DNNN tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 75 - 78)

2.3.4 .DNNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

2.3.5. DNNN tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng chi cho an sinh xã hội năm 2009 là 22.470 tỷ đồng, tăng 62 % so với năm 2008. Thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những nội dung cơ bản và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề khá cũ đối với các nƣớc phát triển nhƣng còn khá mới mẻ và nó đang đƣợc quan tâm ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt các doanh nghiệp có đóng góp quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thành công các chƣơng trình thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Những nỗ lực bền bỉ và thành tựu trong xóa đói giảm nghèo đã đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhân và đánh giá rất cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trên địa bàn cả nƣớc. Nếu nhƣ năm 2005 Việt Nam vẫn còn 22% tỷ lệ hộ nghèo thì đến năm 2009 đã giảm một nửa, chỉ còn 11% . Đây là một thành tựu hết sức đáng ghi nhận của Việt Nam nhất là đặt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình lạm phát trong nƣớc.

Đạt đƣợc những thành tích về xóa đói giảm nghèo kể trên phải kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN. Khu vực DNNN luôn đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo. Nổi bật nhất là việc các DNNN tham gia thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo( nay là 62 huyện). Đã có 41 TĐKT, TCT nhà nƣớc và doanh nghiệp đã nhận giúp đỡ 62 huyện nghèo nói trên, trong đó, số huyện có một doanh nghiệp giúp đỡ là 50, có 2 doanh nghiệp là 10, và có 3 doanh nghiệp giúp đỡ trở lên là 2 huyện.

Mặc dù đứng trƣớc những khó khăn trong sản xuất và kinh doanh nhƣng với tình cảm và trách nhiệm đối với đồng bào, khu vực còn khó khăn, tính đến hết tháng 11 năm 2009 đã có 38 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ với tổng số tiền hơn 2.100 tỷ đồng giai đonạ 2009-2020, riêng năm 2009 là 697 tỷ đồng . Trên địa bàn các huyện nghèo, theo thống kê có 77.311 căn nhà tạm cần đƣợc xây dựng lại.Với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc, vốn tín dụng ƣu đãi, hỗ trợ của doanh nghiệp và từ quỹ Vì ngƣời nghèo địa phƣơng, cộng với sự đóng góp của làng xóm, tính đến hết tháng 11 năm 2009, các huyện đã khởi công xây dựng gần 60.000 căn (đạt 77,26%), trong đó đã hoàn thành bàn giao cho hộ nghèo 36.313 căn để các hộ nghèo. Những cố gắng của chính phủ, của công đồng doanh nghiệp, trong đó tiên phong là các DNNN đã giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình tại 62 huyện tù 47% năm 2008 xuống còn 43% năm 2009, phấn đấu năm 2010 giảm xuống còn dƣới 40%.

Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đã chi ra hơn 435 tỷ đồng cho các hoạt động trợ cấp thƣờng xuyên, tăng số tiền tiết kiệm cho các đối tƣợng chính sách xã hội, xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ vì ngƣời nghèo,đặc biệt thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ, VNPT đã xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ 2 huyện nghèo là Sìn Hồ và Mƣờng Tè của Lai Châu giảm nghèo với kinh phí gần 200 tỷ đồng.

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã tài trợ trong 5 năm cho 20 tỉnh có huyện nghèo 100.000 tỷ đồng vào các lĩnh vực thế mạnh của 20 tỉnh này nhƣ thủy điện, chăn nuôi trồng trọt và chế biến nông sản thực phẩm, dịch vụ du lịch,…Không chỉ đóng góp vào cho xã hội bằng nghề nghiệp tín dụng, hàng năm, BIDV đã dành những khoản ngân sách lớn để thực hiện công tác an sinh xã hội trực tiếp nhƣ trong giai đoan 2004- 2008 BIDV đã dành 105 tỷ đồng từ nguồn vốn tự nguyện đóng góp một phần để thực hiện công tác xã hội nhƣ xây dựng hơn 50 ngôi trƣờng, 200 ngôi nhà tìh nghĩa,..nhận hỗ trợ 4 trong số 62 huyện nghèo nhất toàn quốc. Ngoài ra BIDV còn vận động khách hàng của mình tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam đã đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội số tiền trị giá 941 tỷ đồng để xây dựng 18.630 ngôi nhà”Đại đoàn kết”, 25 trƣờng học trong cả nƣớc 3 trung tâm y tế và bệnh viện, làm 204 cây cầu kiên cố để xóa cầu khỉ trên

địa bàn tỉnh Cà Mau. Công tác đền ơn đáp nghĩa ủng hộ bão lụt trong năm 2009 cũng đƣợc tập đoàn thực hiện với gần 30 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV): Đã nhận hỗ trợ xoá đói giảm nghèo bền vững cho 3 huyện đặc biệt khó khăn : Mèo Vạc (Hà Giang), Ba Bể (Bắc Cạn) và Đam Rông (Lâm Đồng). Bằng mọi nguồn lực, TKV đã đầu tƣ hỗ trợ cho việc xây dựng trƣờng học, trạm xá, đƣờng giao thông và làm nhà cho các hộ dân nghèo. Đặc biệt, tại nhà máy Bô xít ở Tân Rai (Lâm Đồng) bên cạnh đền bù tối đa việc giải toả cho đồng bào, TKV còn huy động thêm vốn phúc lợi và tiền đóng góp của ngƣời lao động toàn Tập đoàn để xây dựng một khu với hang chụ ngôi nhà tình nghĩa cho đồng bào nơi đây

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Cam kết đóng góp 280 tỉ đồng cho 3 huyện: phong Thổ, Than Uyên và Tân Uyên ( tỉnh Lai Châu). Số tiền này sẽ đƣợc dùng để tập trung vào phát triển lƣới điện, xoá nhà tạm, xây dựng nhà bán trú dân nuôi, hỗ trợ giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế và một số trợ giúp khác với quyết tâm góp phần giúp các địa phƣơng thực sự thoát nghèo. EVN dự kiến sẽ xây tặng 21 “Nhà bán trú dân nuôi” cho một số trƣờng THCS trên địa bàn 3 huyện (kinh phí mỗi nhà khoảng 250 triệu đồng). Bên cạnh đó, đã uỷ quyền cho Điện lực Lai Châu mua bảo hiểm y tế cho 1.500 học sinh của 3 huyện với mức bảo hiểm 153.000đồng/năm/học sinh. Ngoài ra, còn hỗ trợ huyện Tân Uyên xây dựng một trƣờng dân tộc nội trú với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng. Về phát triển lƣới điện, EVN dự kiến đầu tƣ nguồn kinh phí khoảng 250 tỷ đồng, đảm bảo đến năm 2012, sẽ có 100% xã và khoảng 90% hộ dân trong tỉnh sẽ đƣợc sử dụng điện.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Cuối tháng 11/2009, đã đầu tƣ trên 13 tỷ đồng để xây dựng nhà máy may Sơn Động tại huyện Sơn Động, một huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang. Khi dự án hoàn thành sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo bền vững cho ngƣời dân trong huyện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có nhiều hoạt động nhƣ ủng hộ đồng bào miền Trung và Tây Nguyên bị thiên tai hoạn nạn trong cơn bão tàn khốc số 9, ủng hộ quỹ từ thiện nhƣ : Chƣơng trình “Trái tim cho em”, bệnh nhân mắc bệnh máu trắng không đông…Đặc biệt, Tập đoàn đã triển khai Chƣơng trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc”, vận động nhân dân cả nƣớc dành ƣu tiên mua hang dệt, may đƣợc sản xuất trong nƣớc. Quỹ này sẽ góp phần

xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tại vùng biển đảo; trợ giúp đồng bào và chiến sĩ vùng biển đảo gặp nhiều khó khăn; góp phần đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho đồng bào vùng biển đảo…bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nƣớc.Dự kiến chƣơng trình sẽ huy động đƣợc hơn 50 tỷ đồng trong giai đoạn đầu( 2009- 2011) để đƣa vào Quỹ Hỗ trợ đồng bào vùng biển đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)