Kết quả phát triển DNNN sau 20 năm đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

1.3 .Phát triển DNNN ở TrungQuốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.1. Thực trạng DNNN Việt Nam sau 20 năm đổi mới kinh tế

2.1.3. Kết quả phát triển DNNN sau 20 năm đổi mới

Nhìn một cách tổng quát nhất, quá trình cải cách DNNN giai đoạn này đã mang lại những kết quả khả quan, cho thấy hƣớng đi đúng đắn của Việt Nam. Kết quả sau 20 năm đổi mới kinh tế đã cho thấy sự đúng đắn của chủ trƣơng này: Số lƣợng DNNN đã giảm đi đáng kể, từ 12 300 doanh nghiệp năm 1989, đã giảm xuống còn 4 056 doanh nghiệp năm 2005 [21,320]. Các DNNN đã thực sự thay đổi rất nhiều so với trƣớc theo hƣớng hiệu quả hơn và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới. Đặc biệt, số lƣợng các DNNN 100% vốn nhà nƣớc giảm mạnh.

5.355 5.364 4.845 4.596 4.056 2001 2002 2003 2004 2005 Năm

Số lượng DNNN giai đoạn 2000-2005

Số lượng DNNN giai đoạn 2000- 2005

Hình 2.2 Số DNNN giai đoạn 2000-2005

Nguồn: Kinh tế 2006- 2007, trang 28, Thời báo kinh tế Việt Nam và mô tả của tác giả. Bảng số liệu trên cho thấy số lƣợng DNNN giảm dần qua các năm, trong đó năm 2005 giảm mạnh nhất (540 DN) chứng tỏ các nỗ lực cải cách DNNN giai đoạn này đã đƣợc đẩy mạnh. Sự giảm số lƣợng các DNNN giai đoạn này bởi các biện pháp cải cách DNNN đã đƣợc thực hiện khá đa dạng và hiệu quả.

Kết quả cải cách DNNN Việt Nam đã làm giảm số lƣợng doanh nghiệp, điều đó đã cho phép quy mô của DNNN ngày càng tăng về số lƣợng lao động cũng nhƣ quy mô của vốn trong doanh nghiệp. Xét về quy mô các DNNN theo số lao động trong các DNNN giai đoạn này có tăng lên nhiều so với trƣớc.

Bảng 2.3: Tổng số lao động theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005

Đơn vị: Nghìn người

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

KVNN 3.150 3.604 3.751 4.035 4.142 4.127 NgoàiQD 34.109 34.959 35.757 36.583 37.445 38.582 TổngLĐ 37.610 38.563 39.508 40.574 41.568 42.709 Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 “ Hướng đến tầm cao mới” 12/2006.

Bảng số liệu 2.3 cho thấy: tổng số lao động trong khu vực DNNN tăng lên qua các năm, đặc biệt là từ năm 2002 từ 3.751 lao động lên 4.035 lao động trong năm 2003 và

đến năm 2004 tăng lên 4.142 lao động; năm 2005, tổng số lao động trong một DNNN là 4.127 nghìn ngƣời, tăng 977 nghìn ngƣời so với năm 2000. Theo số liệu của thời báo kinh tế Việt Nam, thì số lao động bình quân 1 doanh nghiệp tăng lên, năm 2000 là 363 ngƣời, năm 2005 là 499 ngƣời [28,28]

Về số vốn của DNNN cũng tăng lên thể hiện quy mô của DNNN ngày càng lớn. Các DNNN có số vốn nhỏ dƣới 10 tỷ giảm đi rõ rệt qua các năm, đồng thời các DNNN có vốn lớn tăng lên. Năm 2000 các DNNN có số vốn trên 50 tỷ là 1.367 DN, năm 2002 tăng lên đến 1.684 doanh nghiệp. Về số vốn bình quân một doanh nghiệp năm 2000 là 130 tỷ đồng, năm 2005 là 355 tỷ đồng. Vốn bình quân trên một doanh nghiệp năm 2000 là 130 tỷ đồng, năm 2001 là 153 tỷ đồng, năm 2002 tăng lên 167 tỷ đồng. [35]

Tốc độ tăng trƣởng GDP của khu vực DNNN tăng. Trong 20 năm đổi mới tốc độ tăng trƣởng GDP của DNNN cũng có tăng, đặc biệt là trong những năm đầu thế kỷ 21, tuy nhiên không nhanh, mạnh và không mang tính đột phá nhƣ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng GDP theo khu vực kinh tế:

Đơn vị: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nền KT 6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4

DNNN 7,7 7,4 7,1 7,6 7,7 7,4

NgoàiQD 6,2 6,5 7,1 7,1 7,8 9,2

Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2007, “Hướng đến tầm cao mới”

Qua bảng 2.4 ta thấy, nhìn chung tốc độ tăng trƣởng của khu vực DNNN trong giai đoạn này giữ ở một mức khá ổn định, dao động trong khoảng từ 7,1 đến 7,7. So với các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc thì đây là một mức tăng trƣởng khá cao và ổn định. Trong những năm sau này, vấn đề đổi mới kinh tế đất nƣớc nói chung và vấn đề cả cách DNNN nói riêng đã thực sự đƣợc gắn với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, chứ không chỉ đơn thuần là yêu cầu cuả cơ chế thị trƣờng, do đó, một yêu cầu đặt ra cho DNNN là phải hoạt động thực sự có hiệu quả hơn nữa.

Doanh thu thuần của DNNN trong những năm cuối của giai đoạn 20 năm cải cách tăng lên: năm 2000, doanh thu thuần của khu vực DNNN là 444.673 tỷ đồng, chiếm

54,91% tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong nền kinh tê đến năm 2003 con số này tăng lên tƣơng ứng là 666.022 tỷ đồng và 46,38%, năm 2005 là 708.045 tỷ đồng và chiếm 41,18% doanh thu các doanh nghiệp trong nền kinh tế [27,16] . Lợi nhuận của các DNNN trƣớc thuế cũng tăng lên: năm 2001 khu vực DNNN có tổng lợi nhuận trƣớc thuế là 20.146 tỷ đồng, năm 2003 là 28.192 tỷ đồng [22]. Bên cạnh đó một số chỉ têu nhƣ tỷ lệ nộp ngân sách nhà nƣớc so với doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của khu vực DNNN cũng đƣợc cải thiện.

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của DNNN. Năm Tỷ lệ nộp NS NN so với doanh thu (%) Tỷ lệ lợi nhuận / vốn (%) Tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu (%) 2000 6,92 2,351 3,950 2001 10,85 2,453 4,176 2002 9,27 2,900 4,197

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001, 2002, 2003, NXB Thống kê, 2004.

Bảng trên đã chỉ ra hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN trong giai đoạn này đã đƣợc nâng cao hơn theo các năm. Năm 2002, tỷ lệ nộp ngân sách của DNNN là 9,27% so với doanh thu, trong khi năm 2000 tỷ lệ này là 6,92%. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cũng tăng: năm 2000 là 2,351%, năm 2002 tăng lến 2,9%. Tỷ lệ lợ nhuận trên doanh thu tăng 0,247% so với năm 2000. Những chỉ tiêu này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của DNNN giai đoạn này đã đƣợc nâng cao hơn so với giai đoạn trƣớc.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc đó, cải cách DNNN giai đoạn này vẫn còn một số vấn đề chƣa giải quyết đƣợc nhƣ về quy mô nhỏ bé của DNNN, khả năng cạnh tranh của các DNNN chƣa đƣợc nâng cao tƣơng xứng, hiệu quả kinh doanh thấp, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc giảm dần. Thực tế đó cho thấy trong bối cảnh hội nhập khi môi trƣờng cạnh tranh trở nên gay gắt hơn thì các DNNN phải tiếp tục cải cách để có thể thực hiện đƣợc vai trò của mình và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 36 - 40)