Những biện pháp phát triển DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

1.3 .Phát triển DNNN ở TrungQuốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.1. Thực trạng DNNN Việt Nam sau 20 năm đổi mới kinh tế

2.1.2 Những biện pháp phát triển DNNN

Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách DNNN nhƣ cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi hình thức sở hữu, thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nƣớc.

* Sắp xếp lại DNNN

Đây là một trong số các biện pháp đƣợc áp dụng trong quá trình cải cách DNNN nhằm thu hẹp và trọng tâm phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp này. Số liệu bảng 2.1 chi thấy: Tính đến năm 2005 cả nƣớc đã giao, bán đƣợc 244 doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, hợp nhất đƣợc 676 doanh nghiệp, phá sản 27 doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 110 doanh nghiệp, thành lập mới 19 doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Tình hình sắp xếp DNNN Việt Nam

Đơn vị: doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Trongtổng Giao DN 18 34 50 24 20 146 Bán DN 16 17 24 19 22 98 Sáp nhập 85 83 152 60 15 395 Hợp nhất 34 44 47 7 5 167 Giải thể 22 27 50 25 20 144 Phá sản - 2 4 9 12 27 CĐHTSH - - 14 41 55 110 TL mới - 37 18 12 12 79

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế 2006-2010, NXBLĐXH, 2006 và Kinh tế 2006-2007. Đặc biệt, đối với các DNNN lớn trong những năm 2000, Việt Nam đã giải thể đƣợc 6 TCT nhà nƣớc, thực hiện sáp nhập hợp nhất 8 TCT thành 4 TCT mới

* Cổ phần hóa DNNN

Cổ phần hóa DNNN là việc chuyển DNNN sang tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Biện pháp này đƣợc kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho các DNNN. Cổ phần hóa DNNN đƣợc bắt đầu thí điểm từ năm 1992 - 1996, sau đó mở rộng thí điểm và đẩy mạnh việc thực hiện. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá các DNNN cũng góp phần quan trọng vào việc giảm đáng kể số lƣợng các DNNN 100% vốn nhà nƣớc và việc làm đa dạng hoá chủ sở hữu doanh nghiệp làm cho các doanh nghiệp phần nào hoạt động có hiệu quả hơn. Quá trình cổ phần hoá DNNN đƣợc đẩy mạnh trong giai đoạn 2000 – 2005 (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2. Số DNNN đƣợc cổ phần hoá giai đoạn 2000-2005.

Đơn vị: doanh nghiệp

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

DNNN 5.759 5.355 5.364 4.845 4.596 4.506

DNNNđƣợcCPH 212 204 164 532 753 754

Nguồn: Kinh tế 2006- 2007, trang 28, Thời báo kinh tế Việt Nam.

Từ 2000 - 2005, Việt Nam đã cổ phần hoá đƣợc 2.619 DNNN - đây là giai đoạn CPH đƣợc đẩy mạnh. Trong đó doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông chiếm 66,0%, ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm 27,%, ngành nông lâm, ngƣ nghiệp chiếm 6,4% [27] . Việc đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN đã tạo ra những chuyển biến lớn: cổ phần hoá đã mở rộng sang hầu hết các ngành, lĩnh vực trong cả nền kinh tế, trong đó có cả các lĩnh vực nhƣ y tế, giáo dục; chuyển biến từ việc cổ phần hoá những DNNN nhỏ và vừa, làm ăn thua lỗ sang cổ phần hoá cả những DNNN lớn, làm ăn có lãi; chuyển hƣớng từ cổ phần hoá khép kín, nội bộ sang đấu giá công khai, bán cổ phần ra ngoài để thu hút nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Trƣớc những chuyển biến đó, cổ phần hoá DNNN giai đoạn này đã đƣợc đẩy mạnh, số lƣợng các DNNN đƣợc cổ phần hoá tăng lên rõ rệt so với giai đoạn trƣớc: năm 1995, cả nƣớc chỉ có 3 DNNN đƣợc cổ phần hoá, đến năm 2000 là 212 doanh nghiệp, năm 2005 tăng lên đến 754 doanh nghiệp. Thời gian trung bình để tiến hành cổ phần hoá DNNN cũng giảm xuống (xem hình 2.1)

Hình 2.1. Thời gian trung bình để CPH một DNNN ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê 2005 và mô tả của tác giả

Thời gian cổ phần hoá một DNNN ở Việt Nam đã giảm đi so với giai đoạn trƣớc: năm 1998, để cổ phần hoá một DNNN phải mất gần 3 năm, đến năm 2001 giảm xuống còn khoảng gần 2 năm, năm 2004 chỉ còn hơn 1 năm.

Tuy đã đạt đƣợc một số thành công ban đầu trong việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, nhƣng trong giai đoạn này vẫn chƣa thực hiện đƣợc kế hoạch cổ phần hóa mà Nhà nƣớc đề ra. Các đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần cho thấy sau cổ phần hoá các DNNN đều có kết quả hoạt động cao hơn trƣớc: Vào năm 2004, chƣa đến 4% các DNNN làm ăn thua lỗ, đối với các DN còn lại thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn trung bình là 17%, gấp ba lần so với trƣớc cổ phần hoá.

* Chuyển đổi tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con

Năm 2005, Thủ tƣớng chính phủ cho phép 47 tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc triển khai chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ, công ty con đƣợc thực hiện theo Nghị định số 153/2004/NĐ- CP của Chính phủ (ban hành ngày 9/8/2004) về tổ chức, quản lý và chuyển đổi công ty nhà nƣớc, công ty nhà nƣớc sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trên thực tế, có khá nhiều tổng công ty nhà nƣớc hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con có hiệu quả. Không ít các tổng công ty nhà nƣớc hoạt động theo mô hình này một cách thực chất, không chuyển đổi bằng giải pháp hành chính mà thông qua các biện pháp kinh tế nhƣ đầu tƣ vào doanh nghiệp, cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu…Tuy nhiên trong việc triển khai cũng phát sinh khá nhiều vấn đề nhƣ các công ty chƣa quen với cách điều hành mới,

một số công ty chƣa tuân thủ các điều kiện khách quan, đặc biệt là các điều kiện về liên kết và đầu tƣ chi phối lẫn nhau khi chuyển sang mô hình công ty mẹ con.

* Hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp bao gồm các công ty mẹ các công ty con và các doanh nghiệp liên kết khác với nhiều tầng nấc. Một số tổng công ty lớn ở Việt Nam đã đƣợc thành lập theo mô hình tập đoàn kinh tế nhƣ Tập đoàn bƣu chính viễn thông tin Việt Nam, tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn xi măng Việt Nam, tập đoàn dệt may Việt Nam…Tuy nhiên đây là một mô hình mới đang ở trong quá trình thí điểm ở Việt Nam. Hiện nay, các điều kiện để áp dụng mô hình này ở Việt Nam chƣa đƣợc thuận lợi do đây là một mô hình mới, bên cạnh đó cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế chƣa mang tính hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế. Mặc dù vậy, đây là một hƣớng đổi mới nhằm xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh tầm cỡ khu vực để giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên trƣờng quốc tế khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần. Đến hết tháng 9/2006, cả nƣớc có 105 tập đoàn và tổng công ty Nhà nƣớc. Mô hình này nhằm xây dựng các DNNN có quy mô và hiệu quả hoạt động cao, có thể cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, tiến tới đầu tƣ ra nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)