứ 10 Thu ngân sách 198 tỷ đồng 17000 tỷ đồng 85,7 lần
Nguồn: Báo Cafebiz.vn
Kể từ khi tái thành lập tỉnh vào tháng 3/1997, tỉnh Bắc Ninh về cơ bản là một tỉnh nông nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh đã sớm xác định công nghiệp là động lực rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 152/1998/QĐ-TTg thành lập Ban quản lý các KCN Bắc Ninh. Kể từ đó đến nay Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 6.847 ha, 9 khu công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 72,2%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt 84,97%.
Trong 16 năm xây dựng và phát triển, từ một tỉnh thuần nông đã phát triển nhanh chóng thành một tỉnh mạnh về công nghiệp. Kinh tế luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH. Năm 2012, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 76,4%, quy mô công nghiệp tăng nhanh và giữ vai trò quan trọng về tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Bảng 3.2: Vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 -2012
Nguồn, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2009, 2013)
Số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, năm 2012 tăng 6,3 lần so với năm 2005. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, năm 2005 chiếm 9,6% nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 51%. Sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài gia tăng chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp điện tử, đặc biệt thu hút các tập đoàn đa quốc gia về điện tử lớn như: Samsung Electronics, Canon, Microsoft, ABB, Mapletree... trong năm 2012 đã thu hút được 41/57 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1157,9 triệu USD, chiếm 97% tổng số vốn FDI toàn tỉnh. Khu vực hạ nguồn tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực điện tử đã góp phần hình thành và kéo theo các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ cho lĩnh vực này. Như đã trình bày ở trên, Samsung có tới hơn 100 doanh nghiệp hỗ trợ, Canon Bắc Ninh có hơn 30 doanh nghiệp chuyên cung cấp linh phụ kiện và nguyên vật liệu, Microsoft mobile có hơn 49 dây chuyền sản xuất cũng kéo theo hàng chục doanh nghiệp vệ tinh được hình thành và cung cấp đáp ứng cho hoạt động sản xuất của nó...
Khu vực nhà nước luôn có tỷ trọng nhỏ trong lượng vốn đầu tư, thậm chí còn có xu hướng giảm dần. Năm 2012 chỉ còn 6,7%, giảm gần 3 lần so với năm 2005, các lĩnh vực vốn đầu tư thường tập trung vào các hoạt động sản xuất giản đơn, hàm lượng kỹ thuật không cao, đặc biệt là lĩnh vực CNHT CNĐT vô cùng thấp, chỉ tham gia ở các khâu đóng gói, bao bì, còn lại khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn hơn và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.
Bảng 3.3: Các khu công nghiệp Bắc Ninh tính đến hết năm 2012
TT Tên KCN
Cơ cấu ngành sản xuất Vốn đầu tư đăng ký (tỉ đồng) Diện tích theo quy hoạch (ha) Các KCN đã và đang hoạt động
1 Tiên Sơn Điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao 834,3 449 2 Đại Đồng – Hoàn Sơn Điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao, chế
biến thực phấm
1.039,4 530 3 Yên Phong I Điện tử, các ngành công nghiệp phụ
trợ phục vụ cho sản xuất điện tử, sản phẩm công nghệ cao
987,7 655 4 VSIP – Bắc Ninh Điện, điện tử, lắp ráp cơ khí kỹ thuật
cao, chế biến thực phẩm
1.680 500 5 Quế Võ Điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao 1.114,3 611 6 Quế Võ II Điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao, chế
biến thực phẩm, chế biến hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.
490,2 270 7 Thuận Thành III Công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp
phát triển
1.357,3 300 8 Hanaka Điều chỉnh phát triển đô thị 405,59 74 9 Nam Sơn – Hạp Lĩnh Điều chỉnh phát triển đô thị 1.763,4 800 Các KCN đang triển khai xây dựng
10 Yên Phong II Điện, điện tử, lắp ráp điện tử hoàn chỉnh, thiết bị viễn thông
1.617,1 1200 11 Thuận Thành II Sản xuất, lắp ráp điện tử kỹ thuật cao,
chế biến thực phẩm
1.280 250 12 Gia Bình Sản xuất, lắp ráp điện tử kỹ thuật cao,
chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, máy móc
1.312 300 13 Quế Võ III Công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp
phát triển
1.167,2 300 Các KCN chưa triển khai xây dựng
14 Đại Kim Điều chỉnh phát triển đô thị 742
15 Từ Sơn Điều chỉnh phát triển đô thị 303
Nguồn, Tỉnh ủy Bắc Ninh, 2012
Việc hình thành các khu công nghiệp với cơ cấu ngành chủ yếu là hoạt động trong khu vực công nghiệp điện tử và CNHT CNĐT (9/15 khu công nghiệp hoạt
động lĩnh vực công nghiệp điện – điện tử) là cơ sở cho việc hình thành ngành công nghiệp điện tử vững mạnh của tỉnh, góp phần khẳng định vị thế, vai trò tiên phong, lãnh đạo của ngành công nghiệp này. Chính vì thế tỉnh Bắc Ninh là một trong ít các tỉnh hình thành nên khu công nghiệp trong đó tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT, đặc biệt mạnh về CNĐT của cả nước. Trong các quốc gia đầu tư chủ chốt thì Nhật Bản chiếm 66 dự án, chiếm 17% tổng số vốn đầu tư trực tiếp, tiếp đến là các nước trong khối ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Giai đoạn 2003 – 2004, khi mà làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài còn yếu, các doanh nghiệp đi vào hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, thực hiện việc đầu tư tại các khu công nghiệp với mục tiêu di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, nên kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2005, khi các doanh nghiệp mới bước đầu ổn định sản xuất và bắt đầu có sự đóng góp của một số doanh nghiệp FDI như công ty Trendsetter Fashions, Asean tire... Kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp đạt 12,278 triệu USD, chiếm 24% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Năm 2007, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực điện tử thực hiện các dự án đầu tư như Foxconn, Canon, Mitac... đã đẩy kim ngạch xuất khẩu đạt 346,82 triệu USD.
Hình 3.1: Giá trị sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2012-2015
Nguồn: Bacninh.gov.vn
Từ năm 2009 đến năm 2013, nổi trội là một số dự án lớn cũng thuộc lĩnh vực điện tử được đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh, đó là Samsung, Microsoft (Nokia) chính
thức đi vào hoạt động đã nâng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh về lĩnh vực điện tử nói riêng, công nghiệp nói chung tăng lên một tầm cao mới, đỉnh điểm là năm 2013 đạt hơn 500 nghìn tỷ VNĐ, và dần đi vào ổn định ở những năm tiếp theo cho tới thời điểm hiện tại.