Định hƣớng phát triển DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 113)

2.3.4 .DNNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

3.2. Định hƣớng phát triển DNNN

3.2.1.Phát triển DNNN phải gắn với việc tái cơ cấu khu vực DNNN, tách hoạt động của nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh của DNNN

Hơn bao giờ hết, vấn đề tái cấu trúc khu vực DNNN phải đƣợc đặc biệt chú trọng. Cũng nhƣ Trung Quốc, DNNN Việt Nam đƣợc xác định có vai trò nòng cốt trong một số ngành và lĩnh vực then chốt (Điều này không đƣợc nhầm lẫn với nòng cốt trong nền kinh tế). Những ngành, những lĩnh vực đó bao gồm: (i) những lĩnh vực mà tƣ nhân không

muốn làm; (ii) những ngành hay lĩnh vực đòi hỏi nhà nƣớc phải độc quyền, tƣ nhân không đƣợc làm; (iii) ngành, hay lĩnh vực nhà nƣớc cần phải đầu tƣ mới, ban đầu (sau đó có thể chuyển sang cho tƣ nhân); những ngành, lĩnh vực cần đối chọi với độc quyền tƣ nhân.

Dự thảo Báo cáo Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách: Tái cấu trúc nền kinh tế với ba nội dung: (i) Tái cấu trúc các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế; (ii) Tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng các doanh nghiệp trong nƣớc có những thƣơng hiệu mạnh, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; (iii) Điều chỉnh chiến lƣợc thị trƣờng theo hƣớng chú trọng thị trƣờng trong nƣớc đi đôi với việc mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp trong đó không chỉ là tái cấu trúc khu vực DNNN mà còn bao hàm cả tái cấu trúc mỗi DNNN.

Chủ trƣơng của Chính phủ là phải tiếp tục đẩy nhanh CPH để chuyển đổi căn bản về cơ cấu sở hữu trong hệ thống các DNNN, hƣớng tới việc xây dựng các doanh nghiệp đa sở hữu. Theo kế hoạch, Chính phủ dự kiến, đến năm 2015 sẽ tiếp tục sắp xếp lại (chủ yếu là CPH) khoảng 1.000 DNNN, kể cả các TCT và TĐKT, những DNNN quy mô lớn. Mục tiêu là đến năm 2015 sẽ còn khoảng 500 DNNN 100% vốn nhà nƣớc, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô lớn, các tập đoàn, TCT Nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế [43].

Do nhiều năm trƣớc không có năm nào hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch (thƣờng chỉ đạt 30-35%), nên số lƣợng các DNNN nói chung và các TCT, TÐKT nói riêng chƣa CPH hiện vẫn còn rất lớn. Chẳng hạn, theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, trong giai đoạn 2007-2010 phải CPH xong 71 TĐKT và TCT nhà nƣớc, nhƣng trên thực tế chỉ CPH đƣợc 12, đạt chƣa đầy 17% kế hoạch. Với hơn 1.500 DNNN chƣa CPH hiện nay, Chủ trƣơng của Chính phủ là phải tiếp tục đẩy nhanh CPH để chuyển đổi căn bản về cơ cấu sở hữu trong hệ thống các DNNN. Có thể thấy, việc hoàn thành mục tiêu về cải cách TCT và TÐKT theo đúng kế hoạch trong thời gian tới là điều không dễ. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn, trong đó có việc phải cải cách chính bản thân tiến trình cải cách.

Trong thực tế hoạt động điều tiết, quản lý của nhà nƣớc thƣờng đƣợc xem nhƣ trách nhiệm của DNNN, Chƣơng trình “Bình ổn giá” hiện nay chẳng hạn. Trong những trƣờng hợp cụ thể, với mục tiêu “bình ổn giá”, hay “kích cầu”, những chi phí cho các mục

tiêu này phải thuộc về chi phí của nhà nƣớc . Điều đó tránh cho DNNN những khoản chi phí không phải trách nhiệm của mình.

3.2.2. Phát triển DNNN phải gắn với việc phát huy lợi thế của DNNN Việt Nam

Việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu đã tạo cho các DNNN Việt nam có nhiều cơ hội, nhƣng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt của hội nhập kinh tế quốc tế, muốn tận dụng đƣợc những cơ hội và vƣợt qua đƣợc những thách thức, các DNNN Việt Nam cần phải lựa chọn để đƣa ra môi trƣờng cạnh tranh những sản phẩm hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế nhƣ các sản phẩm nông nghiệp (gạo, cà phê, ), than đá, dầu khí, hải sản, dệt may…. Đối với các quốc gia và các nền kinh tế đã phát triển, lực lƣợng tham gia cạnh tranh trên thị trƣờng thƣờng là những tập đoàn kinh tế mạnh, với lợi thế qui mô, với những sản phẩm cao cấp và hiện đại, có năng lực, trình độ quản lý và sản xuất cao. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…các đối thủ nƣớc ngoài đều đã có đƣợc nhiều lợi thế. Đứng trức các đối thủ cạnh tranh này, Việt Nam không thể vƣợt qua đƣợc, do vậy, để có đƣợc lợi thế cạnh tranh, DNNN Việt Nam chỉ nên tập trung vào những ngành, những lĩnh vực có nhiều lợi thế, tránh mạo hiểm không cần thiết nhƣ tình trạng đầu tƣ đa ngành nhƣ thời gian qua

3.2.3. Phát triển DNNN phải gắn với phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã và đang trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Quan điểm phát triển của Việt Nam đƣợc trình bày trong Dự thảo Báo cáo Đại hội XI là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững và phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 – 2020”. Phát triển bền vững đƣợc coi là cơ sở để phát triển nhanh và phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển DNNN cũng không nằm ngoài yêu cầu phát triển bền vững trên. Phát triển DNNN phải đƣợc chú trọng và kết hợp hài hòa với vấn đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng, bao hàm các vấn đề nhƣ: qui tắc ứng xử của doanh nghiệp, quản trị rủi ro, vấn đề phát triển con ngƣời, sản phẩm trách nhiệm, vấn đề bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng… Trong thời gian qua, khu vực DNNN Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong bảo vệ môi trƣờng (theo khảo sát thì ô nhiễm môi trƣờng từ doanh nghiệp tƣ nhân chiếm tới 80%) và tham gia vào an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều

doanh nghiệp chƣa chú trọng tới khía cạnh phát triển bền vững, đâu đó vẫn có những DNNN gây ô nhiễm môi trƣờng (Nhà máy Đƣờng Quảng Ngãi chẳng hạn), hoạt động của doanh nghiệp chƣa mang tính chuyên nghiệp cao, còn có những sản phẩm của DNNN chƣa bảo vệ đƣợc ngƣời tiêu dùng…cần phải đƣợc khắc phục.

3.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển DNNN Việt Nam

3.3.1. Giải pháp đối với DNNN

* Đầu tư trọng điểm.

Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hóa đầu tƣ trở thành yêu cầu và xu hƣớng phát triển ngày càng đậm nét của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, xu hƣớng này cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ hay suy yếu của nhiều doanh nghiệp và tập đoàn, đặc biệt khi các hoạt động đầu tƣ này đƣợc tiến hành bằng vốn đi vay, trong khi thiếu cơ chế quy trách nhiệm và kiểm soát đầu tƣ hiệu quả...Thực tiễn cho thấy, việc hoạt động đa ngành, lĩnh vực cũng có tính hai mặt của nó: Một mặt, nếu doanh nghiệp đi đúng hƣớng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và đạt đƣợc những mục tiêu mới; mặt khác, nếu “chệch hƣớng” hoặc đầu tƣ có tính đầu cơ, chụp giật, khai thác các cơ hội độc quyền ngắn hạn thì có thể làm suy sụp hình ảnh, thậm chí đánh mất thƣơng hiệu và gây ra những thiệt hại to lớn khó lƣờng cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Một trong những bài học xƣơng máu từ việc đầu tƣ đa ngành đó là sự đổ vỡ của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin, tháng 8/2010. Những tác động mặt trái của việc doanh nghiệp đầu tƣ đa ngành, đa nghề là do khi đa dạng hóa đầu tƣ ít nhiều bản thân doanh nghiệp đánh mất đi lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh vốn có của mình, rất dễ mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt do sự phân tán nguồn lực, thiếu kinh nghiệm quản lý và phản ứng thị trƣờng, cũng nhƣ các kỹ năng công nghệ và cả do thiếu cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính là những nguy cơ có thực. Đặc biệt, cần thấy rằng, với khả năng tài chính có hạn của mình, việc đầu tƣ vốn dàn trải sẽ buộc doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn mới với những điều khoản thƣơng mại ngặt nghèo, dễ đƣa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần.

Ở Việt Nam năm 2008, nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc có số nợ phải trả gấp nhiều lần số vốn chủ sở hữu. Trong số 70 TĐ, TCT báo cái thì có hơn 30 đơn vị có có hệ số nợ

phải trả trên vốn vƣợt trên 3 lần, thậm chí nhiều doanh nghiệp vƣợt trên 20 lần, nhƣ TCT Xây dựng công trình giao thông 5 gấp 42 lần, TCT Xây dựng công trình giao thông 1 gấp 22,5 lần. Ngoài ra, một số doanh nghiệp huy động vốn từ các công ty tài chính, ngân hàng có vỗn góp của tập đoàn, TCT nhà nƣớc cũng rất rủi ro đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi, nhƣ không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay, thủ tục vay vốn đơn giản. Đáng quan ngại hơn, một số tập đoàn, TCT đã dành một lƣợng vốn khá lớn đầu tƣ vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua cổ phiếu, trên thị trƣờng... dễ dẫn đến đổ vỡ dây chuyền khi mất khả năng thanh toán. Theo báo cáo của 70 TĐ, TCT nhà nƣớc thì có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tƣ chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, đầu tƣ vào các công ty quản lý quỹ, ngân hàng thƣơng mại, công ty bảo hiểm, với giá trị đầu tƣ là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vỗn chủ sở hữu, và 20% tổng số vốn đầu tƣ ra ngoài.

Có thể nói, những hoạt động đầu tƣ kiểu năng động quá mức mang tính tranh thủ khai thác các cơ hội độc quyền hoặc lợi ích ngắn hạn của các DNNN này, nếu không đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt hơn, rất dễ trở thành những nguy cơ tiềm ẩn, có thể gây ra những tổn thất nặng nề, thậm chí là những đổ vỡ toàn diện khó lƣờng cho đời sống kinh tế xã hội đất nƣớc. Đặc biệt nếu so sánh với chi phí tối đa cho đào tạo nghề gắn với di dời chỗ ở của ngƣời nông dân phục vụ các dự án giải phóng mặt bằng chỉ vào khoảng dƣới 10 triệu đồng, hoặc kinh phí xây dựng 1 ngôi nhà tình nghĩa chỉ khoảng 20-25 triệu đồng, thì có thể thấy rõ hơn “sự vô cảm” của các con nợ này trƣớc bức xúc của xã hội…

* Minh bạch và rõ ràng sổ sách kế toán và cơ chế trách nhiệm

Sự minh bạch nói chung trong hoạt động của các DNNN là một trong những yếu điểm của khu vực này, nhất là minh bạch trong lĩnh vực tài chính. Đặc biệt, sự sai lệch, không phản ánh đúng thực tế tài sản, doanh thu và kết quả kinh doanh là hiện tƣợng khá phổ biến trong các báo cáo tài chính của nhiều đơn vị, tập trung vào những đơn vị lớn nhƣ Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, TĐ Điện lực Việt Nam. TCT hàng hải, TCT lắp máy Việt Nam…Vì những lý do này, kiểm toán nhà nƣớc đã phát hiện và kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2007 thêm 4.166 tỷ đồng (gồm chi sai, quyết toán sai chế độ, không đúng nguồn kinh phí…); tiến hành điều chỉnh tăng hơn 137 tỷ đồng về tài sản, nguồn vốn; gần 564 tỷ đồng doanh thu; giảm gần 159 tỷ đồng chi phí, tăng lợi nhuận trƣớc thuế trên 722 tỷ đồng, chủ yếu từ các đơn vị đã nêu trên…

Các DNNN đang chiếm giữ tới hơn 50% tín dụng đầu tƣ nhà nƣớc, 70% tổng dƣ nợ quốc gia và hơn 80% tổng dƣ nợ tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ta. Hiệu quả đầu tƣ của các tập đoàn kinh tế, TCT nhà nƣớc và DNNN nói chung, cả ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, đều không cao, và thƣờng là thấp nhất so với các đầu tƣ và kinh doanh tƣơng tự, nhƣng do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc tƣ nhân trong nƣớc thực hiện (nếu có hoặc đƣợc phép). Điều này liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến: đặc điểm của sở hữu; cơ chế cán bộ và tuyển dụng lao động, trách nhiệm cá nhân của nhà quản lý đầu tƣ và cơ chế quản lý vốn đầu tƣ – bao gồm cả việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh (thƣờng bị áp đặt hoặc dễ dãi, gắn với lợi ích cục bộ, thậm chí do lợi ích cá nhân và phe nhóm, lợi dụng vốn nhà nƣớc để “đánh quả” hoặc trục lợi), cũng nhƣ cơ chế ra quyết định đầu tƣ (vừa phƣc tạp, chậm trễ, vừa lỏng lẻo, hình thức và nhiều cơ hội cho tham nhũng phát sinh, phát triển)…

Thực tế đang cho thấy những cảnh báo cấp thiết về việc ngăn chặn kịp thời sự liên minh có thể có giữa một số tập đoàn, TCT nhà nƣớc, với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và các quan chức có liên quan trong việc vay và cho vay vốn, đầu tƣ chồng chéo, đầu tƣ đa ngành hàng ngàn tỷ đồng mang nặng tính đầu cơ, trục lợi ca nhân hoặc phe nhóm, lũng đoạn thị trƣờng và lãng phí các nguồn lực quốc gia.

* Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Công nghệ là một trong số những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Trình độ khoa học công nghệ của khu vực DNNN Việt Nam hiện nay rất thấp, lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, do vậy, việc phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ là vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, tăng khả năng cạnh tranh cho khu vực này. Đổi mới công nghệ nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, sử dụng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn. Việc phát triển khoa học khu vực DNNN hiện nay là vô cùng cần thiết để tăng tính tự chủ cho khu vực này và giảm chi phí nhập khẩu công nghệ. Tuy nhiên vấn đề này gặp nhiều khó khăn do giới hạn về vốn, các DNNN Việt Nam hầu hết có quy mô vốn hoạt động kinh doanh nhỏ, không thể đầu tƣ lớn cho nghiên

cứu và phát triển công nghệ. Mặt khác, trình độ của nguồn nhân lực trong khu vực DNNN nói riêng và trong nền kinh tế Việt Nam nói chung chƣa đủ để có thể nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ trong những năm trƣớc mắt. Do vậy, trong giai đoạn tới, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN vẫn là một giải pháp trọng tâm để đổi mới công nghệ. Đi thẳng vào những công nghệ hiện đại đối với các ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm và khai thác đƣợc lợi thế quốc gia. Chú trọng việc nhập khẩu công nghệ mới, hiện đại, thích nghi với công nghệ nhập khẩu, cải tiến cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Để có thể sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ nhập khẩu từ nƣớc ngoài và tiến hành nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ đòi hỏi các DNNN phải có một nguồn nhân lực có trình độ, đƣợc đào tạo bài bản. Trong ngắn hạn, việc ứng dụng thành công những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN là một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về dài hạn thì các DNNN Việt Nam vẫn cần phải có sự nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ để tạo ra sức mạnh độc lập cho mình.

* Đào tạo và phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Bộ máy quả lý lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 113)