1.3 .Phát triển DNNN ở TrungQuốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.1.2. Tình hình phát triển DNNN
* Tiến hành cơ cấu lại khu vực DNNN
Trƣớc tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều bất ổn, cộng với việc các cam kết WTO của DNNN Việt Nam sắp đƣợc thực hiện thì các DNNN Việt Nam một mặt phải tiến hành “Cơ cấu lại DNNN, tập trung vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích” [9,48], mặt khác, phải đẩy mạnh cải cách theo hƣớng CPH DNNN lớn, chuyển TCT và DNNN lớn khác sang mô hình CTM - CTC, thí điểm thành lập một số TĐKT nhà nƣớc nhằm tạo ra những doanh nghiệp chủ lực của Việt Nam trong hội nhập vào “sân chơi” chung toàn cầu.
Chủ trƣơng cơ cấu lại khu vực DNNN của Việt Nam sẽ theo hƣớng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của DNNN: thu hẹp số lƣợng, cũng nhƣ các ngành, các lĩnh vực hoạt động; chuyển giao nhanh những ngành, những lĩnh vực mà nhà nƣớc không cần nắm giữ. Đối với những ngành, những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao sẽ rà soát lại để cắt giảm, DNNN chỉ nắm giữ 100% vốn điều lệ ở những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam chỉ giữ lại 150 doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thực hiện cơ cấu lại DNNN, Chính phủ đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp qui về tiêu chí xác định các loại doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ, loại doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, loại doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm dƣới 50% vốn điều lệ, loại doanh nghiệp bán toàn bộ phần vốn của nhà nƣớc tại doanh nghiệp theo hƣớng giảm dần sự có mặt của DNNN ở những ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác đảm nhận có hiệu quả hơn. Theo đó, những ngành, lĩnh vực nhà nƣớc nắm giữ đã giảm từ 60 ngành, lĩnh vực,
sau năm 2007 chỉ còn 19 ngành, lĩnh vực. Tại thời điểm cuối năm 2009, số doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ còn 14% so với số doanh nghiệp khi tiến hành đổi mới kinh tế. Số lƣợng DNNN trong các ngành giảm dần: nếu năm 2001 số DNNN trong ngành thƣơng mại chiếm 30%, trong ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải chiếm 52,6%, trong nông, lâm, ngƣ nghiệp là 14,2%, thì đến nay cơ cấu tƣơng ứng là 22,4%; 50,6% và 25%. Các DNNN do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ còn lại hiện nay chủ yếu thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nƣớc, quốc phòng, an ninh, rừng phòng hộ, đảm bảo cân đối vĩ mô, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công cộng.
Bảng 2.6 cho thấy số lƣợng DNNN đã giảm đáng kể: Năm 2005 vẫn còn trên 4 086 doanh nghiệp, năm 2008 số DNNN đã giảm xuống 3 287 doanh nghiệp. Tình hình trên cho thấy cơ cấu doanh nghiệp đã có sự chuyển biến theo hƣớng tích cực theo loại hình doanh nghiệp; Số lƣợng DNNN giảm cả về số lƣợng và tỷ trọng, trong khi số lƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã xuất hiện và tăng lên.
Bảng 2.6 Số DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm
Năm 2005 2006 2007 2008 Doanh nghiệp Tổng số 112950 131318 155771 205689 DNNN 4086 3706 3494 3287 DN ngoài Nhà nƣớc 105167 123392 147316 196776 DN FDI 3697 4220 4961 5626 Cơ cấu (%) Tổng số 100 100 100 100 DNNN 3,62 2,82 2,24 1,60 DN ngoài Nhà nƣớc 93,11 93,97 94,57 95,66 DN FDI 3,27 3,21 3,19 2,30
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009
Số lƣợng DNNN giảm cũng kéo theo tổng số lao động trong khu vực DNNN giảm (xem bảng 2.3): năm 2006 là 2 037 660 ngƣời, năm 2008 còn 1 634 500 ngƣời. Nếu năm
2000 số lao động trong DNNN chiếm 59,1% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp, thì năm 2005 giảm xuống 32,7%, năm 2008 còn 20,7%.
Bảng 2.7 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp
Năm 2005 2006 2007 2008 Ngƣời Tổng số 6.237.396 6.715.166 7.382.160 8.154.850 DNNN 2.037.660 1.899.937 1.763.17 1.634.500 DN ngoài NN 2.979.120 3.369.855 3.933.182 4.690.857 DN FDI 1.220.616 1.445.374 1.685.861 1.829.493 Cơ cấu (%) DNNN 32,67 28,29 23,88 20,04 DN ngoài NN 47,76 50,19 53,28 57,53 DN FDI 19,57 21,52 22,84 22,43
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009
Vốn đầu tƣ trong khu vực kinh tế nhà nƣớc, trong đó chủ yếu là các DNNN tăng qua các năm từ nhƣng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tƣ thì giảm dần. Theo bảng 2.9, tổng số vốn đầu tƣ của khu vực kinh tế nhà nƣớc tăng từ 185,1 tỷ đồng năm 2006 lên 209,0 tỷ đồng năm 2008 và 287, 5 tỷ đồng năm 2009, trong khi tỷ trọng của khu vực này trong tƣơng quan với các khu vực khác cũng tăng đáng kể: từ chỗ chiếm trên 37,2% tổng vốn đầu tƣ năm 2006 xuống còn 33,9% năm 2009. Xu hƣớng giảm tỷ trọng vốn đầu tƣ của DNNN đã bắt đầu từ năm 2001 (năm 2001 tỷ trọng này là 59,8%). Xu hƣớng này phù hợp với một nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Năm 2008 và 2009 vốn đầu tƣ của nhà nƣớc tăng là do gói kích thích kinh tế của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vƣợt qua khủng hoảng.
Bảng 2.8. Cơ cấu vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế (theo giá so sánh 1994) Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng (tỷ đồng) 404 712 532 093 616 735 708 826 Khu vực nhà nƣớc 185 102 197 989 209 031 287 534 Khu vực ngoài NN 154 006 204 705 217 034 240 109 FDI 65 604 129 399 190 670 181 183 Cơ cấu (%) Khu vực nhà nƣớc 45,7 37,2 33,9 40,6 Khu vực ngoài NN 38,1 38,5 35,2 33,9 FDI 16,2 24,3 30,9 25,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009
Nhƣ vậy, tốc độ thu hẹp của khu vực DNNN nhanh hơn khá nhiều so với mục tiêu mà nhà nƣớc đặt ra. Số lƣợng DNNN giảm đã dẫn đến qui mô vốn của DNNN đã tăng gấp 5 lần so với năm 2002, phần lớn DNNN đƣợc giữ lại đều có qui mô vừa và lớn.
* Đẩy mạnh các giải pháp cải cách DNNN lớn
Trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn thì DNNN chỉ có thể phát triển đƣợc khi thực hiện cải cách mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp này. Cùng với việc cơ cấu lại DNNN, nhằm tạo ra các DNNN lớn hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu, Đại hội X chủ trƣơng “Khẩn trương hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN theo hướng hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy việc hình thành một số TĐKT và TCT nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối” [9,46]
Trọng tâm của chƣơng trình sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2006 – 2010 là nhằm vào việc hình thành các DNNN lớn. Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng qui định: “Các công ty nhà nước thành lập theo qui định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc công ty cổ phần theo qui định của luật này”. Quốc hội qui định trong thời gian 04 năm, các DNNN phải hoàn tất việc chuyển đổi DNNN (đến trƣớc 1/7/2010). Nhƣ vậy, từ năm 2006 – 2010 Việt Nam phải tiến hành chuyển đổi mạnh mẽ DNNN theo Luật Doanh nghiệp 2005 và theo yêu cầu của WTO.
Thực hiện chủ trƣơng trên, Việt Nam đã tạo ra bƣớc phát triển trong cải cách DNNN qui mô lớn: bên cạnh việc chuyển đổi TCT và DNNN quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình CTM – CTC, CPH các TCT và DNNN qui mô lớn, là việc xây dựng thí điểm các TĐKT nhà nƣớc. Thực hiện chƣơng trình này cũng chính là việc thúc đẩy DNNN hội nhập Luật Doanh nghiệp 2005 và chuẩn bị tốt nhất cho DNNN hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập WTO nói riêng.
+ Đẩy mạnh CPH các DNNN lớn
Vấn đề CPH các TCT nhà nƣớc và các DNNN lớn đƣợc coi là có tính đột phá trong tiến trình cải cách DNNN. Lộ trình CPH các TCT đƣợc xác định là đi từ CPH các doanh nghiệp thành viên, các công ty con, rồi tiến tới CPH toàn bộ công ty mẹ. Để thực hiện chủ trƣơng này một cách hiệu quả, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định 155/2004/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, phân loại công ty nhà nƣớc, trong đó khẳng định đối với các DNNN kinh doanh dịch vụ tài chính nhƣ bảo hiểm, ngân hàng, nhà nƣớc chỉ giữ cổ phần chi phối 51%.
CPH các TCT nhà nƣớc của Chính phủ sẽ vừa tạo động lực, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua đa dạng hóa sở hữu, qua cơ chế linh hoạt để thu hút vốn, công nghệ, năng lực quản lý từ thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Để tạo một sự đột phá mới cho tiến trình CPH các TCT nhà nƣớc, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 187 về CPH, Quyết định mới thay thế Quyết định 36 về quy chế góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, và Quyết định mới nhằm thay thế Quyết định 155 về phân loại DNNN để làm cơ sở đƣa thêm doanh nghiệp vào diện CPH. Các Nghị định mới này phải đƣợc xây dựng theo hƣớng mở rộng đối tƣợng CPH, mở rộng quyền góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, xóa bỏ các ƣu đãi bất hợp lý, phân cấp mạnh hơn... Cụ thể: thứ nhất, các doanh nghiệp trong diện CPH sẽ bao gồm cả Công ty TNHH một thành viên, các TCT, các công ty nhà nƣớc độc lập là công ty mẹ (chủ trƣơng của Chính phủ là tiến hành CPH hầu hết các TCT, chỉ trừ các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực quan trọng, liên quan đến an ninh-quốc phòng đã đƣợc quy định); thứ hai, sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đƣợc mở rộng hơn, công nhận cả các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là nhà đầu tƣ chiến lƣợc, và các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện quyền góp vốn mua cổ phần tối đa theo các cam
kết quốc tế của Việt Nam theo lộ trình mở cửa thị trƣờng; và thứ ba, thu hẹp danh mục các DNNN nắm giữ 100% vốn và danh mục DNNN cần giữ cổ phần chi phối. Có thể thấy, đây là những thay đổi quan trọng để đi tới xóa bỏ sự cách biệt giữa các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp qui mô lớn thực hiện tốt các mục tiêu CPH với sự góp vốn, công nghệ và quản lý của các nhà đầu tƣ.
TCT 90 và TCT 91 đƣợc xác định là những TCT có quy mô lớn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, do vậy, trƣớc hết sẽ tiến hành CPH hầu hết các doanh nghiệp thành viên; đồng thời chuyển các TCT này sang hoạt động theo mô hình CTM-CTC; Các TCT khác sẽ CPH toàn bộ TCT, bằng cách CPH tất cả các thành viên, chuyển sang mô hình CTM-CTC, sau đó CPH công ty mẹ.
TCT Xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex) là một trong ba TCT đƣợc chọn thí điểm CPH. Đầu năm 2005, TCT này đã chính thức chuyển đổi thành TCT cổ phần (Vinaconex JSC). Đây là TCT cổ phần đầu tiên của cả nƣớc. Vinaconex JSC có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, trong đó cổ phần nhà nƣớc chiếm 63,35%, cổ phần của các cổ đông khác chiếm 36,65% vốn điều lệ. Trong quá trình thực hiện đổi mới, TCT Vinaconex đã CPH 29 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp thành 29 CTCP hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chuyển 1 công ty sang công ty TNHH một thành viên; bán 1 doanh nghiệp; thành lập mới 15 công ty cổ phần do TCT giữ cổ phần chi phối; tham gia góp vốn thành lập 16 CTCP mới; và thành lập 1 công ty liên doanh.
Việc thí điểm CPH TCT nhà nƣớc tiếp tục đƣợc thực hiện với TCT Điện tử và Tin học Việt Nam. Ngày 14/9/2006 Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 2511/QĐ-BCN chuyển TCT Điện tử và Tin học Việt Nam thành TCT cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam, với số vốn điều lệ là 438 tỷ đồng. TCT cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam có 7 công ty con do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 6 công ty liên kết do công ty mẹ nắm giữ dƣới 50% vốn điều lệ, 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 2 đơn vị liên doanh.
Thực tế tiến hành thí điểm CPH Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB), sau đó triển khai CPH các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc khác nhƣ: Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam... đều thực hiện cơ cấu vốn nhƣ quyết định của Thủ tƣớng chính phủ, nhà nƣớc chỉ giữ cổ phần chi phối 51%. VCB chính thức nhận lệnh CPH là vào ngày
21/9/2005 theo Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg và đã thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào dịp cuối tháng 12/2007. Tiếp theo, Ngân hàng Công thƣơng (VietinBank) cũng đã thực hiện IPO vào ngày 25/12/2008; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank) đã bƣớc đầu thực hiện IPO hai công ty con là Công ty Vàng bạc đá quý Thành phố Hồ chí Minh (21/08/2008) và Công ty Cho thuê tài chính II (18/12/2008); Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV) cũng đã lên kế hoạch IPO 30% vốn điều lệ trong nửa đầu năm 2010.
Triển khai và thực hiện các quyết định trên, tính đến hết năm 2008, trong 554 doanh nghiệp thành viên của TCT 91 đã sắp xếp đƣợc có 440 doanh nghiệp đã đƣợc CPH.
Tính đến đầu tháng 7 năm 2010 cả nƣớc đã CPH đƣợc 3.932 doanh nghiệp (chiếm 70,02% số DNNN đã đƣợc sắp xếp). Trong số các doanh nghiệp đã đƣợc CPH có 2.288 doanh nghiệp thuộc địa phƣơng (chiếm 58,19%); 1.192 doanh nghiệp thuộc khối bộ, ngành (chiếm 30,31%) và 452 doanh nghiệp thuộc khối tập đoàn, TCT (chiếm 11,5%). Số liệu DNNN đã cổ phần hóa qua các năm nhƣ sau:
0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 Hình 2.3 Số lƣợng DNNN cổ phần hóa các năm
Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới DNNN 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
DNNN cần tiến hành CPH còn rất nhiều nhƣng hình 2.2 cho thấy số lƣợng DNNN đƣợc CPH giảm dần. Theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/7/2010, những DNNN đang tồn tại, nếu không CPH kịp sẽ phải chuyển sang công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nƣớc, hoạt động theo Luật DN 2005. Tuy nhiên, đến thời điểm 1/7/2010, mục tiêu CPH 1.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2010 vẫn chƣa hoàn
thành, trong 3 năm (2007 – 2009) việc CPH gần nhƣ dậm chân tại chỗ (số doanh nghiệp đƣợc CPH trong năm 2007 chỉ là 150 doanh nghiệp, năm 2008 là 98 doanh nghiệp, năm 2009 khoảng 60 doanh nghiệp). Do đó, còn khoảng 1.500 DNNN chƣa kịp CPH sẽ phải chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì thời gian thực hiện CPH một doanh nghiệp còn dài (Kết quả khảo sát tại 934 doanh nghiệp cho thấy thời gian bình quân để CPH một DNNN là 437 ngày và điển hình nhƣ thời gian CPH Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam là 4 năm); Việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài còn ít, chủ yếu vẫn là vốn nhà nƣớc (vốn nhà nƣớc vẫn chiếm trên 50% vốn điều lệ doanh nghiệp CPH); Cơ chế quản lý, điều hành doanh nghiệp sau CPH ít thay đổi, không khuyến khích đƣợc ngƣời lao động; Còn nhiều lúng túng trong việc tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp, giá trị thƣơng hiệu, hay lựa chọn cổ đông chiến lƣợc, kể cả việc minh bạch hóa thông tin về CPH.
+ Chuyển đổi DNNN quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình CTM – CTC
Các phƣơng án chuyển đổi các TCT 90 và TCT 91 sang hoạt động theo hình thức CTM-CTC cũng đã đƣợc triển khai. Ngày 27/4/2006, TCT Khoáng sản Việt Nam đã