Thực trạng phát triển DNNN Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 40 - 44)

1.3 .Phát triển DNNN ở TrungQuốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.2. Thực trạng phát triển DNNN Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

2.2.1.Những nhân tố chủ yếu giai đoạn 2006 – 2010 tác động tới sự phát triển DNNN Việt Nam

* Gia nhập WTO của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam nói chung, các DNNN Việt Nam nói riêng đã phải trải qua giai đoạn đầy khó khăn từ năm 2006 – 2010. Điểm nổi bật đối với Việt Nam trong giai đoạn này là “sự kiện” gia nhập WTO tháng 11/2006 và chính thức trở thành Thành viên WTO từ tháng 1/2007. Đây là một sự kiện quan trọng có ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có khu vực DNNN. Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào ngày 4/1/1995, ngay sau khi tổ chức này đƣợc thành lập trên nền tảng của GATT (Hiệp định về thuế quan và thƣơng mại) vào ngày 1/1/1995. Điều đó cho thấy vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia vào WTO là rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế đất nƣớc, giúp khai thác đƣợc một cách có hiệu quả hơn nguồn lực trong nƣớc, đồng thời tận dụng đƣợc những tiến bộ công nghệ, trình độ quản lý…từ các nƣớc tiên tiến.

Trong các cam kết với WTO của Việt Nam, có những cam kết riềng đối với DNNN. Những cam kết WTO đối với DNNN Việt Nam gồm:

(i) Mọi hoạt động mua, bán của DNNN phải theo các tiêu chí thƣơng mại, trong đó các quyết định về giá cả, số lƣợng , chất lƣợng, tiếp thị, vận chuyển và các điều kiện mua, bán khác trong hoạt động kinh doanh đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc thị trƣờng.

(ii) Không phân biệt đối xử, đảm bảo đầy đủ các cơ hội cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp ở các nƣớc thành viên WTO.

(iii) Nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động của các DNNN, không coi mua sắm của DNNN là mua sắm của nhà nƣớc. Việc tham gia sâu rộng vào WTO đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức mới.

Việt Nam cam kết việc minh bạch hóa với WTO về chƣơng trình, việc thực hiện chƣơng trình và kết quả của CPH DNNN. Trong các DNNN sau khi đã CPH, nhà nƣớc đƣợc coi là một thành viên của doanh nghiệp và nhà nƣớc sẽ hoạt động giống nhƣ bất kì một nhà đầu tƣ tƣ nhân nào khác có cổ phần trong doanh nghiệp đã đƣợc CPH.

Gia nhập WTO đem lại cho DNNN Việt Nam rất nhiều cơ hội cho sự phát triển, đó là: (i) Việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng là cơ hội rất lớn, mang lại động lực và nguồn lực lớn về nhiều mặt thúc đẩy cải cách DNNN; (ii) Việt Nam có thể mở rộng sự tiếp cận các thị trƣờng nƣớc ngoài, nhờ đó có thể tăng thêm cơ hội xuất khẩu. Hàng hoá của Việt Nam khi gia nhập vào WTO sẽ đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ các hàng hoá của các thành viên WTO khác, nhƣ vậycác mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó phần nhiều là sản phẩm của khu vực DNNN sẽ đƣợc đối xử nhƣ hàng hóa cùng loại của các nƣớc khác. Mặt khác, Việt Nam sẽ đƣợc tiếp cận với những công cụ giải quyết tranh chấp thƣơng mại và đầu tƣ, tạo thuận lợi cho các DNNN khi thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế; (iii) Việc thuế quan đƣợc cắt giảm khi xuất khẩu hàng hoá vào các nƣớc thành viên WTO sẽ tạo cho các DNNN điều kiện để giảm bớt một phần chi phí không nhỏ, do đó có thể giảm giá thành xuống, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho các sản phẩm thuộc doanh nghiệp khi xuất khẩu; (iv) Các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả khu vực DNNN sẽ có quyền thƣơng lƣợng một cách bình đẳng hơn và đƣợc các quy định của WTO bảo vệ khi có xảy ra tranh chấp thƣơng mại, nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc tình trạng thua thiệt tƣơng tự nhƣ những vụ kiện bán phá giá các mặt hàng tôm, cá tra, cá basa vào thị trƣờng châu Âu và thị trƣờng Mỹ trong những năm 2004, 2003 khi Việt Nam chƣa là thành viên của WTO; (v) Thúc đẩy hoạt động thƣơng mại, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý. Khi trở thành thành viên của WTO, vấn đề tự do hóa thƣơng mại đƣợc đẩy mạnh, quá trình đầu tƣ trực tiếp vào nƣớc ta cũng có điều kiện tăng lên, do đó mà việc tiếp thu công nghệ mới, nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nƣớc ngoài và học hỏi kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp… trở nên dễ dàng hơn; (vi) Thúc đẩy cạnh tranh: gia nhập WTO sẽ tạo ra một động lực cho các DNNN phải cải cách để có thể cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, đặc biệt là các doanh nghiệp nƣớc ngoài trên thị trƣờng nội địa; đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể chiến thắng đối thủ trên thị trƣờng thế giới; (vii) Gia nhập WTO, môi trƣờng pháp lý cũng nhƣ các môi trƣờng kinh doanh khác của Việt Nam sẽ thông thoáng hơn, điều này tạo cho các DNNN có điều kiện để phát triển trong một môi trƣờng bình đẳng và có động lực đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Một là, khi gia nhập WTO, việc bao cấp của nhà nƣớc đối với DNNN dần phải rỡ bỏ thì các DNNN sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Do vậy, nếu các DNNN không kịp thích ứng với điều kiện mới thì sẽ khó có thể tồn tại đƣợc.

Hai là, DNNN chƣa thực sự hoạt động theo cơ chế thị trƣờng: mặc dù đã qua 20 năm cải cách, nhƣng khu vực DNNN vẫn mang nặng tính chất kế hoạch hoá tập trung của nhà nƣớc, chƣa hoạt động thực sự bằng năng lực của mình, chƣa thực sự cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khi gia nhập WTO, DNNN phải thích nghi với việc tự hoạt động bằng chính khả năng của mình mà không cần đến những hỗ trợ từ Nhà nƣớc.

Ba là, khả năng cạnh tranh của DNNN thấp: các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có chi phí cao do trình độ quản lý, công nghệ yếu kém, chất lƣợng thấp, trong khi hàng nƣớc ngoài có chất lƣợng cao hơn, giá thành lại thấp hơn, đây thực sự là thách thức đối với khu vực DNNN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, gia nhập WTO, một yêu cầu bắt buộc đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung trong đó có DNNN là việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, và quá trình thực hiện yêu cầu này đòi hỏi các DNNN phải mất thêm chi phí, khoản chi phí tăng thêm này làm tăng giá thành sản phẩm, trong khi hiệu quả hoạt động của DNNN chƣa cao làm cho DNNN càng khó có khả năng cạnh tranh đƣợc với các khu vực khác.

Năm là, hệ thống luật pháp Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn quốc tế, gây ra những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp khi không đảm bảo đƣợc những tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào WTO.

Trên đây là những cơ hội và thách thức của khu vực DNNN nói riêng khi tham gia vào WTO. Bắt đầu từ năm 2007, khi các cam kết gia nhập WTO dần đƣợc thực hiện, các DNNN phải nỗ lực cải cách hết mình để có thể tận dụng đƣợc cơ hội, đồng thời hạn chế và vƣợt qua đƣợc những thách thức mà WTO mang lại cho khu vực này để có thể tồn tại và phát triển tốt hơn.

* Diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp và khó dự đoán

Năm 2006 và tiếp tục trong nửa đầu năm 2007, kinh tế thế giới đang có sự tăng trƣởng mạnh mẽ (từ năm 2004 – 2007, GDP tăng bình quân 5%/năm), nhƣng từ nửa cuối năm 2007 và năm 2008 kinh tế thế giới đã phải trải qua những biến động mạnh và đã để lại những hậu quả nặng nề. Đó là tình trạng tăng giá dầu, giá các nguyên liệu đầu vào cùng với tốc độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế đã gây nên áp lực tăng giá và lạm phát (năm 2008, lạm phát trong nền kinh tế thế giới tăng cao và đạt mức cao nhất kể từ cuối thập niên 1990). Ngày 7/11/2007, giá vàng lên tới 848 USD/oz, và lập kỷ lục trên 1.000 đôla một ounce vào 17/3/08, đây là mức cao nhất kể từ năm 1980. Vào ngày 21/11/2007, giá dầu đạt đỉnh 99,29 USD/thùng, sau đó leo lên trên 100 đôla vào 20/2/2008 và lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào 11/07/2008 [16]. Đứng trƣớc tình hình trên, trong những tháng cuối 2007 và đầu năm 2008, hầu hết các nƣớc phải tập trung đƣa ra các giải pháp mạnh mẽ để chống lạm phát do “cơn bão giá “ lan rộng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7, giá dầu bất ngờ lao dốc giảm mạnh do nhu cầu sử dụng dầu tại nhiều quốc gia (đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ) sụt giảm. Cuối năm 2008 giá loại nhiên liệu này chỉ còn khoảng 40 đôla một thùng, mất hơn 100 đôla, tƣơng ứng gần 70%, so với giá trị ban đầu, bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản lƣợng của OPEC. Tỷ lệ lạm phát đã giảm nhanh kể từ tháng 9/2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ và nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Năm 2008, các thị trƣờng chứng khoán trên thế giới suy giảm do các nhà đầu tƣ lo ngại về triển vọng nền kinh tế thế giới.

Khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng không thể không chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng lớn làm sụt giảm đáng kể GDP của Việt Nam. Tác động này khá nặng nề khi quý I năm 2009, GDP chỉ tăng 3.1% so với cùng kỳ năm 2008 Năm 2010, tăng trƣởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,7%, trong khi đó tốc độ lạm phát là 11,78%. Không chỉ có sự sụt giảm trong tốc độ tăng trƣởng GDP mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn tác động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các khu vực trong nền kinh tế: xuất khẩu giảm sút, cán cân thanh toán thâm hụt, lạm phát gia tăng… Trƣớc tình hình đó, hoạt động của khu vực các doang nghiệp, trong đó có các DNNN gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, Chính phủ phải đƣa ra gói giải pháp nhằm kiềm

chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bản thân các doanh nghiệp cũng tìm những con đƣờng riêng cho mình để chống chọi với khủng hoảng - bằng cách khai thác thị trƣờng nội địa vốn rất tiềm năng, đã giúp các doanh nghiệp đứng vững, và phát triển cùng với nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn khi chịu tác động tiêu cực của thiên tai, bất ổn chính trị ở nhiều khu vực…đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lƣợc dài hạn để tiếp tục phát triển và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 40 - 44)